Theo nhiều đánh giá, xe ô tô trang bị động cơ tăng áp vừa tiết kiệm nhiên liệu, lại vừa cho hiệu suất vận hành cao hơn. Nhưng sự thật ra sao?

Động cơ tăng áp xe ô tô là gì?

Turbo (hay còn gọi là động cơ) tăng áp được gắn bên trong hoặc cạnh ống xả. Trong quá trình xe hoạt động, với tác động của khí thải sẽ khiến cho turbo tăng áp này quay ở vận tốc cao và có tác dụng sản sinh ra năng lượng để hỗ trợ cho máy bơm, qua đó làm tăng nồng độ của không khí ở trong buồng đốt, song song với quá trình này là tăng hiệu suất cho hoạt động đốt cháy nhiên liệu của động cơ. Hoạt động đó cũng lý giải vì sao các động cơ nhỏ nhưng vẫn có thể tạo ra nhiều năng lượng giúp cho xe hoạt động. Vậy xe ô tô turbo tăng áp có bền và tốt không, chúng ta hãy cùng phân tích.





xe ô tô turbo tăng áp, động cơ tăng áp xe ô tô, xe ô tô, Honda Civic, Honda Accord, Mazda CX-5
Động cơ tăng áp có vị trí được gắn bên trong hoặc cạnh ống xả

Động cơ tăng áp có vị trí được gắn bên trong hoặc cạnh ống xả

Ưu điểm của động cơ tăng áp ô tô

Ưu điểm đầu tiên của động cơ tăng áp xe ô tô là làm tăng sức mạnh của động cơ nhờ vào quá trình nén thêm không khí trong buồng đốt để tăng kích thích cho quá trình đốt cháy. Đồng thời, giúp giảm mức tiêu hao nhiên liệu hơn khi so sánh với động cơ không sử dụng tăng áp có công suất ở mức tương đương.

xe ô tô turbo tăng áp, động cơ tăng áp xe ô tô, xe ô tô, Honda Civic, Honda Accord, Mazda CX-5
Động cơ tăng áp làm tăng sức mạnh của động cơ nhờ vào quá trình nén thêm không khí

Động cơ tăng áp làm tăng sức mạnh của động cơ nhờ vào quá trình nén thêm không khí


Theo đó, động cơ tăng áp còn giúp giảm mức khí thải ra môi trường giúp xe đáp ứng tốt hơn các quy định về tiêu chuẩn khí thải ngày càng cao của thế giới. Giúp giảm trọng lượng cho xe do trang bị các vật liệu bền và nhẹ hơn khi so sánh với xe trang bị động cơ không tăng áp có cùng công suất. Từ đó giảm giá thành so với xe trong cùng phân khúc nhưng không sử dụng động cơ tăng áp.

Nhược điểm của động cơ tăng áp ô tô

Hiệu quả của turbo tăng áp trên ô tô sẽ không được đảm bảo khi sử dụng cho những siêu xe hay các siêu xe thể thao do nó có độ trễ hơn khi xe tăng tốc. Uy lực phát ra từ tiếng pô của những xe sử dụng động cơ tăng áp sẽ kém hơn khi so sánh với động cơ thường bằng nạp khí tự nhiên, do phần khí xả ra sau quá trình đốt cháy nhiên liệu bị mất đi một phần bởi bộ tăng áp. Trong khi đó động cơ thường chạy bằng nạp khí tự nhiên lại có khí xả được chuyển thẳng ra pô xe.

xe ô tô turbo tăng áp, động cơ tăng áp xe ô tô, xe ô tô, Honda Civic, Honda Accord, Mazda CX-5
Hiệu quả của động cơ tăng áp sẽ không được đảm bảo khi sử dụng cho những siêu xe

Hiệu quả của động cơ tăng áp sẽ không được đảm bảo khi sử dụng cho những siêu xe

Hệ thống tăng áp sẽ giúp cho động cơ xe vẫn giữ được hiệu suất cao trong cả những trường hợp các hãng sản xuất xe giảm bớt kích thước để tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, hiệu quả đó sẽ không còn được đảm bảo khi các tài xế thường xuyên chạy xe với hiệu suất cao.

Theo LMC Automotive – là một tập đoàn lớn chuyên về lĩnh vực dự báo ngành ôtô – thì hệ thống tăng áp được dùng cho xe ô tô sẽ ngày càng được các hãng xe hơi sử dụng phổ biến trong các dòng xe có sự giảm kích thước của động cơ, để nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về tiết kiệm nhiên liệu rất khắt khe hiện nay. Theo dự đoán trong tương lai, turbo tăng áp sẽ phải chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt của thế hệ động cơ sử dụng nhiên liệu mới như điện và xăng điện Hybrid.

Các đánh giá trên thực tế về động cơ tăng áp ô tô


Tuy các nhà sản xuất xe hơi vẫn thường đưa ra những lời giới thiệu rất hay về khả năng tiết kiệm nhiên liệu của động cơ tăng áp. Nhưng trên thực tế, những con số thống kê trong quá trình vận hành của loại động cơ này vẫn chưa đủ thuyết phục như những gì được giới thiệu.

Một ví dụ tiêu biểu nhất là mẫu xe Dodge Dart của hãng Chrysler cũng sở hữu loại động cơ tăng áp 1.4L và đã được EPA đánh giá có khả năng tiêu thụ nhiên liệu đạt mức 6,03L/100km khi đi trên đường cao tốc. Tuy nhiên trong một bài test của tạp chí mang tên Car and Driver, Dodge Dart lại gây thất vọng lớn cho giới chuyên gia khi chỉ đạt mức tiêu thụ nhiên liệu là 7,13L/100km khi đi với vận tốc trung bình 120km/h. Và trong trường hợp muốn có mức tiêu thụ là 5,88L/100km thì chiếc xe phải chạy vận tốc chậm đến mức khiến người dùng khó có thể kiên nhẫn.

Theo đánh giá của chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực hệ thống truyền lực tại tập đoàn LMC Automotive, ông Mike Omotoso cho rằng động cơ tăng áp cũng chỉ có thể đảm bảo hiệu suất tốt và cho khả năng tiết kiệm nhiên liệu cao theo quảng cáo của nhà sản xuất, khi chúng ta lái xe với vận tốc nhất định nếu đi vượt quá thì các con số này sẽ không đảm bảo chính xác.

Thời gian gần đây, Consumer Reports cũng đã tiến hành cuộc thử nghiệm và đánh giá trên 11 mẫu xe sử dụng động cơ tăng áp của 7 nhà sản xuất ôtô có khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, kết quả còn gây thất vọng hơn khi so với đánh giá của EPA ban đầu. Bên cạnh đó, giá của turbo tăng áp sẽ cao hơn ít nhất là 1.000 USD so với turbo thường bởi khi trang bị loại động cơ tăng áp này sẽ mất chi phí sản xuất lớn. Do vậy, kết luận của Consumer Reports là: khi sử dụng loại động cơ tăng áp thì người tiêu dùng sẽ phải trả một khoản chi phí lớn hơn.

xe ô tô turbo tăng áp, động cơ tăng áp xe ô tô, xe ô tô, Honda Civic, Honda Accord, Mazda CX-5
Các loại động cơ tăng áp vẫn chưa đủ thuyết phục như những gì được giới thiệu

Các loại động cơ tăng áp vẫn chưa đủ thuyết phục như những gì được giới thiệu

Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao các loại động cơ tăng áp lại thường đạt được kết quả đánh giá khá tốt trong bài kiểm tra của tổ chức EPA? Theo ý kiến của ông Omotoso, các nhà sản xuất xe hơi đã “lách luật” và tận dụng kẽ hở có trong bài kiểm tra của tổ chức EPA. Khi tham dự, các mẫu xe trước khi được đưa vào để kiểm tra đã được chuyên gia hiệu chỉnh để mang lại kết quả tốt nhất trong việc tiết kiệm nhiên liệu.

Do vậy những con số này rất có thể sẽ không được chính xác khi ở trong điều kiện thực tế. Bởi thời gian tiến hành làm bài kiểm tra của tổ chức EPA chỉ có khoảng 12 phút và xe chạy với vận tốc tối đa là khoảng 96 km/h cùng vận tốc trung bình là khoảng 7 km/h. Với vận tốc thấp như vậy thì động cơ tăng áp sẽ phát huy tối đa ưu điểm của mình.

Có nên mua xe ô tô sử dụng động cơ tăng áp?

Đánh giá khách quan nhất thì động cơ tăng áp vẫn có thể được xem là một sản phẩm tốt và phù hợp với xu hướng tiết kiệm nhiên liệu được người tiêu dùng ưa thích hiện nay. Nhưng kinh nghiệm chọn mua xe ô tô là người tiêu dùng nên sáng suốt khi quyết định lựa chọn giữa loại động cơ tăng áp cũng như các công nghệ cho khả năng tiết kiệm nhiên liệu khác, vì chúng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tận hưởng cảm giác khi được lái xe với tốc độ cao của người lái bởi động cơ tăng áp có hạn chế về khả năng gia tăng vận tốc khi lái xe. Hiện nay có khá nhiều dòng xe phổ thông được trang bị động cơ tăng áp như Honda Civic, Honda Accord, Mazda CX-5… 

Minh Nghĩa


TIN LIÊN QUAN

Mercedes-Benz C 180 AMG thanh lý: Ngang giá Honda Accord 'lăn bánh', ODO chỉ 200km

Khoang nội thất của chiếc Mercedes-Benz C 180 AMG vẫn chưa bóc nilon.

Xem chi tiết: Mercedes-Benz C 180 AMG thanh lý: Ngang giá Honda Accord 'lăn bánh', ODO chỉ 200km

HondaJet Elite S ra mắt: "Honda Accord trên trời", giá từ 124 tỷ VNĐ

Là một phiên bản nâng cấp của mẫu HondaJet Elite (2018), phiên bản Elite S được trang bị thêm nhiều tính năng hỗ trợ phi công, tiện nghi cho khách hàng và  cải thiện về khả năng vận hành.

Xem chi tiết: HondaJet Elite S ra mắt: "Honda Accord trên trời", giá từ 124 tỷ VNĐ

Chi tiết HondaJet Elite S mới - “Honda Accord của bầu trời"

Nhà sản xuất Honda mới đây đã tiếp tục mở rộng vào lĩnh vực hàng không với mẫu máy bay phản lực mới có tên HondaJet Elite S. Mẫu máy bay này được hãng vínhư chiếc “Honda Accord của bầu trời".

Xem chi tiết: Chi tiết HondaJet Elite S mới - “Honda Accord của bầu trời"

Honda hé lộ HondaJet Elite S - Mẫu máy bay được ví như "Honda Accord của bầu trời"

Honda tiếp tục mở rộng bước tiếp vào ngành hàng không với mẫu máy bay phản lực mới có tên HondaJet Elite S.

Xem chi tiết: Honda hé lộ HondaJet Elite S - Mẫu máy bay được ví như "Honda Accord của bầu trời"

Tầm tiền 1,5 tỷ, Mercedes-Benz C 180 AMG ‘mác Đức’ hay Honda Accord ‘giá rẻ’ ?

Trang bị và động cơ có phần nhỉnh hơn so với Mercedes-Benz C180 AMG, liệu Honda Accord có đủ “ngon” để người dùng “xuống tiền” thay vì chọn mẫu xe sang chảnh của Mercedes. Ngoại thất Mercedes-Benz C 180 AMG có ngoại hình thể thao hơn C 180 với gói…

Xem chi tiết: Tầm tiền 1,5 tỷ, Mercedes-Benz C 180 AMG ‘mác Đức’ hay Honda Accord ‘giá rẻ’ ?

Honda và Acura là hai thương hiệu có chi phí bảo dưỡng xe thấp nhất hiện nay

Trong 3 tháng đầu sau khi mua xe, mức phí bảo dưỡng cho các mẫu xe của Honda và Acura chỉ ở mức 500.000 đến 700.000 đồng.

Xem chi tiết: Honda và Acura là hai thương hiệu có chi phí bảo dưỡng xe thấp nhất hiện nay

Chạy lướt 20.000km, Mercedes-Benz E-Class hạ giá chỉ đắt hơn Honda Accord 'lăn bánh' khoảng 300 triệu đồng

Chiếc Mercedes-Benz E 200 được sản xuất và đăng ký lần đầu vào năm 2018.

Xem chi tiết: Chạy lướt 20.000km, Mercedes-Benz E-Class hạ giá chỉ đắt hơn Honda Accord 'lăn bánh' khoảng 300 triệu đồng

Hơn 1,1 triệu chiếc Honda Accord bị điều tra vì mất lái đột ngột

Cơ quan An toàn Giao thông Đường bộ Mỹ (NHTSA) sẽ điều tra tổng cộng 1,1 triệu chiếc Honda Accord vì những báo cáo liên quan đến việc xe bất ngờ bị mất lái và gây ra hai vụ tai nạn.

Xem chi tiết: Hơn 1,1 triệu chiếc Honda Accord bị điều tra vì mất lái đột ngột

Xe 4 chỗ thương hiệu Nhật, tôi nên mua Toyota Camry hay Honda Accord?

Hơn 1,1 triệu chiếc ô tô Honda Accord bị điều tra vì mất lái đột ngột

Mỹ điều tra 1,1 triệu xe Honda Accord có nguy cơ mất lái đột ngột

Hơn 1 triệu xe Honda Accord bị điều tra tại Mỹ 

Những CEO giàu nhất thế giới đi xe gì?

Không được sửa lỗi túi khí Takata, tài xế lái Honda Accord thiệt mạng

Nội thất xe hơi Honda mới sẽ giản lược hóa như cách mà Mazda đang triển khai

Mức tiêu hao nhiên liệu của các mẫu xe ô tô hạng D

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất