Báo động ô tô là một cách hiệu quả để bảo vệ chiếc xe của bạn trước những kẻ trộm tinh ranh. Trong khi nhiều loại xe đi kèm sẵn hệ thống này, một số mẫu xe khác lại không như vậy. Lắp đặt một hệ thống chống trộm trên xe có vẻ là một nhiệm vụ khó, tuy vậy chỉ với một chút sự chuẩn bị và tìm hiểu thông tin, mọi chuyện sẽ đơn giản hơn bao giờ hết.

Bước 1: Lên kế hoạch lắp ráp

1. Lên kế hoạch

Cách tự lắp hệ thống chống trộm trên xe ô tô

Lên kế hoạch trước sẽ tiếp kiệm cho bạn nhiều giờ lắp đặt. Cụ thể, hãy tự thu thập thông tin về hệ thống bo mạch, vị trí và đầu cực trên ô tô của bạn.

2. Kiểm tra từng cánh cửa

Cách tự lắp hệ thống chống trộm trên xe ô tô






Bạn nên kiểm tra để chắc chắn rằng các cảm biến cánh cửa trên xe bạn vẫn hoạt động tốt. Nếu một cửa không hoạt động thì cả hệ thống chống trộm trên xe bạn sẽ không có tác dụng.

3. Tham khảo thông tin để tìm bố cục nối dây

Cách tự lắp hệ thống chống trộm trên xe ô tô

Bạn phải chắc chắn rằng tấm ốp nào cần phải tháo và bạn cần công cụ nào. Nghiên cứu bố cục nối dây và vẽ sơ đồ trước khi lắp đặt hệ thống báo động trên xe.

Bước 2: Lắp đặt báo động

1. Tháo các tấm ốp cửa

Cách tự lắp hệ thống chống trộm trên xe ô tô

Điều này sẽ cho phép bạn tiếp cận với những đoạn dây cần cho việc nối báo động. Bạn cũng có thể tiếp cận phần dưới bảng điều khiển trung tâm để lắp báo động dưới đó.

2. Lắp bộ báo động

Cách tự lắp hệ thống chống trộm trên xe ô tô



Cố gắng lắp đặt máy báo động tại những chỗ kín đáo. Một số người người thường lắp chúng trong bảng điều khiển trung tâm nếu còn chỗ hoặc ngay dưới ghế. Nhớ rằng nếu báo động nằm ở vị trí dễ nhìn, kể trộm có thể xử lý chúng. Báo động càng khó tìm thì càng hiệu quả.

Kiểm tra khu vực phía sau bề mặt trước khi khoan, bạn không muốn vô tình khoan vào dây và bản mạch trên xe.

3. Khoan xuyên qua vách ngăn

Cách tự lắp hệ thống chống trộm trên xe ô tô

Bạn có thể tránh bước này bằng việc chạy dây từ máy báo động tới còi bằng lỗ có sẵn trên vách ngăn (phần ngăn cách giữa khoang động cơ và khoang lái). Việc này thường dễ hơn nếu chạy dây cùng hướng với còi chính, một dây diện hoặc nguồn điện khởi động hoặc bất cứ đường nào đi qua vách ngăn. Nếu không có lỗ sẵn, bạn sẽ phải tự khoan. Nếu bạn phải khoan lỗ, chắc chắn rằng bạn cần phải nhìn cả 2 bên của vách ngăn. Chỉ cần đầu khoan không chạm phải gì, bạn có thể khoan tại đó.

4. Nối dây qua vách ngăn

Cách tự lắp hệ thống chống trộm trên xe ô tô

Dây này sẽ kết nối máy báo động tới còi. Điều quan trọng là bạn phải cách điện dây bằng chân cao su hoặc lấp đầy lỗ khoan bằng silicon. Việc này sẽ giữ dây không bị hư hỏng bởi ma sát với vách ngăn và gây chập cháy.

5. Lắp còi

Cách tự lắp hệ thống chống trộm trên xe ô tô

Bạn có thể chọn 1 chỗ trên tường lửa hoặc 1 nơi nào đó ở khoang động cơ nếu có đủ chỗ. Điều quan trọng là bạn phải úp còi xuống dưới để nước không tích tụ trong cuộn âm thanh.

Bước 3: Chạy các loại dây phụ trợ

1. Chạy công tắc tắt/bật

Cách tự lắp hệ thống chống trộm trên xe ô tô



Công tắc này cho phép bạn tắt báo động khi nó bị kích hoạt. Công tắc này sẽ có ích trong trường hợp bạn cho ai đó chạm vào xe của bạn, ví dụ như thợ sửa xe.

2. Chạy dây đèn LED

Cách tự lắp hệ thống chống trộm trên xe ô tô

Đèn LED thông báo rằng báo động đang kích hoạt. Đèn này thường nằm ở bảng điều khiển trung tâm, bạn nên khoan 1 lỗ nhỏ ở bảng điều khiển trung tâm và nối dây ở module báo động. Sau đó bạn nên gắn đèn vào bảng điều khiển bẳng keo siêu dính để giữ nó ở đúng vị trí.

3. Nối dây anten ngoài

Cách tự lắp hệ thống chống trộm trên xe ô tô

Nếu bạn có antenna ngoài, nó sẽ mở rộng tầm phủ sóng của điều khiển không dây và chuyển tín hiệu tới module báo động. Phần lớn anten ngoài đều là dạng anten glass mount, nghĩa là bạn sẽ lắp bộ nhận ở bên ngoài kính và bộ nhắc lại ở bên trong kính trước xe. Tín hiệu sẽ truyền qua kính mà không cần khoan lỗ.

4. Nối bộ báo động với nguồn điện

Cách tự lắp hệ thống chống trộm trên xe ô tô

Bạn hãy nối dây điện của module báo động với ắc quy hoặc các nguồn điện ổn định khác. Làm việc tương tự với các bộ phận ngoại vi khác như đèn LED, còi, anten ngoài. Việc này sẽ giúp bộ báo thức hoạt động ngay cả khi xe tắt máy. Sau khi lắp đặt xong, hãy nhớ lắp lại tất cả các tấm ốp cửa. Chiếc xe của bạn giờ đã có hệ thống báo động chống trộm như ý.


TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất