Đèn pha ố vàng là hiện trạng thường xuyên xảy ra trên phương tiện. Biện pháp khắc phục ngắn hạn và dài hạn đều không phức tạp để giải quyết hiện tượng đèn pha bị ố vàng.

Đèn pha ố vàng và cách khắc phục

Đèn pha ố vàng và cách khắc phục

Theo kinh nghiệm ô tô, việc đèn pha ố vàng ẩn chứa nhiều nguy hiểm kèm theo tình trạng thẩm mỹ xe suy giảm. Nhìn chung, đèn pha là một trong những yếu tố quan trọng của ôtô. Nhờ bóng đèn được bảo vệ bằng ống kính polycarbonate, người dùng sẽ có tầm nhìn rõ ràng khi lái xe vào ban đêm, cũng như tránh bị va chạm bởi các phương tiện đang tới. Vì vậy, giữ cho đèn pha trong suốt và sạch sẽ là một yếu tố gia tăng sự an toàn. Nhựa polycarbonate trên đèn pha đã có từ những năm 1980. Đây là một loại nhựa khó vỡ và trở thành sự thay thế tuyệt vời cho đèn pha thủy tinh. Mặc dù vậy, nhược điểm là polycarbonate dễ bị tổn thương bởi tia UV và điều kiện thời tiết.

I. Nguyên nhân khiến đèn pha xe bị ố vàng?

Đèn pha ố vàng và cách khắc phục






Khi không được chăm sóc đúng cách, nhựa đèn pha sẽ chuyển sang màu vàng, mờ đi và cản trở ánh sáng phát ra từ bóng đèn. Nếu xe của bạn có đèn pha ngả màu vàng, có lẽ bạn đã không làm sạch đèn một cách thích hợp. Việc rửa xe thường xuyên không đảm bảo rằng đèn pha sẽ sáng rõ ràng về lâu dài. Đó là vì màu ố vàng là kết quả của việc tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV), bụi bẩn, ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác mà xe gặp trên đường hoặc đơn giản là do nơi đỗ xe không có mái che, để xe và đèn tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp trong thời gian dài.

II. Biện pháp khắc phục ngắn hạn và dài hạn

Có hai giải pháp phổ biến nhất trong việc làm cho đèn pha trông sáng sủa và rõ ràng. Bạn không cần thứ gì phức tạp mà chỉ là kem đánh răng với sáp đánh bóng xe (car wax) hoặc thông qua việc chà nhám. Tùy vào một số điều kiện và trường hợp nhất định sẽ cần đến phương pháp khắc phục nhanh chóng hoặc lâu dài hơn.

1. Ngắn hạn

Đèn pha ố vàng làm sạch đơn giản bằng kem đánh răng



Kem đánh răng không chỉ có tác dụng làm sạch răng mà còn có thể làm sạch cả nhựa polycarbonate. Đây được xem là giải pháp nhanh chóng tẩy vết ố vàng trên đèn pha. Kem đánh răng có hóa chất loại bỏ mảng bám và được khuyên dùng vì hoạt động tốt trong việc xử lý quá trình oxy hóa của đèn pha. Làm sạch đèn pha bằng kem đánh răng rất đơn giản, bạn chỉ cần thêm miếng rửa chén bát, giẻ sạch, và sáp đánh bóng. Những gì bạn cần làm là cho một lượng kem đánh răng vào miếng rửa chén bát và sau đó chà trực tiếp lên bề mặt của vỏ đèn bằng nhựa polycarbonate.

Đèn pha ố vàng làm sạch đơn giản bằng kem đánh răng tiện lợi nhưng tác dụng ngắn

Hãy nhớ lau theo hình tròn một cách chậm rãi để có kết quả tốt nhất. Rửa với nước sạch và lau khô bằng giẻ sạch. Bôi sáp sau đó đánh bóng để có đèn pha trong suốt như mới. Cách này có thể chỉ có tác dụng được 2 đến 4 tháng.

2. Dài hạn

Đèn pha ố vàng khắc phục dài hạn bằng giấy nhám đánh bóng

Theo kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô, nếu muốn đèn pha sạch và sáng rõ về lâu dài, hãy chọn giải pháp chà nhám. Giấy nhám nghe có vẻ quá mức cần thiết để làm sạch đèn pha nhưng phương pháp này là tốt nhất nếu bạn muốn có kết quả lâu dài. Bạn sẽ cần giấy nhám, nước sạch, cồn, dung dịch phủ bóng (clear coat) để chống tia UV và khăn khô. Đầu tiên, hãy làm ướt đèn pha bằng nước sạch và làm ướt cả giấy nhám. Đánh bóng đèn pha theo vòng tròn nhỏ, từng phần cho đến khi bạn xong toàn bộ khu vực đèn.

Đèn pha ố vàng wax bóng sau khắc phục

Bạn có thể lặp lại quá trình này hai đến ba lần để đảm bảo không bỏ lỡ vị trí nào. Trong toàn bộ quá trình chà nhám, hãy phun một lượng nước vừa phải. Sau đó, rửa sạch và lau khô bằng khăn sạch. Khi đèn khô hoàn toàn, hãy làm sạch bằng cồn và lau sạch bằng khăn giấy để đảm bảo nó không có bụi trước khi phủ lớp dung dịch chống tia UV. Điều tiếp theo bạn cần làm là che khu vực xung quanh đèn pha. Xịt dung dịch phủ bóng tạo thành một lớp phủ rõ ràng và để khô trong một ngày. Chỉ rửa xe bằng nước thông thường sẽ không đảm bảo cho đèn pha giữ được độ sáng lâu dài. Do đó, cần phải tạo ra lớp phủ ngăn tia UV tác động vào đèn. Điều này nên làm mỗi khi bạn rửa xe xong.


TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất