Tìm hiểu về góc bánh xe
Góc đặt bánh xe là một bộ phận không thể thiếu của những chiếc xe hiện đại. Các góc bánh xe có rất nhiều chức năng và công dụng khác nhau. Góc đặt bánh xe giúp xe chuyển động thẳng đều và tính năng quay vòng khi xe đi vào vòng cua. Mỗi mẫu ô tô xuất xưởng đều được nhà sản xuất, lắp ráp dựa trên một bộ thông số chuẩn về các góc đặt bánh xe. Nếu các góc này bị sai lệch sẽ ảnh hưởng đến độ êm của xe, độ mòn của lốp và khả năng vận hành của cả chiếc xe.
Trên ô tô thông thường có 5 loại góc đặt bánh xe:
Caster là gì?
Caster, còn được gọi là góc caster, là độ nghiêng được đo từ đỉnh trục lái đến đáy bánh xe. Góc này đánh giá độ nghiêng qua lại của trục. Nói một cách đơn giản, đây là một điều chỉnh chỉ xảy ra ở bánh trước khi chúng đang chuyển động.
Để xác định góc Caster phải dựa vào góc nghiêng giữa trục xoay đứng và đường thẳng đứng nhìn từ cạnh xe. Khi trục xoay đứng nghiêng về phía sau thì được gọi là góc Caster dương (+), còn trục nghiêng về phía trước được gọi là góc Caster âm (-).
Góc đặt Caster: 1. Vị trí chuẩn xác, 2 góc đặt Caster âm, 3 góc đặt Caster dương.
Góc Caster có ảnh hưởng đến độ ổn định khi xe chạy trên đường thẳng, còn khoảng caster thì ảnh hưởng đến tính năng trả lái bánh xe sau khi chạy trên đường vòng. Nếu các bánh xe có góc caster dương (+) lớn thì độ ổn định trên đường thẳng tăng lên nhưng lại khó chạy trên đường vòng.
Ảnh hưởng của góc Caster
Góc Caster dương
Như bạn đã biết, góc Caster dương xảy ra khi trục xoay đứng nghiêng về phía sau. Người lái xe có thể cảm nhận rõ rệt những tác động của một caster dương khi lái xe theo chuyển động về phía trước. Hiệu ứng của góc Caster dương giúp cho xe giữ được một lực căng làm cho bánh xe chuyển động thẳng về phía trước.
Caster dương có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường hiệu suất vào cua và khả năng xử lý của một chiếc xe. Nó tăng lực kéo bằng cách tối đa hóa ma sát của lốp xe với mặt đất, giúp xe ổn định khi di chuyển trên mặt đất.
Tuy nhiên, việc tăng Caster dương quá mức không tốt cho xe bởi nó sẽ làm nặng tay lái hơn và khó xoay. Tuy nhiên, các mẫu xe ngày nay có hệ thống trợ lái để loại bỏ độ nặng cho vô lăng.
Một vấn đề khác là bởi vì góc Caster dương giúp tăng độ ma sát nên chúng có thể làm mòn lốp nhanh hơn.
Góc Caster âm
Trong trường hợp này, trục xoay đứng nghiêng về phía trước. Hầu hết các xe ô tô cũ đều gặp phải vấn đề này vì không có hệ thống lái trợ lực. Một bánh xe có góc caster âm, khi lái xe sẽ thấy việc xoay vô lăng rất nhẹ và khó chỉnh xe đi đúng hướng khi muốn rẽ.
Cách chỉnh góc Caster
Cách kiểm tra góc Caster tại nhà.
Đây là góc được tạo ra bởi trục lái và trục dọc của bánh, ít chịu ảnh hưởng nên không cần chỉnh nhiều. Bánh xe thông thường sẽ nằm ở trung tâm vòm bánh, song, nếu bị lệch sẽ dẫn tới tình trạng “nhao lái”.
Hệ thống giảm xóc chính là yếu tố tác động chính lên góc Caster. Khi phuộc xe bị yếu hay thay phuộc xe mới thì trước hết bạn nên chỉnh góc Caster lại cho chuẩn.
Kết luận
Hệ thống lái trợ lực là sự bổ sung mang tính cách mạng cho các phương tiện hiện tại. Bằng cách ứng dụng góc Caster dương, hệ thống này làm tăng sự an toàn trên đường và thúc đẩy hiệu suất của xe. Ô tô ngày nay được thiết kế khung gầm và khung động cơ không phù hợp với góc Caster âm. Theo kinh nghiệm chăm sóc bảo dưỡng, nếu xe của bạn bị lệch về một bên trong khi lái xe ở tốc độ cao hoặc đi vào một góc, bạn nên chẩn đoán nó bị lệch trục.
(Nguồn ảnh: Internet)