Đối với những ai đang sở hữu một chiếc xe hơi thì việc độ bodykit (*) không quá xa lạ. Bạn có thể nhờ các nhân viên kỹ thuật về ô tô nhưng chi phí sẽ khá cao. Tuy nhiên, dù chưa từng thay đổi body kit, bạn vẫn có thể tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc bằng việc tự học hỏi kinh nghiệm từ những chuyên gia kinh nghiệm về xe hơi.

(*) Body kit là một tập hợp của những phụ kiện ngoại thất giúp có thể thay đổi hình thức, kiểu dáng bên ngoài của xe ô tô.





Dưới đây là một vài hướng dẫn cơ bản trong việc độ bodykit giúp bạn hoàn toàn có thể tự tay thực hiện.

Độ bodykit tại nhà, tại sao không?

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các phụ tùng cần thiết của bodykit theo như chỉ dẫn. Chỉ khi nào bạn chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ thì công việc mới được tiến hành suôn sẻ.

Độ bodykit tại nhà, tại sao không?

Bước 2: Sơn cản trước/sau của xe. Thực hiện bước này trong trường hợp bạn không có ý định sơn lại toàn bộ xe sau khi tiến hành lắp đặt lại bodykit.

Độ bodykit tại nhà, tại sao không?


Bước 3: Tiến hành vệ sinh, làm sạch bề mặt vị trí lắp đặt bộ bodykit. Đổ một ít chất tẩy dầu mỡ và hóa chất tẩy rửa loại nhẹ vào khăn giấy, sau đó chà trên các bề mặt này. Tránh việc để các khăn giấy này quá lâu trên xe vì nó có thể gây hại cho lớp sơn xe ô tô.

Độ bodykit tại nhà, tại sao không?

Bước 4: Bôi một lớp mỏng chất xúc tác dính bám lên bề mặt. Điều này sẽ giúp các chất kết dính có thể dính vào sơn của xe và giữ cho body kit cố định. Sử dụng một tấm vải không bụi để bọc trên toàn bộ diện tích bề mặt nơi mà bạn sẽ thoa lớp xúc tác dính bám.

– Lặp lại các bước trên mỗi khi bạn gỡ bỏ một trong những bộ phận sau: cản trước, cánh gió hai bên và cản sau.

Đối với cản trước

Độ bodykit tại nhà, tại sao không?

Bước 1: Tháo rời cản cũ của nhà sản xuất và giữ các phần cứng thật cẩn thận để sử dụng sau đó. Bạn nên chèn thêm styrofoam (một loại nhựa mềm, nhẹ, thường màu trắng, dùng để giữ nhiệt) nếu thanh cản mới không khớp.

Độ bodykit tại nhà, tại sao không?

Bước 2: Hãy chắc chắn rằng bộ cản trước phải được lắp đặt vào đúng vào từng vị trí. Thực hiện bất kì điều chỉnh cần thiết nào bằng việc phun cát hay mài giũa cẩn thận.

Độ bodykit tại nhà, tại sao không?


Bước 3: Sử dụng các phần cứng để lắp đặt bodykit mới. Có thể đặt cản của nhà sản xuất trước cản mới để bạn khoan các lỗ khoan chính xác hơn.

Đối với cánh gió hai bên

Độ bodykit tại nhà, tại sao không?

Bước 1: Điều chỉnh các cánh gió mới để đảm bảo chúng được lắp vào đúng cách. Có thể làm bóng bề mặt bằng việc phun cát hay chà xát giấy nhám nếu cần thiết.

Độ bodykit tại nhà, tại sao không?

Bước 2: Sử dụng một chiếc bút chì dầu (loại có thể viết được trên kính, nhựa, kim loại hay giấy ảnh) và đánh dấu vào nơi mà body kit sẽ được thay đổi

Độ bodykit tại nhà, tại sao không?

Bước 3: Ước tính độ dài một dải băng dính hai mặt sẽ được dán dọc theo mặt dưới của xe, sau đó dán cẩn thận. Hãy chắc chắn rằng dải băng dính này phải thẳng và không bị nhăn nhúm trên bất kì phần nào.

Độ bodykit tại nhà, tại sao không?

Bước 4: Tiến hành lắp đặt cánh gió bên của xe. Hãy kéo phần nhựa dẻo ra khi mà bodykit đã được lắp đặt đúng cách. Có thể kiểm tra bằng cách nhấn cánh gió xuống để thấy rằng nó đã được cố định.Trong trường hợp các ốc vít không khớp nhau, bạn cần tự mình khoan và sau đó sử dụng tuốc nơ vít để cố định ốc vít.

Đối với cản sau: Các bước thực hiện là giống hệt với thanh cản trước.

Độ bodykit tại nhà, tại sao không?

Bước 1: Giống như đối với cản trước, bạn cũng tháo rời cản sau của nhà sản xuất và giữ các phần cứng cẩn thận để sử dụng sau. Tiếp đến, chèn styrofoam nếu thanh cản mới không khớp.

Độ bodykit tại nhà, tại sao không?

Bước 2: Ướm thử bộ thanh cản sau mới lên sẽ giúp bạn có thể lắp đặt đúng cách nhất. Nếu phụ tùng mới chưa khớp, vẫn có thể phun cát hay sử dụng giấy nhám để chà xát đến khi bạn cảm thấy phù hợp.

Độ bodykit tại nhà, tại sao không?

Bước 3: Sử dụng cản sau của nhà sản xuất làm mẫu, sau đó khoan các lỗ mới vào bộ bodykit mới dành cho cản sau và lắp nó vào xe cùng với các phần cứng.

Video hướng dẫn độ bodykit cho xe ô tô:

Độ bodykit tại nhà, tại sao không?

 


TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất