Những chiếc ghế da trong xe ô tô sẽ không còn tình trạng nứt nẻ, xấu xí nếu thử áp dụng một số biện pháp đơn giản mà hiệu quả sau đây.

Cách xử lý những vết bong tróc, nứt nẻ trên ghế da ô tô

Sau một thời gian dài sử dụng, chất liệu da bọc phía ngoài những chiếc ghế ngồi trong cabin xe ô tô sẽ bị bong tróc và nứt nẻ. Điều này làm giảm tính thẩm mỹ của xe và trong một số trường hợp nó còn tạo nên cảm giác khó chịu khi ngồi ghế cho người sử dụng. Trước đây, để giải quyết vấn đề rạn nứt da trên ghế xe, chủ xe chỉ có thể mang xe ra các tiệm làm nội thất ô tô và tiến hành bọc lại ghế. Công việc này sẽ tiêu tốn một khoản không phí không hề nhỏ, đặc biệt là với những chiếc xe được trang bị nội thất bằng da cao cấp. Để khắc phục tình trạng này, chủ xe có thể áp dụng một vài biện pháp xử lý vết nứt, vết rách trên ghế da rất đơn giản như sau:

Cách xử lý với các vết nứt trải đều khắp bề mặt, không có vết rách lớn





Tình trạng mài mòn và nứt nẻ thường xảy ra ở những chiếc ghế da được sử dụng với tần suất cao như ghế lái và ghế phụ. Để khắc phục vấn đề này, tất cả những gì bạn cần chuẩn bị chính là một bộ đồ dùng sửa vật liệu da bao gồm: chất làm sạch bề mặt da, chất kết dính, miếng bọt biển và một bình sơn phủ da có màu sắc tương đồng với màu gốc của lớp da bọc ghế.

Tiếp đó, bạn hãy tuân thủ theo các bước xử lý dưới đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị

Với bước này, bạn nên tháo rời đệm ghế (nếu có thể) hoặc trải một lớp thảm, lớp giấy báo xung quanh khu vực ghế cần xử lý. Đặc biệt lưu ý trải kỹ ở vùng dưới chân ghế để tránh khi sơn sẽ bị vương vãi màu ra các khu vực lân cận. Bản thân người tiến hành cũng nên chuẩn bị các dụng cụ phòng hộ như: găng tay, khẩu trang và thậm chí là cả kính mắt để tự đảm bảo an toàn cho bản thân trong quá trình tiến hành phục hồi chất lượng cho ghế da.

Cách xử lý và ngăn ngừa da ghế xe ô tô bị rạn nứt
Tháo rời đệm ghế sẽ giúp quá trình xử lý vết rạn da diễn ra thuận lợi hơn
  • Bước 2: Làm sạch bề mặt da


Với bước này, bạn sử dụng dung dịch vệ sinh trong bộ dụng cụ để làm sạch toàn bộ bụi bẩn hoặc các vết dầu mỡ, vết mồ hôi… trên bề mặt da. Bạn cũng nên lưu ý sử dụng các loại khăn vải mềm và lau thật nhẹ tay để tránh cho các vết nứt lan rộng. Khu vực hai bên cạnh của đệm ghế và mặt trên của đệm ngồi thường là những nơi bị mài mòn nhiều nhất nên cần đặc biệt lau cẩn thận ở những nơi này. Nếu da được lau sạch thì bạn sẽ nhìn thấy rất rõ các đường nứt ở phía bên dưới và thậm chí còn có thể bị phai màu da lên tấm khăn lau. Đến đây, bạn có thể ngừng vệ sinh và chuẩn bị công đoạn tiếp theo

Cách xử lý và ngăn ngừa da ghế xe ô tô bị rạn nứt
Những nơi bị rạn nhiều cần được vệ sinh thật kỹ càng
  • Bước 3: Phủ chất kết dính

Lớp kết dính này sẽ chảy vào trong những khe hở do các vết rạn nứt và “hàn” những đường nứt lại với nhau để giúp bề mặt da bằng phẳng. Đây là công đoạn cực kỳ quan trọng và quyết định đến sự thành bại của việc xử lý da bị rạn nứt. Tùy vào mức độ nứt nẻ mà bạn có thể dùng miếng bọt biển để bôi từ 3 – 5 lớp keo. Lưu ý, bạn nên đặt trực tiếp miếng bọt biển có chất kết dính lên vị trí những đường nứt sâu để bảo đảm keo có thể thấm toàn bộ vào đường rạn nứt. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị một miếng bọt biển sạch khác để lau lớp hết lớp keo nằm ở những khu vực không bị rạn, tránh cho bề mặt ghế bị sần sùi do bề mặt lớp keo không phẳng.

Kết thúc công việc này, bạn cần đợi khoảng 30 phút để cho chất kết dính hoàn toàn khô và bám hết vào các đường rạn của lớp da. Sau đó, sử dụng một loại giấy có bề mặt nhám nhẹ để xát thật khẽ lên bề mặt lớp da. Thao tác này giúp loại bỏ nốt phần chất kết dính còn sót lại trên da. Nhưng bạn cũng cần lưu ý phải thật nhẹ tay để không bề mặt da bị trầy xước, tạo ra các vết rạn mới.

Cách xử lý và ngăn ngừa da ghế xe ô tô bị rạn nứt
Dùng vật liệu có bề mặt nhám mài nhẹ lên da
  • Bước 4: Sơn màu

Bạn lắc đều bình sơn trước khi tiến hành sơn màu. Hiện nay thường có hai loại sơn là “sơn chấm” và “sơn phun”. Loại sơn phun cho hiệu quả phủ bề mặt rất tốt nhưng sẽ dễ bị dính màu ra các khu vực khác. Do đó, nếu dùng loại sơn này, bạn chỉ cần bọc kỹ các khu vực lân cận đệm ngồi của ghế bằng vải hoặc báo rồi phun sơn trực tiếp lên các khu vực bị rạn nứt trên bề mặt da sao cho đến khi đều màu. Với sơn chấm, bạn chỉ cần dùng miếng bọt biển thấm sơn chấm trực tiếp lên những vùng da cần xử lý. Lưu ý, bạn nên thoa thật đều tay để tránh việc nơi có lớp sơn dày, nơi có lớp sơn mỏng.

Cách xử lý và ngăn ngừa da ghế xe ô tô bị rạn nứt
Lớp da mới trở nên mịn màng, đẹp đẽ như mới sau khi sơn phủ

Một mẹo hay được áp dụng cho việc sơn phủ da là bạn nên tiến hành sơn thành 2 lớp. Như vậy, bề mặt da sẽ giữ được độ bền màu lâu hơn. Sau khi sơn, bạn cần đợi khoảng 30 phút để lớp sơn hoàn toàn khô ráo.

Cách xử lý với những vết rách lớn trên bề mặt da


Nếu trên ghế da còn có những vết thủng lớn, bạn cần phải áp dụng một biện pháp xử lý riêng để “vá” lại những điểm rách này. Ví dụ như trong hình ảnh trên, lớp da xuất hiện một vết thủng khá lớn kèm theo những đường nứt lan rộng ra xung quanh. Với các đường nứt nhỏ này, bạn có thể áp dụng cách phía trên để xử lý. Còn với lỗ thủng, bạn cần phải thực hiện thêm một công đoạn riêng biệt sau đây:

Cách xử lý và ngăn ngừa da ghế xe ô tô bị rạn nứt
Vết rách lớn trên bề mặt da
  • Bước 1: Làm sạch khu vực bị rách

Bước này, bạn cũng cần sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên biệt để làm sạch khu vực xung quanh với vết rách. Tiếp đó, bạn sử dụng dao nhỏ, kéo hoặc dao lam… cắt tỉa thật sạch những vùng da bị cong, bị vểnh ở miệng của vết rách.

Cách xử lý và ngăn ngừa da ghế xe ô tô bị rạn nứt
Dùng dao mổ tỉa gọn gàng da xung quanh lỗ thủng
  • Bước 2: Lót vải đệm

Dùng kẹp đặt miếng vải đệm (có sẵn trong các bộ dụng cụ xử lý đồ da) lót vào phía trong của lỗ thủng. Thao tác này sẽ giúp cho lớp da bền chắc hơn sau khi được “vá” lại. Tuy nhiên, khi thực hiện bước này, bạn cần lưu ý phải thật nhẹ tay và khéo léo để trải vải thật phẳng mà không khiến vết rách bị lan rộng.

Cách xử lý và ngăn ngừa da ghế xe ô tô bị rạn nứt
Lót vải vào phía trong lớp da
  • Bước 3: Phủ keo

Đầu tiên, một tay bạn cầm nhíp hoặc kềm nhỏ hơi kéo lớp viền da của lỗ thủng lên, sau đó bơm keo vào phía dưới lớp viền da này và ấn chặt xuống. Quá trình này sẽ giúp phần da xung quanh vết rách bám chặt vào lớp vải và tăng độ bền chắc, độ phẳng cho bề mặt da sau khi xử lý.

Tiếp theo, bạn tiến hành phủ chất kết dính vào vết rách như đã thực hiện với các vết rạn nứt nhỏ phía trên. Lưu ý, sau khi đợi lớp chất kết dính đầu tiên khô ráo mới tiếp tục phủ thêm các lớp chất kết dính tiếp theo. Bạn cần lặp đi lặp lại quá trình này đến khi nào miệng vết thủng có bề mặt ngang bằng với bề mặt của lớp da.

Cách xử lý và ngăn ngừa da ghế xe ô tô bị rạn nứt
Cách bơm chất kết dính vào vùng da bị rách

Để tăng tính thẩm mỹ, bạn còn có thể sử dụng thêm các loại khuôn dập tạo vân nổi cho lớp da. Chỉ cần ấn khuôn vào vết rách khi lớp chất kết dính chưa khô hẳn là da sẽ định hình thành từng vân nhỏ giống như thật.

Cuối cùng, bạn chỉ cần sơn phủ màu giống như xử lý vết rạn nhỏ là đã hoàn tất công cuộc “vá” lại vết rách trên ghế da.

Cách ngăn ngừa ghế da ô tô bị rạn nứt

Tại sao da ghế ô tô nhanh chóng bị hư hại?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhanh chóng bị hư hại. Đầu tiên, da nhanh hỏng là do sự tiếp xúc trực tiếp giữa da người với ghế. Điều này dẫn tới việc mồ hôi cơ thể bám lên da ghế và dần ăn mòn lớp da này, sinh ra các vết rạn nứt. Tiếp theo là do sự chênh lệch nhiệt độ lớn. Vào ngày hè, khi đậu xe dưới trời nắng, nhiệt độ trong cabin thường lên đến trên 60 độ C khiến cho nhiệt độ lớp da tăng cao. Sau đó, người sử dụng xe bật máy lạnh khiến nhiệt độ nhanh chóng giảm thấy. Điều này khiến lớp da phải co dãn liên tục và nhanh chóng hư hại.

Cách xử lý và ngăn ngừa da ghế xe ô tô bị rạn nứt
Ghế da ô tô sau thời gian dài sử dụng sẽ bị xuống cấp và cần được bảo dưỡng

Nguyên nhân thứ ba là do cách sử dụng của người điều khiển xe. Chẳng hạn, khi người dùng ngồi quá mạnh lên ghế cũng sẽ khiến cho lực ép xuống ghế tăng mạnh, làm lớp da ở hai bên thành ghế phải co giãn liên tục, từ đó cũng sẽ khiến da nhanh chóng rạn nứt.

Các biện pháp ngăn ngừa rạn nứt ghế da ô tô

Để tăng tuổi thọ cho ghế da, chủ xe nên lưu ý áp dụng một vài biện pháp sau:

  • Thứ nhất: Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp giữa da người và ghế. Có khá nhiều biện pháp để giảm tiếp xúc trực tiếp giữa người dùng và ghế da ô tô. Chẳng hạn: phủ các loại chiếu trúc lên ghế da, hạn chế để trẻ em chơi đùa trong cabin xe ô tô, mặc quần áo dài tay khi lái xe… Những cách này đều dễ áp dụng và mang lại hiệu quả tương đối tốt
  • Thứ hai: Hạn chế dừng đỗ xe dưới trời nắng nóng.
  • Thứ ba: Định kỳ vệ sinh bảo dưỡng ghế da bằng dung dịch vệ sinh và xi chuyên dụng.

Ghế da xe ô tô là loại trang bị tương đối đắt tiền. Do vậy, việc áp dụng những biện pháp trên sẽ giúp chủ xe nhanh chóng giải quyết các vết rạn nứt mà không tốn kém quá nhiều chi phí. Điều này còn giúp người lái xe không phải khó chịu, bực bội từ những vết rách, vết nứt của ghế và có được những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong mọi chuyến đi.

Trọng Tuấn

Australia travel news, Australia travel guides, Australia holiday destinations and Australia reviews Du lịch nhật bản, hướng dẫn du lịch Nhật và đánh giá địa điểm Nhật Bản Japan travel news, japan travel guides, japan holiday destinations and japan reviews

TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất