Tìm hiểu sơ lược về hộp số CVT
Hộp số vô cấp CVT còn được gọi là hộp số biến thiên vô cấp, đây là một dạng của hộp số tự động, có tính chất là liên tục thay đổi tỷ số truyền. Hộp số vô cấp CVT sử dụng một trong hai dây ròng rọc (puly) thay vì sử dụng các bánh răng thép như trong hộp số tự động truyền thống. Hộp số này không hề có các cấp số. Nhờ vào việc thay đổi đường kính của ròng rọc, hộp số này có thể thay đổi tỷ số truyền một cách êm dịu.
Hộp số vô cấp CVT sử dụng dây pully thay vì các bánh răng như trên hộp số tự động.
Có rất nhiều mẫu xe phổ thông bán chạy ở Việt Nam đang sử dụng loại hộp số này, đặc biệt là các dòng xe cỡ nhỏ hoặc vừa. Dòng xe cỡ nhỏ có Honda Brio, VinFast Fadil. Cỡ vừa có Honda City, Toyota Vios… Ngoài ra, thậm chí ở một số dòng xe thuộc phân khúc cao hơn cũng dùng loại động cơ này như Mitsubishi Outlander, Honda CR-V, Mitsubishi Attrage, Toyota Corolla Altis…
Xem thêm:
Cách lái xe ô tô CVT hiệu quả
Cách sử dụng hộp số CVT có nhiều điểm tương đồng so với hộp số tự động truyền thống. Tuy nhiên, do không có bánh răng nên hộp số CVT không có chế độ chuyển số tay mà thay vào đó nó sử dụng lẫy chuyển số.
Trong những trường hợp như vậy, nhà sản xuất ô tô có thể trang bị cho CVT với các chế độ S và L. S viết tắt của từ Sport là chế độ lái thể thao, L viết tắt của từ Low chế độ lái thấp chuyên dùng đi off-road, đi đường dốc.
Dưới đây là hướng dẫn lái xe ô tô sử dụng hộp số CVT hiệu quả và tiết kiệm nhiên liệu:
Giữ chân ga ổn định
Đầu tiên, tài xế cần giữ đều chân ga để bướm ga điều tiết một lượng ổn định, điều này sẽ tối đa hóa khả năng tiết kiệm nhiên liệu và không gây căng thẳng cho động cơ.
Nếu đầu vào ga không đều, hay tăng hoặc giảm tốc đột ngột không chỉ làm giảm hiệu suất mà còn làm tăng độ giật khi chuyển số hoặc khi tiến và lùi. Thao tác giữ đều chân ga sẽ đảm bảo cho động cơ hoạt động êm ái và giúp cho chiếc xe di chuyện một mượt mà.
Không gác chân lên bàn đạp chân phanh
Về cơ bản, xe số tự động không có bàn đạp ly hợp vì vậy chân trái hoàn toàn được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nhiều người do chưa quen lái xe số tự động nên vẫn đặt chân trái lên chân phanh. Đây là thói quen thường gặp phải khi chuyển từ xe số sàn lên xe số tự động.
Ngày càng nhiều mẫu xe đô thị cỡ nhỏ sử dụng hộp số CVT.
Điều này không chỉ tạo sức ép lên động cơ mà còn làm má phanh bị mòn nhanh. Vì vậy, để tăng hiệu suất của động cơ, người lái tránh phanh gấp và sử dụng phanh một cách cẩn trọng.
Không thốc ga đột ngột
Tài xế nên biết hiệu suất của động cơ và hiệu suất của nhiên liệu không đi đôi với nhau. Vì vậy, nếu tài xế thốc chân ga liên tục sẽ chỉ làm động cơ đốt nhiều nhiên liệu hơn mức cần thiết.
Do sử dụng các dây puly thay các bánh răng truyền thống nên nó sẽ kéo theo một số khuyết điểm mang tính cố hữu. Khi động cơ quay động độ nhanh, hộp số rất dễ bị quá tải, do vậy khi chuyển số ở tốc độ cao thường bị “giật” kèm theo tiếng ồn lớn.
Đây là một đặc điểm cố hữu của tất cả các hộp số CVT. Hộp số này phải mất một khoảng trễ nhất định để xe đạt được tốc độ mong muốn.
Vì vậy, khi di chuyển trong đường nội đô, các tài xế muốn tiết kiệm nhiên liệu thì hãy giữ đều chân ga, tránh việc thốc ga đột ngột kể cả khi bắt đầu khởi động hay tăng tốc.
Tăng tốc từ từ
Không giống như hộp số sàn tự động (ATM) thường phản ứng chậm với đầu vào của bướm ga. Hộp số CVT vốn dĩ không quá chậm chạp. Tuy nhiên, chúng được thiết kế để giảm mức tiêu thụ nhiên liệu và mang lại trải nghiệm lái mượt mà rất phù hợp cho các dòng xe đô thị cỡ nhỏ.
Ưu điểm lớn của hộp số CVT là giúp cho quá trình chuyển số mượt mà và tiết kiệm nhiên liệu.
Theo kinh nghiệm lái xe, khi muốn tăng tốc trên xe dùng hộp số CVT, tài xế nên giữ chân ga ở dài vòng tua máy phù hợp để xe từ từ vượt qua. Trong trường hợp không đạt được dải vòng tua phù hợp, hộp số CVT tự động điều chỉnh lại tỷ số truyền phù hợp để tăng tốc, nhưng điều này đồng nghĩa việc xe sẽ đốt nhiều nhiên liệu hơn.
Đừng đèn đỏ nên chuyển từ D chuyển về N
Nếu xe đang chạy thì bạn không nên chuyển số từ D sang N vì sẽ làm ngắt bơm dầu thủy lực làm mát cho động cơ và gây ra những áp lực không cần thiết lên hộp số. Tuy nhiên, khi dừng đèn đỏ trong khoảng thời gian dài, tài xế chuyển xe về N và kéo phanh tay.
Chuyển xe về số N sẽ giúp động cơ sẽ dừng tải, giúp xe không bị tiêu tốn nhiên liệu và người điều khiển phương tiện không bị mỏi chân. Nhược điểm là người lái sẽ phải thực hiện nhiều thao tác hơn.
(Nguồn ảnh: Internet)