Bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào ở hệ thống phanh xe đều cần được các chủ xe lưu ý và xử lý ngay lập tức.

Phanh xe ô tô là bộ phận phải chịu rất nhiều áp lực bởi ma sát cường độ cao và nhiệt lớn. Có rất nhiều các trục trặc có thể phát sinh ở hệ thống phanh mà chủ xe không thể quan sát được bằng mắt thường. Do vậy, trong quá trình điều khiển xe, người lái nên đặc biệt lưu tâm đến mọi dấu hiệu bất thường ở hệ thống phanh để kịp thời sửa chữa, giúp cho chuyến đi an toàn và hiệu quả. Dưới đây là 8 dấu hiệu “báo trước” các lỗi hỏng ở phanh xe và một vài biện pháp khắc phục đơn giản mà các chủ xe có thể áp dụng.

Hệ thống phanh hoạt động không ổn định





Lỗi hỏng này có thể chia làm 2 trạng thái khác nhau:

Lực phanh xuất hiện không đều đặn

Thông thường, khi nhấn phanh, lực phanh phải xuất hiện đều đặn, ổn định và giúp xe giảm dần dần tốc độ một cách an toàn (không tính trường hợp phanh gấp). Nếu xuất hiện tình huống người sử dụng nhấn chân phanh thời gian dài, mà lực phanh chỉ xuất hiện vài giây rồi biến mất. Chu kỳ như vậy cứ lặp đi lặp lại thì có thể là má phanh, hoặc đĩa phanh đã bị mài mòn hoặc hỏng hóc, không thể tiếp tục sử dụng.

Dấu hiệu nhận biết phanh xe ô tô đang gặp vấn đề và cách khắc phục
Cần thường xuyên kiểm tra và thay mới má phanh ô tô

Để khắc phục lỗi trên, chủ xe nên tiến hành thay má phanh hoặc đĩa phanh. Tuy nhiên, chủ xe cần lưu ý thay đồng bộ cả má hoặc đĩa phanh phía trước và phía sau. Nên tránh trường hợp chỉ thay một phần khiến xe bị lệnh khi phanh và gây nguy hiểm cho người trong xe.


Lỗi lực phanh không đều này thường sẽ xuất hiện trong thời gian dài. Ban đầu, nó không gây ra tác hại nhiều, mà chỉ mang đến cảm giác khó chịu cho người điều khiển xe. Tuy nhiên, nếu không được khắc phục kịp thời thì về lâu dài, xe có thể mất hẳn phanh và sẽ rất nguy hiểm cho người lái. Vì vậy, nếu phát hiện phanh có trục trặc, chủ xe cần nhanh chóng khắc phục và sửa chữa ngay để bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình.

Phanh hết cỡ nhưng xe không dừng hoặc dừng rất chậm

Trong quá trình điều khiển xe, nếu người lái đã nhấn chân phanh hết cỡ mà xe vẫn không dừng hoặc giảm tốc rất chậm thì có nghĩa hệ thống phanh đã hỏng. Đây là lỗi cực kỳ nguy hiểm bởi nếu nó phát sinh trong trường hợp xe đang chạy ở vận tốc cao, người lái sẽ không thể kiểm soát được tốc độ và có thể gây ra những vụ va chạm rất mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tài sản của chủ xe.

Dấu hiệu nhận biết phanh xe ô tô đang gặp vấn đề và cách khắc phục
Nhấn phanh hết cỡ mà xe không giảm tốc là trục trặc cực kỳ nguy hiểm

Lỗi này có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau: thiếu dầu, má phanh quá mòn, cần đẩy pit tông xi lanh bị cong vẹo nên không tạo ra đủ lực phanh, có không khí lọt vào hệ thống… Để giải quyết tận gốc, chủ xe nên đưa xe đến tiệm để được các chuyên viên kỹ thuật xác định lỗi, đưa ra phương án khắc phục.

Đạp chân phanh nhưng thấy bị hẫng

Với tình huống này, người điều khiển xe chỉ cần chú ý một chút là có thể nhận thấy ngay được. Trong trường hợp phanh ổn định, khi nhấn chân phanh, sẽ có một lực đẩy nhẹ tạo nên sức nặng để người lái không bị đạp phanh quá mạnh thành tình huống phanh gấp. Khi phanh bị hẫng, có thể là xy lanh phanh đã bị thủng, bị rỗ khiến dầu bị trả lại mỗi khi người lái đạp phanh. Hoặc, một trường hợp khác cũng làm hẫng phanh là ô dẫn dầu bị nứt làm dầu rò rỉ. Tựu chung lại, cả hai trường hợp trên đều khiến áp suất trong hệ thống phanh không được duy trì và dẫn tới phanh không hoạt động.

Dấu hiệu nhận biết phanh xe ô tô đang gặp vấn đề và cách khắc phục
Ô dẫn dầu bị nứt có thể là nguyên nhân gây hẫng phanh xe


Nếu xe đang rơi vào tình huống này, người lái cần đặc biệt tránh các trường hợp phanh gấp. Bởi việc nhấn chân phanh đột ngột sẽ làm vỡ tuy ô dẫn dầu và gây hỏng hóc hoàn toàn cho hệ thống phanh. Với lỗi trên, chủ xe thường khó tự khắc phục mà phải mang xe đến xưởng. Bởi xưởng sẽ có các thiết bị đo áp suất, từ đó xác định chính xác bộ phận bị hỏng và sửa chữa hoặc thay mới nếu cần.

Chân phanh quá nặng

Trái ngược với lỗi hẫng chân phanh là chân phanh nặng. Thông thường, khi đạp phanh, tuy sẽ có một lực đẩy ngược xuất hiện mang đến cảm giác hơi nặng chân nhưng lực này không lớn và không gây trở ngại cho lái xe. Do vậy, nếu khi nhấn chân phanh mà thấy quá nặng thì có thể đường ống dẫn dầu đã xuất hiện các điểm tắc nghẽn hoặc trợ lực chân không của phanh xe đã bị hỏng.

Dấu hiệu nhận biết phanh xe ô tô đang gặp vấn đề và cách khắc phục
Thay mới bầu trợ lực có thể là biện phải giải quyết cho lỗi nặng chân phanh

Nếu hỏng trợ lực, chủ xe chỉ cần thay mới bộ phận này là đã giải quyết được vấn đề. Nhưng nếu tắc đường ống dẫn dầu thì chủ xe buộc phải mang xe ra tiệm để được vệ sinh đường ống, giải quyết các điểm tắc nghẽn.

Phanh bị bó

Bó phanh hay phanh không nhả cũng là sự cố tương đối thường gặp ở hệ thống phanh. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất chính là người điều khiển xe không đạp chân phanh, nhưng phanh vẫn hoạt động và gây giảm tốc. Nếu không khắc phục trục trặc này, về lâu dài, động cơ xe sẽ bị ảnh hưởng và dễ kéo theo nhiều lỗi hỏng hóc không mong muốn khác.

Bó phanh xe có thể xuất phát từ một vài nguyên nhân khác nhau như: hệ thống lò xo tại các má phanh bị hỏng, xy lanh tổng của xe gặp phải trục trặc, cạn dầu ắc quy phanh hoặc xy lanh ở bánh xe bị kẹt… Ngoài các lỗi hệ thống, bó phanh còn có thể xuất phát từ các lỗi của người sử dụng. Chẳng hạn, người lái chỉnh sai chế độ phanh tay, nhả chân phanh không đúng hoặc các thao tác thủ công khác với hệ thống phanh không “chuẩn” cũng sẽ dẫn đến tình trạng phanh không nhả.

Dấu hiệu nhận biết phanh xe ô tô đang gặp vấn đề và cách khắc phục
Chỉnh sai chế độ phanh tay có thể làm bó phanh

Do vậy, khi lỗi bó phanh xuất hiện, trước hết, chủ xe cần tự điều chỉnh lại các thao tác với phanh để từ đó xác định xem trục trặc đến từ thiết bị hay đến từ người dùng. Nếu là lỗi người dùng thì chỉ cần chỉnh lại thao tác cho hợp lý. Còn nếu là lỗi thiết bị, chủ xe nên mang xe đến các xưởng sửa chữa để được hỗ trợ.

Lỗi này có thể xuất hiện trên mọi dòng xe nhưng thường xảy ra ở những xe sử dụng hệ thống phanh tang trống. Về mặt nguyên lý, xe bị nghiêng khi phanh là do lực phanh tác động lên các bánh xe không đều nhau. Lỗi này xảy ra khi một trong số các đĩa phanh bị dính dầu, má phanh lắp không chính xác tạo nên các khe hở, tắc cục bộ trên các tuyến ống dẫn dầu…

Dấu hiệu nhận biết phanh xe ô tô đang gặp vấn đề và cách khắc phục
Không khắc phục lỗi nghiêng xe khi phanh có thể khiến xe bị lật khi vào cua

Khi xe có dấu hiệu bị nghiêng mỗi lần đạp phanh, chủ xe cần ngay lập tức mang xe đến cơ sở sửa chữa. Bởi nếu cứ để như vậy, khi chạy tốc độ thấp thì không có ảnh hưởng quá nhiều nhưng nếu chạy tốc độ cao hoặc qua các đường cua trơn trượt, xe có thể bị nghiêng mạnh dẫn tới lật xe.

Nhấn phanh xe bị rung, lắc khác thường

Trong trường hợp phanh chạy hoạt tốt, khi đạp chân phanh, người điều khiển xe cũng sẽ cảm nhận được chấn rung nhẹ do lực ma sát. Bởi vậy, lỗi rung lắc đến từ hệ thống phanh sẽ tương đối khó phát hiện nếu chủ xe không thực sự để tâm hoặc không sử dụng xe liên tục. Nếu thấy dấu hiệu rung lắc này, chủ xe cần phải nhanh chóng tháo phanh ô tô và tiến hành kiểm tra. Bởi rất có thể, một bộ phận của hệ thống phanh đang gặp trục trặc.

Dấu hiệu nhận biết phanh xe ô tô đang gặp vấn đề và cách khắc phục
Lốp xe không cân đối cũng có thể là nguyên nhân gây rung lắc xe

Các lỗi thường thấy ở đây có thể là: bánh (lốp) xe không cân, đĩa phanh bị cong vênh, đĩa phanh và má phanh có điểm lồi lõm dẫn tới tiếp xúc không đều, má phanh bị mài mòn… Lỗi này tương đối dễ khắc phục nếu chủ xe phát hiện sớm. Tuy nhiên, người điều khiển không nên vì lỗi nhẹ mà bỏ qua không sửa bởi theo thời gian dài, ô tô dễ bị nghiêng, lệch khi phanh và dẫn tới lật xe rất nguy hiểm.

Phanh có tiếng kêu khác thường

Tiếng rít phát ra đều đặn

Nếu đạp chân phanh mà phát ra nhưng âm thanh “két két” đều đặn và liên tục thì đây là “tín hiệu” cho thấy chủ xe nên nhanh chóng thay mới má phanh. Má phanh quá mòn chính là nguyên nhân của những âm thanh này. Nếu không thay má, hiệu quả giảm tốc của phanh sẽ kém dần và có thể gây ra những lỗi khác cho hệ thống phanh như: cong vênh đĩa phanh, má phanh và đĩa phanh tiếp xúc không đều…

Dấu hiệu nhận biết phanh xe ô tô đang gặp vấn đề và cách khắc phục
Nếu gãy lò xo, cần thay lò xo mới để đảm bảo an toàn cho xe

Tiếng kêu không phát ra liên tục và kêu không lớn

Thông thường, với trường hợp này, chủ xe chỉ cần làm vệ sinh toàn bộ hệ thống phanh để lọc sạch bụi bẩn, rác thải vô tình lọt vào hệ thống phanh. Nếu như vệ sinh phanh mà không giải quyết được tiếng ồn, chủ xe cần phải cân nhắc đến một số nguyên nhân khác như: gãy lò xo phanh, má phanh kém chất lượng, guốc phanh bị lệnh tâm… Và trong tình huống này, tốt nhất, chủ xe nên mang xe ra tiệm để được các thợ chuyên nghiệp hỗ trợ tháo lắp, sửa chữa.

Kết lại, thông qua các dấu hiệu bất thường ở hệ thống phanh xe ô tô, người điều khiển xe có thể phán đoán phần nào các trục trặc và có hướng giải quyết. Tuy nhiên, để phòng tránh những rủi ro không mong muốn, chủ xe cần thường xuyên bảo dưỡng hệ thống phanh, thay mới má phanh để giảm thiểu tối đa các trục trặc. Đồng thời, người điều khiển xe cũng cần phải học hỏi các kỹ thuật về chỉnh phanh để giúp cho chuyến đi luôn an toàn, thuận lợi.

Trần Vỹ

Australia travel news, Australia travel guides, Australia holiday destinations and Australia reviews Du lịch nhật bản, hướng dẫn du lịch Nhật và đánh giá địa điểm Nhật Bản Japan travel news, japan travel guides, japan holiday destinations and japan reviews

TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất