Nếu hơi nước ngưng tụ xuất hiện bên trong đèn pha và không có vết nứt hoặc hư hỏng nào rõ ràng, vấn đề có thể nằm ở gioăng, miếng đệm hoặc lỗ thoát nước. Thậm chí khi tháo ống kính của đèn ra và làm khô thì vấn đề này vẫn có khả năng tái diễn ngoại trừ khi thay thế tất cả các bộ phận. Nếu nhận thấy có rất nhiều nước trong đèn pha, cách dễ nhất để làm sạch là để khoan một lỗ rất nhỏ ở phía dưới đèn pha để nước có thể chảy ra. Nếu đây chỉ là dạng hơi nước ngưng tụ, các phương pháp sau đây có thể hữu ích.
Cách làm sạch nước ngưng tụ bên trong đèn pha
Dụng cụ cần có:
Gel silic đioxit (Silica Gel), công cụ tháo đèn pha (xem hướng dẫn sử dụng dành cho chủ sở hữu xe) và vải không xơ.
Các bước làm sạch hơi nước ngưng tụ:
1. Theo hướng dẫn sử dụng xe để truy cập vào cụm đèn pha. Điều này thường được thực hiện bằng cách mở nắp ca-pô trước và tháo dần phía sau cụm đèn pha hoặc tháo các bóng bên trong đèn pha.
2. Sử dụng vải không xơ để lau hơi ẩm từ bên trong ống kính đèn pha. Trường hợp không thể tiếp cận bên trong cụm đèn pha có thể bỏ qua bước này.
3. Thả một gói gel silic đioxit bên trong cụm ống kính. Hãy chắn rằng lớp gel này không tiếp xúc với bóng đèn.
4. Lắp lại đèn pha.
Thông tin bổ sung
Silic đioxit là chất không độc và không cháy. Chúng ta có thể sử dụng bất kỳ loại gel silic đioxit nào. Loại gel này thường có trong bao bì các sản phẩm mới và thường được tìm thấy trong gói chống ẩm với dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĂN”. Hãy chắc chắn rằng gel này không tiếp xúc trực tiếp với các bóng đèn. Nếu không có đủ khe hở để đổ gel dưới đáy của cụm đèn pha mà không tiếp xúc với bóng thì đừng làm như vậy. Gói silic đioxit sẽ hút lên đến 40% trọng lượng của chúng trong nước. Điều này sẽ xử lý được hầu hết hơi nước ngưng tụ trong ống kính. Tuy nhiên, điều này sẽ không giải quyết triệt để được vấn đề. Để khắc phục hiệu quả nhất vấn đề này, cần phải thay thế các miếng đệm, gioăng, áp dụng gel silic đioxit ở tất cả các rãnh của cụm đèn pha hoặc thay thế mới.