Những chi tiết nhỏ dễ bị lãng quên dưới đây có thể gây rắc rối và nguy hiểm cho người dùng ô tô nếu không được bảo dưỡng thường xuyên.

Khóa nắp capo

Khóa nắp capo ô tô chia làm hai phần riêng biệt gồm chốt chính và chốt phụ. Có tác dụng khóa và cố định nắp capo xe, đây là chi tiết “nhỏ nhưng có võ” mà nhiều tài xế bỏ qua. Phải đến khi bộ khóa này bị mài mòn và hoàn toàn mất tác dụng, khiến việc đóng mở nắp ca pô trở nên khó khăn và phiền toái, người lái xe mới nghĩ đến chuyện đi thay mới. Thói quen này là vô cùng nguy hiểm. Đã có những trường hợp khi xe chạy trên cao tốc hay đường hiểm trở, khóa bật ra khiến nắp capo rơi ra ngoài hoặc bay lên cao gây tai nạn.

Điểm mặt những chi tiết nhỏ dễ bị lãng quên khi bảo dưỡng ô tô
Khóa nắp ca pô có tác dụng cố định nắp capo xe, đảm bảo an toàn

Cần gạt mưa





Chỉ là một bộ phận đơn giản, nhưng cần gạt nước lại đóng vai trò hết sức quan trọng giúp đảm bảo tầm nhìn và vận hành an toàn. Sau một thời gian sử dụng, khả năng gạt nước của cần gạt sẽ dần mất đi tính linh hoạt như ban đầu. Hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng sẽ diễn ra nhanh hơn vào mùa mưa do cần gạt nước là bộ phận phải hoạt động với công suất lớn hơn, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hóa chất cọ rửa, nước mưa và bụi bẩn.

Đặc biệt là với phần lưỡi cao su – vị trí dễ bị mài mòn nhất. Những chiếc xe thường xuyên đỗ ngoài trời dưới ánh nắng, tác động của nhiệt độ cũng sẽ làm cứng và rạn nứt cao su. Nếu không được bảo dưỡng và thay thế kịp thời, những chiếc cần gạt mưa sẽ “phản chủ” vào lúc bạn cần chúng nhất để đảm bảo kính lái không bị xước, ố bẩn và giảm tầm nhìn.

Chốt khóa cửa

Cửa xe ô tô là bộ phận ngăn cách tài xế và nội thất trong xe với không gian bên ngoài. Chính vì thế, khóa cửa cũng là bộ phận tiếp xúc với nhiều vấn đề từ môi trường bên ngoài nhất. Như độ ẩm, nước mua, bụi bẩn… lâu ngày có thể dẫn tới bị kẹt. Nhiều lái xe thường ra sức đóng mở mạnh tay khi thấy trường hợp này xảy ra mà không nghĩ tới việc bảo dưỡng để khắc phục.

Điểm mặt những chi tiết nhỏ dễ bị lãng quên khi bảo dưỡng ô tô
Khóa cửa là bộ phận tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều nhất

Ghế ngồi


Do chất liệu dễ hút ẩm và bụi khiến ghế ngồi là một trong những bộ phận dễ xuống cấp nhất trên xe ô tô nhưng lại thường bị bỏ qua. Với các loại ghế có thiết kế nhiều rãnh và đường may nhỏ, chúng ta nên dành thời gian quan tâm hơn bằng cách sử dụng bàn chải mềm hoặc máy hút bụi. Trường hợp ghế ô tô bọc vải thì nên dùng dụng dịch vệ sinh để làm sạch và khử mùi hiệu quả hơn. Đặc biệt, hiện nay một số loại ghế còn được tích hợp các tính năng hiện đại như chỉnh điện, sấy điện. Nếu hệ thống này gặp vấn đề sẽ gây ra cả các hỏng hóc khác trên xe mà bạn không lường trước được. Những chi tiết này nên được quan tâm và bảo dưỡng bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.

Cần anten

Các loại ô tô đời cũ thường được trang bị một chiếc anten ở vị trí mép ca pô với xe SUV và ở mép cốp với xe sedan. Nhiệm vụ của chiếc anten này là thu sóng radio. Các loại cần ăng-ten dạng ống khớp rút, do được lắp đặt ở ngoài thân xe thường xuyên tiếp xúc với nắng mưa nên rất dễ xảy ra gỉ sét và có hiện tượng kẹt khi cần sử dụng. Chính vì thế, đây cũng là một trong những chi tiết cần được quan tâm và bôi trơn thường xuyên.

Điểm mặt những chi tiết nhỏ dễ bị lãng quên khi bảo dưỡng ô tô
Nhiệm vụ của cần anten ô tô là thu sóng radio

Bản lề cửa

Bản lề của của xe ô tô có nhiều khác biệt với các loại cửa thông thường, vì thường được lót thêm một lớp kim loại hoặc nhựa. Chính vì thế, nếu không được bảo dưỡng và bôi trơn thường xuyên, dưới tác động của độ ẩm và bụi bẩn sẽ khiến bản lề cửa ô tô bị kẹt, phát ra tiếng kêu khó chịu khi đóng cửa. Lâu dần còn gây xệ cửa xe rất mất thẩm mỹ. Do đó, nếu bản lề kính cường lực lâu ngày không được bôi trơn, tra dầu hao mòn, nên khắc phục ngay bằng cách tra thêm dầu nhớt hoặc gia cố thêm các chi tiết hỗ trợ.

Nước làm mát động cơ

Trong quá trình làm việc của động cơ, khi nhiên liệu cháy trong xilanh động cơ có một lượng nhiệt lớn tỏa ra. Nếu cơ chế làm mát không được đảm bảo thì các chi tiết sẽ dẫn đến động cơ bị quá nhiệt và giảm tuổi thọ. Thậm chí gây cháy kích nổ ở động cơ xăng. Như vậy, chất lượng nước làm mát sẽ ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của hệ thống xe. Vì thế, đừng quên cung cấp nước thường xuyên cho hệ thống làm mát xe bạn.

Điểm mặt những chi tiết nhỏ dễ bị lãng quên khi bảo dưỡng ô tô
Chất lượng nước làm mát sẽ ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của hệ thống xe

Dây curoa

Dây curoa trong xe ô tô chia làm hai loại: dây cuaroa động cơ và dây curoa cam có vai trò điều phối hoạt động của các bộ phận bên ngoài và bên trong động cơ. Các chuyên gia thường tư vấn về thời gian thay dây curoa tốt nhất nên vào khoảng 80.000km đến 120.000km. Mặc dù, từng ấy thời gian, nhiều dây curoa động cơ vẫn chưa có dấu hiệu xuống cấp nhưng để đảm bảo an toàn, bạn nên để ý bảo dưỡng và thay mới bộ phận này.

Điểm mặt những chi tiết nhỏ dễ bị lãng quên khi bảo dưỡng ô tô
Dây curoa có vai trò điều phối hoạt động của các bộ phận bên ngoài và bên trong động cơ

Lọc gió


Cũng là một trong những bộ phận có tỷ lệ bị “bỏ quên” cao khi bảo dưỡng, lọc gió được coi như lá phổi của xe, giúp đảm bảo chất lượng không khí cung cấp cho động cơ. Bên cạnh lọc nhiên liệu, lọc gió có ảnh hưởng đến công suất, tiêu hao nhiên liệu của xe. Lọc gió bẩn là nguyên nhân khiến các hạt bụi lấp đầy các lỗ thông khí của lọc, làm giảm lưu lượng khí cần cung cấp cho động cơ, dẫn đến các lỗi như làm giảm công suất động cơ, xe tốn xăng và nóng máy, tạo muội than trong buồng đốt và đầu bugi. Tùy từng mẫu xe mà nên cân nhắc thời điểm thay lọc gió. Yếu tố môi trường và số kilomet đi được tính từ lần thay gần nhất để đảm bảo chi tiết này hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Điểm mặt những chi tiết nhỏ dễ bị lãng quên khi bảo dưỡng ô tô
Lọc gió được coi như lá phổi của xe ô tô

Dây an toàn

Dây an toàn ở các vị trí ghế ngồi là bộ phận thường xuyên được sử dụng nhằm bảo vệ người lái, hành khách trên xe. Do chất liệu và tần suất tiếp xúc nên đây là chi tiết rất dễ bám bẩn, ẩm mốc sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều chủ xe bỏ thời gian, công sức làm vệ sinh khoang nội thất nhưng ít khi để ý đến việc làm sạch dây an toàn. Tình trạng này kéo dài rất dễ gây các bệnh ngoài da và tạo mùi khó chịu cho nội thất xế hộp của bạn. Để vệ sinh dây an toàn rất đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng chất tẩy rửa thông thường và dùng bàn chải làm sạch các vết ố bẩn bám trên dây. Cũng không cần chà xát quá mạnh tay có thể làm dây bị xù hay phai màu.

Điểm mặt những chi tiết nhỏ dễ bị lãng quên khi bảo dưỡng ô tô
Dây an toàn được sử dụng nhằm bảo vệ người lái, hành khách trên xe

Các khe cửa gió của hệ thống điều hòa

Do cấu tạo phức tạp, khó lau chùi nên các khe cửa gió của hệ thống điều hòa cũng là một trong những chi tiết thường bị bỏ qua khi bảo dưỡng. Tuy nhiên, nếu không được vệ sinh thương xuyên, hơi ẩm đọng lại trên khe gió rất dễ sinh nấm mốc, vi khuẩn và gây mùi khó chịu trong khoang nội thất, qua đó có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ người ngồi trong xe.

Điểm mặt những chi tiết nhỏ dễ bị lãng quên khi bảo dưỡng ô tô
Do cấu tạo phức tạp nên các khe cửa gió của hệ thống điều hòa thường bị bỏ qua khi bảo dưỡng

Vì vậy, bên cạnh việc bảo dưỡng hệ thống lọc gió theo định kỳ, bạn cũng nên thường xuyên dùng khăn lau sạch các vị trí cửa gió điều hoà trên xe. Để loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn có hại cho sức khỏe, có thể dùng xịt các loạt dung dịch diệt khuẩn, khử mùi chuyên dụng.

Gioăng cao su trên khung cửa xe

Gioăng cao su trên các khung cửa xe có tác dụng chống ồn, cách âm, ngăn các bụi bẩn, gió, nước mưa lọt vào bên trong xe qua các kẽ hở ở chân kính, cánh cửa ô tô… Chính vì thế, lâu dần sẽ dễ bám bụi, chất bẩn đọng lại rất khó nhận ra, gây nên tình trạng rạn nứt làm giảm hiệu quả. Vì vậy, người dùng ô tô nên chú ý vệ sinh cả những chi tiết nên khi bảo dưỡng cửa xe.

Điểm mặt những chi tiết nhỏ dễ bị lãng quên khi bảo dưỡng ô tô
Gioăng cao su trên các khung cửa xe có tác dụng chống ồn, cách âm, ngăn các bụi bẩn, gió, nước mưa

Khe để cốc

Các khe hở trong xe luôn là vị trí chính gây ra các mùi khó chịu nhất. Khe để cốc cũng là vị trí dễ bẩn nhất do nước rớt hay đồ ăn rớt ra ngoài và lọt vào mà chúng ta không dễ dàng nhận ra ngay. Tốt nhất là hãy để ý và vệ sinh vị trí này thường xuyên bằng khăn lau để tránh các vết bẩn lưu lại quá lâu.

Điểm mặt những chi tiết nhỏ dễ bị lãng quên khi bảo dưỡng ô tô
Khe để cốc là vị trí chính gây ra các mùi khó chịu nhất

Trần xe

Là một phần nội thất bên trong ô tô nhưng trần xe lại ít được quan tâm như sàn xe. Nhất là khi được bọc bởi nhiều chất liệu dễ hút ẩm và bụi, sau một thời gian dàu không được vệ sinh và bảo dưỡng, trần xe rất dễ trở thành nơi cư trú của nấm mốc, vi khuẩn, gây ra mùi hôi khó chịu trong ô tô của bạn. Vệ sinh và bảo dưỡng trần xe ô tô là việc bạn có thể làm tại nhà và thường xuyên giúp nội thất ô tô luôn sạch sẽ, sang trọng. Có thể dùng khăn khô lau bụi bám trên trần xe hoặc dùng dung dịch tẩy rửa xịt làm khử mùi. Tuy nhiên, không nên sử dụng các chất lỏng có khả năng tẩy quá mạnh hoặc máy hút bụi công suất cao để tránh xệ trần và bong tróc.

Sàn xe dưới thảm chân

Khi làm sạch không gian xe chúng ta thưởng có chỉ hút bụi và vệ sinh trên bề mặt xe mà quên mất vị trí dưới thảm. Đây là nơi chứa nhiều bụi bẩn và là nguyên nhân chính gây mùi hôi khó chịu trên xe. Vì vậy, khi đem xe ô tô đi bảo dưỡng và vệ sinh bạn đừng bỏ qua vị trí quan trọng này

Điểm mặt những chi tiết nhỏ dễ bị lãng quên khi bảo dưỡng ô tô
Sàn xe dưới thảm chân là nơi chứa nhiều bụi bẩn và gây mùi hôi khó chịu trên xe

Mỗi chi tiết nhỏ trên xe đều có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thoải mái của người lái xe. Những chiếc xế hộp càng gắn bó với chúng ta lâu ngày, trở thành người đồng hành thân thiết thì càng nên được chăm sóc kĩ càng hơn. Việc vệ sinh và bảo dưỡng những chi tiết kể trên hoàn toàn không quá phức tạp. Hãy xem đó chút vận động nhẹ nhàng sau những giờ làm việc căng thẳng đồng thời là cách thể hiện tình yêu với chiếc xe của mình.

Việt Tú

Australia travel news, Australia travel guides, Australia holiday destinations and Australia reviews Du lịch nhật bản, hướng dẫn du lịch Nhật và đánh giá địa điểm Nhật Bản Japan travel news, japan travel guides, japan holiday destinations and japan reviews

TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất