Việc bơm nhầm nhiên liệu có thể do chủ quan hoặc sự thiếu hiểu biết, điều này để lại hậu quả nhẹ hay nặng tùy thuộc vào cách xử lý của người lái.
Điều gì sẽ xảy ra khi đổ nhầm nhiên liệu?
Trường hợp 1: Khi đổ nhầm xăng vào dầu
Trong trường hợp này sẽ tùy thuộc vào lượng diesel còn sót lại trong bình, xe vẫn có thể tiếp tục di chuyển thêm được một đoạn đường nữa trước khi dừng lại hẳn. Tuy nhiên sẽ đi kèm theo hiện tượng máy rất ồn, yếu dần rồi chết hẳn, bạn không thể khởi động động cơ được nữa. Ngoài ra khi đổ nhầm mà tài xế không đi sửa ngay có thể làm xe không thể nổ máy và ngay cả khi khởi động thành công cũng nhanh chóng chết máy.
Trên nắp bình nhiên liệu đã ghi rõ loại nhiên liệu được phép sử dụng.
Điều này có thể dẫn đến động cơ bị nóng hoặc bỏ máy, hỏng pít-tông, xi-lanh dẫn tới phải thay cả động cơ. Theo kinh nghiệm chăm sóc bảo dưỡng, nếu phát hiện việc đổ nhầm, tuyệt đối không được phép khởi động động cơ. Tiếp theo hút sạch toàn bộ nhiên liệu bị trộn lẫn ra ngoài và dùng bơm tay bơm để hút sạch, rồi dùng bơm cao áp để súc rửa tiếp.
Sau khi làm sạch vòi, phun khỏi xăng lẫn dầu, bạn có thể khởi động lại và để xe chạy không tải từ 10-20 phút để kiểm tra. Nếu vẫn nổ bình thường thì có thể an tâm sử dụng, tuy nhiên nếu có tiếng kêu lạ từ động cơ thì nên tắt máy và đưa tới xưởng bảo dưỡng.
Bài viết cùng chủ đề: 5 nguyên nhân chính khiến xe ô tô bị giật, rung lắc khi tăng tốc
Trường hợp 2: Khi đổ nhầm dầu vào xăng
Trường hợp này khó xảy ra hơn vì vòi bơm nhiên liệu tại các bình bơm nhiên liệu tiêu chuẩn được thiết kế lớn hơn miệng bình nhiên liệu xe hơi. Tuy nhiên, nếu xảy ra đổ nhầm dầu và động cơ xăng sẽ xảy ra hiện tượng xả nhiều khói muội, dần dần sẽ chuyển sang kẹt và làm bó động cơ do bám nhiều muội vào xi-lanh và làm kẹt pít-tông.
Điều này sẽ cực kỳ nguy hiểm khi xe di chuyển ở tốc độ cao vì sẽ làm bó máy, hậu quả có thể làm gẫy trục khuỷu và làm hỏng động cơ.
Khi đổ nhầm nhiên liệu, nhiều khả năng bạn sẽ phải súc rửa lại toàn bộ động cơ.
Đối với các loại động cơ đời cũ, nếu phát hiện lượng diesel đổ vào bình nhỏ hơn 10% so với dung tích bình xăng và các xe không sử dụng phun xăng điện tử, thì bạn có thể đổ đầy bình xăng để hòa tan lượng diesel này. Xe có thể chạy được bình thường nhưng chỉ hơi khói một chút. Tuy nhiên, đối với các động cơ hiện đại thì tốt nhất bạn nên kéo xe về trạm để súc rửa sạch động cơ, bơm cao áp và vòi phun xăng.
Nếu lượng dầu đổ vào bình lớn hơn 10 % thì tốt nhất bạn không nên khởi động xe ô tô mà tắt máy ngay, sau đó tiến hành rút toàn bộ hỗn hợp nhiên liệu ra khỏi bình.
Để tránh xảy ra trường hợp này, bạn nên làm theo một số hướng dẫn sau để tránh đổ nhầm nhiên liệu:
– Dán đề can nhiệt liệu ở bình nhiên liệu, một số mẫu xe đời mới đã dán sẵn ở nắp bình nhiên liệu.
– Mua xăng thì phải xuống xe và kiểm tra xem nhân viên có đổ đúng nhiên liệu hay không.
– Khi cho mượn xe phải đổ đầy hoặc thông báo cho người mượn cẩn thận.
(Nguồn ảnh: Internet)