Các bộ phận ô tô càng được sử dụng nhiều thì càng dễ bị hao mòn. Điều đó đặc biệt đúng với kẹp phanh, một bộ phận cực kỳ quan trọng giúp đảm bảo sự an toàn khi lái xe.

Kẹp phanh ô tô là gì?

Cách thay kẹp phanh ô tô an toàn và nhanh chóng

Bộ phận màu đỏ chính là kẹp phanh

Tìm hiểu cách hệ thống phanh xe hoạt động sẽ giúp bạn nắm bắt lý do tại sao, khi nào và bằng cách nào để thay thế các bộ phận của phanh.





Hệ thống phanh ô tô bao gồm rô-to phanh, kẹp phanh và má phanh.

Rô-to phanh là đĩa kim loại làm từ thép và sắt. Chúng kết nối với các trục – bộ phận làm quay bánh xe. Kẹp phanh là bộ phận giống như cái ngàm tiếp xúc với cả hai bên của rô-to để tạo ma sát khi người lái đạp phanh.

Khi bạn đạp phanh, kẹp phanh kẹp ở cả hai bên của rô-to phanh để làm bánh xe chậm lại cho đến khi dừng hẳn.


Để tăng hiệu quả của phanh và giảm thiểu hao mòn trên những bộ phanh đắt tiền, người ta trang bị cho kẹp phanh những miếng đệm phanh. Những miếng đệm này siết chặt ở hai bên của mỗi rô-to để làm nó chậm lại.

Tại sao lại cần thay kẹp phanh?

Theo thời gian, kẹp phanh có thể bị hao mòn. Chúng có thể bị rỉ sét hoặc tạo ra âm thanh rít lên khi bạn nhấn phanh hoặc tệ hơn là không hoạt động.

Đảm bảo phanh của bạn hoạt động tốt mỗi khi lái xe là điều tối quan trọng. Do đó nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề lạ nào liên quan đến phanh thì hãy kiểm tra lại hệ thống phanh và nếu cần thiết thì thay mới kẹp phanh.

Hệ thống chống bó cứng phanh là gì?

Hệ thống an toàn tự động này giúp cho bánh xe vẫn quay khi phanh đột ngột, nhờ vậy tránh việc bó cứng phanh và việc trượt không kiểm soát được của bánh xe.

Nếu xe của bạn có hệ thống ABS, bạn nên đến garage uy tín để thợ sửa máy thay kẹp phanh cho xe vì công việc này đòi hỏi thiết bị đặc biệt cũng như biện pháp phòng ngừa bổ sung để tránh rò rỉ không khí vào hệ thống phanh.

Cách thay kẹp phanh-tháo kẹp phanh cũ

Tháo bánh xe


Kích gầm ô tô lên một cách an toàn, quay kích cho tới khi bánh xe ô tô rời khỏi mặt đất. Đặt kích dưới xe của bạn để đảm bảo nó đứng vững một chỗ.

Tháo bánh xe ra khỏi xe để có thể nhìn thấy kẹp phanh bạn cần thay thế. Đầu tiên, nới lỏng các đai ốc đang cố định bánh xe. Nếu đai ốc khó nới lỏng thì xịt chúng bằng chất bôi trơn. Sau đó, giữ chặt lốp xe bằng hai tay, kéo thẳng nó ra khỏi bu-lông cố định.

Gỡ kẹp phanh ra

Cách thay kẹp phanh ô tô an toàn và nhanh chóng

Khi bạn tháo lốp ra, bạn sẽ nhìn thấy rô-to phanh, nó giống như một chiếc đĩa kim loại đằng sau bánh xe. Kẹp phanh là mẩu kim loại kẹp vào hai bên của rô-to. Nới lỏng 2 bu-lông ở mặt sau của kẹp phanh.

Đầu tiên, hãy lấy kẹp phanh ra khỏi rô-to phanh bằng tua vít. Sau đó, tiếp tục sử dụng tua vít để gỡ kẹp phanh ra khỏi má phanh. Có 2 má phanh gắn với mỗi kẹp phanh. Lưu ý: hãy cẩn thận và không làm xước hay hỏng má phanh.

Kẹp phanh sẽ được gắn với một ống. Để nó ở yên đó để tránh rò rỉ dầu phanh. Dầu phanh là một loại dầu thủy lực được sử dụng trong hệ thống phanh để khuếch đại lực phanh và chuyển đổi lực phanh này thành áp suất.

Tháo và kiểm tra má phanh

Cách thay kẹp phanh ô tô an toàn và nhanh chóng

Cấu trúc hệ thống phanh ô tô

Mỗi kẹp phanh chứa hai má phanh phẳng hình chữ nhật thường được giữ cố định bởi kẹp hoặc ốc. Kéo chúng ra khỏi khung và kiểm tra độ dày của từng má phanh. Nguyên tắc theo kinh nghiệm là nếu chúng chỉ hơn 0,635 cm hoặc 1,65 cm thì bạn nên thay mới để đảm bảo phanh an toàn khi lái.

Tháo khung kẹp phanh

Nới lỏng hai bu-lông ở mặt sau của khung kẹp phanh. Sau khi nới lỏng bu lông đầu tiên, hãy giữ khung bằng tay để nó không bị trượt. Sau khi tháo rời cả hai bu lông, hãy cẩn thận lấy khung kẹp phanh ra khỏi rô-to phanh.

Chú ý: khi bạn tháo kẹp phanh cũ ra, chú ý đến vị trí và cách các phụ kiện được lắp và cố định. Điều này sẽ giúp bạn tránh được rắc rối về sau khi lắp kẹp phanh mới vào.

Cách thay kẹp phanh-lắp kẹp phanh mới

Chọn đúng loại kẹp phanh

Kẹp phanh mới mua phải khớp với các bộ phận cũ khác. Có nghĩa là bạn cần tìm kẹp phanh phù hợp với mẫu xe, dòng xe và năm sản xuất.

Nếu kẹp phanh mới không khớp 100% với các kẹp còn lại, thì bạn sẽ phải thay mới toàn bộ các kẹp phanh khác.

Tháo kẹp phanh ra khỏi vòi phanh

Cách thay kẹp phanh ô tô an toàn và nhanh chóng

Mỗi kẹp phanh có 2 má phanh

Khi tháo kẹp phanh cũ ra thì nó vẫn còn gắn với vòi phanh dẫn đến xy lanh chính của phanh. Bây giờ hãy tháo kẹp phanh ra khỏi vòi này bằng cách nới lỏng bu-lông banjo trên kẹp phanh.

Điều quan trọng cần lưu ý là bạn chỉ nên tháo bu-lông banjo khi đã có kẹp phanh mới sẵn sàng để thay thế ngay lập tức. Nếu không, điều này có thể dẫn đến rò rỉ dầu phanh.

Nối lại vòi phanh với kẹp phanh mới

Nối lại vòi phanh vào kẹp phanh mới. Nếu như có rò rỉ dầu phanh từ bu-lông hoặc vòi phanh thì hãy lau sạch để tránh bị ăn mòn.

Gắn khung kẹp phanh vào đĩa phanh

Cách thay kẹp phanh ô tô an toàn và nhanh chóng

Phanh xe ô tô có tác dụng vô cùng quan trọng

Đặt khung kẹp phanh mới áp vào đĩa phanh đúng như vị trí của kẹp phanh cũ. Đưa bu-lông qua lỗ trên giá kẹp phanh và siết chặt bằng cờ lê bánh cóc.

Sau đó, trượt má phanh vào hai khe ở mặt trước và mặt sau của khung kẹp phanh. Hãy chắc chắn rằng mặt đệm của má phanh là mặt tiếp xúc với đĩa phanh.

Cố định kẹp phanh mới với khung kẹp phanh

Định vị kẹp phanh sao cho nó vừa với má phanh. Sau đó siết chặt các bu-lông của kẹp phanh bằng cờ lê bánh cóc để đảm bảo nó giữ đúng vị trí.

Cách thay kẹp phanh –  xả gió hệ thống phanh

Cách thay kẹp phanh ô tô an toàn và nhanh chóng

Hãy giữ phanh ô tô luôn ở trong tình trạng tốt nhất

Một bước quan trọng trong việc học cách bảo dưỡng bộ kẹp phanh là biết cách xả gió hệ thống phanh sau khi bạn đã lắp bộ kẹp phanh mới.

Bất kỳ khi nào bạn thực hiện các công việc liên quan đến các bộ phận của hệ thống phanh sử dụng dầu phanh thì không khí sẽ luôn đi vào hệ thống và sẽ ảnh hưởng chức năng của hệ thống phanh. Do vậy, sau khi thay kẹp phanh mới, bạn phải xả không khí hệ thống phanh để loại bỏ hết không khí.


TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất