Hầu như khi mua xe hơi, chúng ta chỉ quan tâm đến kiểu dáng, động cơ, các tính năng mà bỏ qua thông số quan trọng nữa là kích thước của xe. Nhưng nếu kích thước quá lớn sẽ gây khó khăn trong việc đậu xe, kích thước quá nhỏ thì không gian bên trong chật chội. Vì vậy, bạn phải biết kích thước của chiếc xe trước khi quyết định mua.
Những điều cần biết về kích thước xe ô tô
Kích thước của một chiếc xe bao gồm các thông số như kích thước chiều dài, rộng, cao; kích thước trục cơ sở, chiều dài cơ sở, chiều rộng cơ sở; khoảng sáng gầm; bán kính vòng quay tối thiểu. Ý nghĩa của các thông số này như sau:
Kích thước của một chiếc xe đô thị.
Chiều dài tổng thể: Nó có tỉ lệ nghịch với khả năng linh hoạt của chiếc xe, xe có chiều dài càng nhỏ càng dễ di chuyển và tìm chỗ đậu xe.
Chiều rộng tổng thể: Tỉ lệ thuận với không gian nội thất của xe, chiều rộng càng lớn thì không gian nội thất và khoang chứa hành lý càng rộng rãi.
Chiều cao: Chiều cao của xe càng lớn thì tính động học càng giảm do sức cản của không khí lớn.
Chiều dài cơ sở: Là khoảng cách từ điểm giữa của bánh xe trước đến điểm giữa của bánh xe sau. Khoảng cách càng lớn thì không gian nội thất và khoang chứa hành lý càng rộng rãi.
Chiều rộng cơ sở: Là khoảng cách từ tâm bánh xe bên trái đến tâm bánh xe bên phải. Chiều rộng cơ sở càng lớn thì tính ổn định của xe càng cao. Tuy nhiên, khả năng di chuyển của xe sẽ bị hạn chế trong các cung đường nhỏ.
Khoảng sáng gầm: Là khoảng cách được từ điểm thấp nhất của gầm xe đến mặt đất. Khoảng sáng gầm càng lớn thì xe càng di chuyển thuận lợi trên các tuyến đường gồ ghề.
Bán kính vòng quay tối thiểu: Được tính bằng cách cho xe quay vòng tròn tại chỗ rồi tính khoảng cách từ tâm vòng tròn đến bánh xe ngoài cùng. Nếu số đo càng nhỏ thì khả năng di chuyển của xe trong các con đường nhỏ hẹp càng dễ.
Có thể bạn quan tâm:
Kích thước trung bình của một số dòng xe phổ biến
1. Xe 4,5 chỗ
Kích thước của các dòng xe 4 chỗ, theo phân hạng xe như sau:
Những chiếc xe chủ yếu là các dòng xe gia đình gồm có 4-5 chỗ ngồi và có khoang hành lý đủ rộng, phù hợp di chuyển trong thành phố và đi được cả những quãng đường xa. Nhưng để đảm bảo tuổi thọ của xe, chủ xe chỉ nên di chuyển trong thành phố hoặc những quãng đường ngắn.
Một số dòng xe có 4, 5 chỗ ngồi gồm: Kia Seltos, Hyundai Elantra, Honda Accord, Mazda CX3, Toyota Vios, Hyundai Grand i10, Nissan Sunny, VinFast Fadil, ..
2. Xe 7,8 chỗ
Kích thước các dòng xe 7,8 chỗ, phổ biến nhất trong phân khúc này là các mẫu xe MPV và SUV:
Dòng xe MPV có kích thước từ 7-9 chỗ ngồi, phù hợp cho cả vận chuyển người và hàng hóa. Chúng thường có không gian nội thất rộng rãi và thoải mái. Một số mẫu xe MPV đang bán tại Việt Nam như: Toyota Innova, Mitsubishi Xpander, Kia Grand Carnival, Mitsubishi Zinger, Toyota Rush, Kia Sedona, Toyota Sienna, Honda Odyssey hay Mercedes-Benz V-Class…
Trong khi đó, dòng xe SUV thích hợp di chuyển đi cả đường cao tốc và địa hình. Với không gian nội thất lớn, chúng phù hợp cho cả những gia đình đông thành viên. Một số cái tên tiêu biểu trong dòng xe này như: Toyota Fortuner, Ford Everest, VinFast Lux SA, Kia Sorento, Ford Explorer, Honda Pilot, Hyundai Palisade, Mercedes GLS…
3. Xe bán tải
Chủ yếu được sử dụng để chở hàng hóa, những chiếc xe hạng nặng này thích hợp cho mục đích sử dụng đa năng. Ví dụ: Ford Ranger, Mitsubishi Triton, Toyota Hilux, Isuzu D-Max, Nissan Navara, Chevrolet Colorado, Mazda BT-50…
(Nguồn ảnh: Ngô Minh)