Phản ứng của động cơ không "nhạy" khi nhấn chân ga, có dấu hiệu hụt hơi... là yếu tố chứng tỏ động cơ mất công suất. Tình trạng này thường xảy ra đối với những chiếc xế có "thâm niên" sử dụng lâu năm hoặc không được chủ nhân chú ý chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ.

Khi động cơ hoạt động, bướm ga mở tỷ lệ tương ứng với lực tác động vào chân ga, đồng thời lượng khí hút, nhiên liệu cũng được chuyển vào buồng đốt với một tỷ lệ phù hợp theo chu kỳ. Xăng và gió là hai yếu tố cần thiết để động cơ sản sinh đủ “sức mạnh” cho bộ máy vận hành. Chỉ cần thiếu một trong hai yếu tố trên, động cơ sẽ yếu.

Động cơ ô tô 'yếu' do đâu?

Động cơ ô tô “yếu” do đâu?





Oto.com.vn xin đưa ra những nguyên nhân khiến động cơ ô tô “yếu” để chủ xe các biện pháp phòng tránh hiệu quả cho chiếc xế yêu của mình.

1. Lọc gió bẩn

Nhiệm vụ của lọc gió là ngăn chặn bụi bẩn lẫn trong không khí loạt vào khoang động cơ, từ đó duy trì độ ổn định và tăng công suất cho động cơ.

Đối với các dòng xe cũ, lọc gió thường đặt sau miếng che bằng nhựa hoặc kim loại. Những model trang bị hệ thống phun xăng điện tử thì lọc gió thường đặt ở vị trí giữa lưới tản nhiệt và động cơ.

Động cơ ô tô 'yếu' do đâu?


Lọc gió quá bẩn dẫn đến việc các hạt bụi lấp đầy các lỗ thông khí bên trong lọc gió, khiến lượng khí cung cấp cho động cơ giảm, làm công suất động cơ giảm theo, xe ngốn nhiều xăng, máy nóng và sản sinh nhiều muội than bám quanh buồng đốt hoặc đầu bugi. Trường hợp lọc gió bị rách hoặc không đảm bảo chất lượng làm cho bụi bẩn lọt qua nhiều, bám ở đầu cảm biến lưu lượng khi nạp, làm giảm độ nhạy, tạo ra sai số trong việc cung ứng nhiên liệu khiến động cơ hoạt động không ổn định.

Các nhà sản xuất ô tô khuyến cáo khách hàng nên thực hiện vệ sinh lọc gió sau khi đi hết 5.000km (hoặc vệ sinh định kỳ 3 -6 tháng/lần), thay mới khi đạt 20.000km. Bên cạnh đó, cần căn cứ vào điều kiện hoạt động thực tế hoặc tình trạng lọc gió ở thời điểm kiểm tra mà đưa ra quyết định thay thế phù hợp. Ở môi trường đường sá nhiều khói bụi cùng với điều kiện thời tiết nóng ẩm như Việt Nam thì chủ xe nên thay lọc gió trước mốc thời gian khuyến cáo của nhà sản xuất và đừng quên vệ sinh sạch sẽ bộ phận này khi thay dầu máy.

Nếu nhận thấy lọc gió bị rách, thủng hoặc bụi kết thành từng mảng, khó vệ sinh thì nên thay mới. Hiện, thị trường lọc gió ô tô rất đa dạng và phân tầng chất lượng nên người dùng hãy tìm đến các cửa hàng chính hãng để tránh mua phải hàng kém chất lượng.

2. Lọc xăng bị tắc

Bộ lọc xăng trên ô tô có vai trò lọc sạch xăng trước khi chúng được dồn vào buồng đốt, giữ lại các tạp chất, cặn bã để động cơ không gặp trục trặc khi vận hành. Do đó, lọc xăng thường bẩn theo thời gian. Việc tạp chất bám nhiều làm tắc nghẽn, làm gián đoán quá trình cung cấp xăng cho động cơ, ảnh hưởng đến khả năng vận hành của chiếc xe.

Động cơ ô tô 'yếu' do đâu?

Lọc xăng bị tắc thường có biểu hiện sau: xe không thể nổ máy, nổ máy không đều, có tiếng gõ lạ ở đầu máy hoặc tiếng nổ bên ngoài động cơ, động cơ “ăn” nhiều xăng…


Mỗi khi ô tô bị tắc ghẽn lọc xăng hoặc bất ngờ ngừng chạy, người dùng phải kiểm tra tất toàn diện bộ máy vận hành để tìm nguyên nhân, rất tốn kém thời gian và tiền bạc. Để phòng tránh hiện tượng trên, chủ xe nên thay mới lọc xăng 2 năm/lần, hoặc thay khi xe đã đi được 50.000km. Khi lọc xăng bị tắc nghẽn, tốt nhất nên đưa xe đến garage uy tín để khắc phục, hạn chế những rủi ro làm hao tốn thêm tiền bạc.

3. Bơm xăng mòn hoặc bộ điều chỉnh áp suất rò rỉ

ECU căn cứ vào thời gian đóng mở kim phun để kiểm soát lượng xăng. Hệ thống này duy trì áp suất nhiên liệu ổn định ở mức 2,0-5,8 atm bằng việc bơm liên tục bơm nhiên liệu vào bộ điều chỉnh áp suất. Do đó, áp suất thấp sẽ khiến lượng xăng đẩy vào buồng đốt không đủ lượng cần thiết.

Động cơ ô tô 'yếu' do đâu?

Bơm nhiên liệu là bộ phận rất ít khi hỏng hóc, trung bình mỗi bơm hoạt động tốt trong thời gian 6 năm. Vì không biết điều này nên không ít chủ xe bị “thay oan”. Áp suất nhiên liệu vẫn không cải thiện ngay cả khi đã thay lọc xăng, nhân viên sửa chữa thường kết luận do bơm bị lỗi và khuyên chủ xe thay mới. Tuy nhiên, đôi khi bộ phận cần xem xét chính là bộ điều áp rò rỉ hoặc do nhiên liệu bị đẩy ngược lại bình chứa và không tạo ra áp suất nhiên liệu.

Áp suất phun hoạt động bình thường nhưng lượng nhiên liệu đẩy vào buồng đốt không đủ là do cảm biến áp suất không khí tuyệt đối (MAP) hoặc cảm biến lưu lượng không khí (MAF) không phản ứng kịp, truyền sai tín hiệu, thời gian mở kim phin trên hệ thống ECU bị rút ngắn.

4. Điện cực bu-gi mòn

Một chu trình cháy hoàn hảo cần bu-gi tạo ra tia lửa khỏe, đúng thời điểm để đảm bảo áp suất cháy đạt mức lớn nhất khi pít-tông đang ở điểm chết trên. Bu-gi bị mòn, nới rộng khoảng cách giữa hai điện cực, hỗn hợp hòa khí cháy không hiệu quả khiến công suất giảm. Để khắc phục “bệnh” này, chủ xe nên đưa xe đến gara nhờ đến những người thợ sửa nhiều kinh nghiệm bởi việc điều chỉnh khe hở giữa hai điện cực cần tuân thủ theo khuyến cáo riêng của từng loại xe khác nhau.

5. Tỷ số nén thấp

Động cơ ô tô 'yếu' do đâu?

Những chiếc xe không thay dầu đúng hạn hoặc có thâm niên hoạt động lâu năm thường gặp vấn đề về tỷ số nén. Mỗi một chu kỳ cháy giãn nở sẽ đẩy khí áp suất cao lọt qua lỗ giữa xu-pap và đế  hoặc giữa pít-tông và xi-lanh để triệt tiêu áp suất nén ở pít-tông. Bu-gi trong buồng đốt thường có thể bị bẩn do dầu. Lỗi này thường khiến chủ xe phải chi nhiều tiền đại tu. Muốn tìm ra nguyên nhân cụ thể cần thực hiện bơm khí nén vào buồng đốt thông qua cổng lắp bu-gi, sau đó đo mức sụt áp trong kỳ nén (các van trong hệ thống phân phối khí đều nóng).

6. Tắc đường ống xả

Hệ thống ống xả trên xe gồm: ống dẫn thoát khí thải, cụm ống dẫn khí thải, bộ chuyển đổi xúc tác, cảm biến o-xy và bộ phận giảm thanh. Nguyên nhân tắc đường ống xả thường bắt nguồn từ bộ chuyển đổi xúc tác hay cụm ống dẫn khí thải. Bộ chuyển đổi xúc tác có vai trò hạn chế lượng khí độc thải ra môi trường. Nhưng qua thời gian dài khiến nó làm tắc ống xả. Khí thải ùn ứ bên trong đường ống, động cơ mất nhiều năng lượng để đẩy chúng ra ngoài. Áp suất xả lớn khiến lượng khí nạp giảm làm hạn chế công suất.

Australia travel news, Australia travel guides, Australia holiday destinations and Australia reviews Du lịch nhật bản, hướng dẫn du lịch Nhật và đánh giá địa điểm Nhật Bản Japan travel news, japan travel guides, japan holiday destinations and japan reviews

TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất