Khi nó lần đầu tiên được trình làng tại Tokyo Motor Show vào cuối năm 1970, Suzuki GT750 đã gây ra một làn sóng quan tâm đáng kể, thị trường xe mô tô phân khối lớn lúc đó là “sân chơi riêng” của các nhà sản xuất xe 2 bánh lớn của châu Âu & Mỹ, nhưng người Nhật đã chứng minh rằng họ có khả năng bắt kịp những ông lớn kia. Và “hiện tượng” đáng chú ý đầu tiên của người Nhật trong cuộc đua này, đồng thời gần như chiếm lĩnh thị trường xe mô tô phân khối lớn chính là chiếc Honda CB750 huyền thoại.
Mẫu xe hoàn toàn mới này của Honda không có khả năng xử lý đỉnh cao như các mẫu xe của Ducati, Norton, MV Agusta và Triumph… nhưng nó có hệ thống đề, động cơ đáng tin cậy, phanh đĩa trước và không bị rò rỉ dầu động cơ… Đối với nhiều khách hàng thì điều này quan trọng hơn những thứ khác.
Quảng cáo
Trong khi các nhà sản xuất xe mô tô lớn khác của Nhật Bản đua nhau phát triển các phiên bản tương đồng với chiếc CB750 của riêng họ thì Suzuki đã chọn đi theo một hướng khác, đó chính là chế tạo ra những mẫu xe UJM (Universal Japanese Motorcycle) nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng xe mô tô phân khối lớn trên toàn cầu.
Thay vì sử dụng động cơ OHC 4 xi-lanh thẳng hàng như phần còn lại của gói UJM, Suzuki đã chọn sử dụng động cơ 2 thì T500 với 2 xi-lanh song song và ghép thêm một xi-lanh bên cạnh. Điều này tạo ra một động cơ 2 thì đặc biệt với 3 xi-lanh thẳng hàng, dung tích 739cc và đủ sức mạnh để cạnh tranh cùng các đối thủ của nó.
Tất nhiên, vào thời điểm đầu những năm 1970, người ta vẫn chưa biết rằng động cơ 2 thì sẽ sớm kết thúc thời hoàng kim của nó và lúc đó thì nhiều nhà sản xuất xe 2 bánh vẫn đang đặt cược lớn vào công nghệ động cơ 2 thì.
Khi được ra mắt công chúng vào năm 1971, Suzuki GT750 được bán trên thị trường như một chiếc xe mô tô thể thao cỡ lớn, nó được đặt tên là “Le Mans” ở Hoa Kỳ và Canada nhưng nó nhanh chóng có được những biệt danh bao gồm “Kettle” ở Anh, “Water Bottle” ở Úc, và có lẽ chế nhạo nhất có lẽ là “Water Buffalo” ở một số nơi tại Hoa Kỳ.
Những biệt danh này phần nào đó đều liên quan đến chiếc động cơ làm mát bằng chất lỏng, thứ mà một số người ở Anh cho rằng nó trông giống như một chiếc ấm đun nước – “Kettle”. Biệt danh “Water Buffalo” của Mỹ là đề cập đến cả hệ thống làm mát bằng chất lỏng và trọng lượng thực tế của nó, hơn 227kg.
Các đánh giá về Suzuki GT750 khi nó được ra mắt có phần trái chiều với nhau. GT750 là mẫu xe mang lại trải nghiệm tốt cho các đi tour xa, tuy nhiên nó quá nặng và khá cồng kềnh để trở thành một mẫu xe hiệu suất cao, thể thao thực sự. và đó cũng là điều mà hầu hết mọi người mong đợi từ nó.
Có ý kiến cho rằng Suzuki đã đặt tên nó là “GT”, tượng trưng cho “Grand Tourer”, để cho mọi người biết nó là loại xe nào, nhưng vì kích thước động cơ của nó mà mọi người lại mong đợi nó là một chiếc mô tô khác biệt so với phần còn lại.
Quảng cáo
Hôm nay chúng ta cùng nhìn lại chiếc Suzuki GT750 này, nó như là một chiếc superbike độc lạ đến từ Nhật Bản từ những năm 1970. Nó chưa bao giờ trở nên phổ biến như các đối thủ của nó, nhưng những người chủ hiện đại luôn thề “trung thành” với nó và GT750 luôn là điểm nhấn tại các sự kiện trưng bày mô tô cổ điển.
Mẫu xe bạn thấy ở đây là chiếc Suzuki GT750 phiên bản sản xuất vào năm 1972, đây chỉ là năm sản xuất thứ hai và nó mang một trong những màu sơn đặc biệt & bắt mắt nhất thời đó – California Burgundy.
Chiếc Suzuki GT750 này có hình dạng tổng thể khá đẹp, rất nhiều chiếc GT750 đã được chủ nhân của chúng độ lại, nên việc tìm thấy một chiếc đang trong tình trạng nguyên bản thực sự là rất quý hiếm.
Theo Silodrom