Dầu trợ lực lái cần được kiểm tra, châm thêm hoặc thay định kỳ. Nếu xe sẽ bị thiếu dầu trợ lực lái sẽ dễ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống lái.

Dầu trợ lực lái có tác dụng gì?






Trong hệ thống trợ lực tay lái thuỷ lực, dầu trợ lực lái (Power Steering Fluid) đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra lực đẩy thanh răng, để hỗ trợ vô lăng xoay chuyển theo ý muốn người lái. Nếu xe bị thiếu dầu trợ lực lái, hệ thống trợ lực sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể khi này áp suất dầu không đạt đến mức cần thiết khiến lực đẩy không đủ dẫn đến hiện tượng tay lái trợ lực dầu bị nặng, trả lái chậm…

Cách kiểm tra và thay dầu dầu trợ lực lái
Cách kiểm tra và thay dầu dầu trợ lực lái
Dầu trợ lực lái đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận hành của hệ thống trợ lực lái

Khi nào cần thay dầu trợ lực lái?


Theo khuyến cáo từ các nhà sản xuất ô tô, thời gian thay dầu trợ lực lái định kỳ là sau mỗi 60.000 – 80.000 km. Trong điều kiện vận hành bình thường dầu trợ lực lái thường ít khi hao hụt nhanh. Tuy nhiên nếu thấy xe có các dấu hiệu sau thì cần kiểm tra dầu trợ lực lái:

  • Hệ thống lái phát ra tiếng ồn lạ: Khi xe thiếu dầu thường hệ thống lái sẽ phát ra tiếng ồn lạ, nhất là khi xe di chuyển chậm.
  • Vô lăng nặng, khó xoay: Do hệ thống trợ lực lái đang bị trục trặc nên sẽ gặp hiện tượng vô lăng bị nặng, khó xoay.
  • Trả lái chậm: Khi thiếu dầu trợ lực lái, áp suất dầu giảm, thước lái sẽ dịch chuyển chậm hơn bình thường khiến vô lăng bị trả lái chậm.
  • Vô lăng bất chợt giật hay rung nhẹ: Đôi khi vô lăng sẽ bất chợt rung hay bị giật nhẹ, thường gặp khi xe di chuyển chậm.
  • Rò rỉ dầu trợ lực lái: Nếu thấy dưới gầm xe xuất hiện vết dấu có thể là do xe bị rò rỉ dầu trợ lực lái. Đây là nguyên nhân xe bị hao dầu trợ lực lái.

Cách kiểm tra dầu trợ lực lái


Xác định vị trí bình dầu trợ lực lái

Để kiểm tra dầu trợ lực tay lái, trước tiên cần xác định vị trí bình dầu trợ lực lái ở đâu. Thông thường, dầu trợ lực tay lái được đựng ở trong một chiếc bình chứa có xy lanh, đặt cạnh dây kéo vô lăng trợ lực. Chất liệu bình bằng nhựa hoặc kim loại. Nếu tìm được bình dầu trợ lực lái thì có thể xem trong sổ tay hướng dẫn sử dụng xe.

Cách kiểm tra và thay dầu dầu trợ lực lái
Cách kiểm tra và thay dầu dầu trợ lực lái
Bình chứa dầu trợ lực lái thường đặt cạnh dây kéo của vô lăng trợ lực

Kiểm tra lượng dầu trong bình


Nếu xy lanh của bình chứa dầu trợ lực tay lái được làm bằng chất liệu nhựa trong mờ thì có thể dễ dàng quan sát mức dầu còn lại bên trong bình. Nhưng nếu xy lanh bình chứa lại làm bằng kim loại hoặc nhựa đục thì có thể sử dụng que để thăm dầu. Đa phần trên nắp bình dầu trợ lực lái nhà sản xuất đã đính kèm sẵn que thăm dầu.

Trước khi sử dụng que thăm dầu cần lau thật sạch que. Sau đó cắm que vào bình rồi lấy ra quan sát. Trên que thăm dầu hoặc trên bình chứa dầu thường có các vạch đánh dấu mức tối đa và tối thiểu. Nếu mức dầu ở gần mức tối thiểu hoặc dưới mức tối thiểu nghĩa là xe đang bị thiếu dầu trợ lực lái.

Cách kiểm tra và thay dầu dầu trợ lực lái
Cách kiểm tra và thay dầu dầu trợ lực lái
Kiểm tra lượng dầu trợ lực lái bằng que thăm dầu

Kiểm tra chất lượng dầu còn lại

Bên cạnh kiểm tra lượng dầu cũng nên kiểm tra cả chất lượng dầu trợ lực lái. Nếu dầu trợ lực tay lái có màu vàng da cam hay màu hồng nhạt thì dầu vẫn còn sử dụng tiếp được. Nhưng nếu dầu có màu nâu hoặc đen thì dầu đã bị bẩn, không nên sử dụng tiếp, cần phải thay mới.

Cách kiểm tra và thay dầu dầu trợ lực lái
Cách kiểm tra và thay dầu dầu trợ lực lái
Dầu trợ lực tay lái nếu có màu vàng của da cam hay màu hồng nhạt thì vẫn còn sử dụng được

Trong một số trường hợp, dầu trợ lực lái trên que thăm dầu cũng có thể khá màu so với thực tế. Để kiểm tra chính xác chỉ cần dùng khăn giấy trắng hoặc vải trắng để lau que thăm nhớt. Màu dầu trên khăn giấy trắng hoặc vải trắng chính là màu dầu thực tế.

Cách thêm dầu trợ lực tay lái


Thêm dầu trợ lực lái không quá phức tạp nên hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Bạn chỉ cần châm thêm dầu trợ lực lái vào bình đến mức vạch tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đánh dấu là được.


Theo hướng dẫn thay dầu trợ lực lái từ các hãng xe, không được đổ dầu trợ lực nhiều hơn mức cho phép. Bởi dầu trợ lực lái có đặc điểm dễ nở ra khi bị nóng lên. Vì vậy, nếu đổ quá đầy, khi xe hoạt động, dầu bị nóng lên sẽ tạo ra áp lực lớn.

Sau khi châm thêm dầu, bạn cho nổ máy xe tại chỗ, xoay bánh lái qua lại để cho hết bọt khí trong hệ thống. Cuối cùng tắt máy và đóng nắp bình dầu trên xe lại. Lưu ý trong quá trình thêm dầu cần cẩn thận tránh để bụi rơi vào bình dầu.

Cách thay dầu trợ lực lái


Trong trường hợp kiểm tra thấy chất lượng dầu trợ lực lái có vấn đề nên thay mới toàn bộ dầu trợ lực. Có 2 cách thay dầu trợ lực lái:

Dùng bình hút Turkey Baster

Dùng bình hút Turkey Baster để hút toàn bộ dầu cũ ra. Sau đó châm vào dầu mới là hoàn tất. Tuy nhiên khi hút dầu theo cách này chỉ có thể hút dầu trong bình, không thể hút sạch toàn bộ dầu trong hệ thống. Do đó, cần phải thêm một vài bước.

Cách kiểm tra và thay dầu dầu trợ lực lái
Cách kiểm tra và thay dầu dầu trợ lực lái
Để hút toàn bộ dầu cũ có thể dùng bình hút Turkey Baster

Cụ thể, sau lần hút đầu tiên, cho thêm một ít dầu mới vào bình, sau đó chạy xe khoảng tầm 15 – 20 phút để dầu mới hoà vào dầu cũ. Tiếp đến lại dùng Turkey Baster để hút hết dầu ra. Sau đó tiếp tục cho dầu mới vào, chạy xe và hút dầu ra.

Sau mỗi lần hút, phẩm cấp dầu sẽ được nâng lên. Thực hiện từ 3 – 4 lần là có thể đảm bảo loại bỏ sạch dầu cũ. Trong lần cuối cùng hãy châm dầu mới đầy bình và khoá chặt nắp bình. Quy trình thay dầu trợ lực lái này hơi mất thời gian nhưng đỡ được việc phải kích và nâng gầm xe.

Xả dầu

Cách này phức tạp hơn nhưng có thể xả sạch dầu trợ lực lái cũ trong 1 lần. Sau đây là hướng dẫn thay dầu trợ lực lái:

  1. Dùng kích ô tô nâng gầm xe lên.
  2. Rút ống dẫn dầu về bình return hose ra, gắn ống plastic thay vào. Nhớ nâng cao đầu còn lại của ống plastic để dầu không chảy ra ngoài.
  3. Đặt dầu ống return hose vào một cái chậu để hứng dầu cũ chảy ra.
  4. Nổ máy xe, đánh lái vô lăng trọn vòng từ trái sang phải và ngược lại. Điều này sẽ giúp dầu trong tay lái chảy xuống ống return hose.
  5. Đồng thời lúc đó đổ dầu mới vào bình phía trên. Rót liên tục cho đến khi thấy dầu cũ chảy trong chậu có màu tương tự dầu mới thì dừng.
  6. Tắt máy xe, lắp lại ống return hose như cũ, nhớ xiết đai ốc thật chắc chắn.
  7. Nổ máy xe trở lại, đánh lái trọn vòng từ trái sang phải và ngược lại để xe hết bọt khí trong hệ thống.
  8. Kiểm tra lại mức dầu trong bình chứa, nếu thấy chưa đủ thì châm thêm đến đúng mức quy định. Đóng nắp bình dầu.

Các loại dầu trợ lực lái


Dầu trợ lực lái cũng là một loại dầu nhớt. Tuy nhiên tính chất, phẩm cấp dầu trợ lực lái khác với các loại dầu nhớt động cơ, dầu hộp số… Do đó, các nhà sản xuất xe thường khuyến cáo chỉ nên thay dầu trợ lực tay lái chuyên dụng. Nếu dùng loại dầu nhớt không phù hợp thì có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống trợ lực tay lái. Trong trường hợp khẩn cấp cần phải thay dầu trợ lực lái nhưng chưa thể mua, bạn có thể dùng tạm dầu hộp số tự động.

Đa phần dầu trợ lực lái xe ô tô hiện nay có thể sử dụng cho tất cả các dòng xe ô tô. Tuy nhiên riêng các dòng xe hạng sang như Mercedes-Benz, Audi, BMW, Lexus… thường sẽ dùng dầu trợ lực lái chính hãng để đảm bảo phẩm cấp phù hợp với hệ thống trợ lực lái của xe. Do đó với xe sang nên thay dầu trợ lực lái trực tiếp tại garage của hãng.

Giá dầu trợ lực tay lái ô tô


Trên thị trường có nhiều sản phẩm dầu trợ lực lái ô tô đến từ các thương hiệu khác nhau như Esnaoil, Freezetone, Mobil, Castrol, Total… Giá dầu trợ lái ô tô dao động từ 50.000 – 180.000 đồng/bình 1 lít. Giá thay dầu trợ lực lái thường sẽ cao hơn do tính thêm công thay dầu tuy nhiên nhìn chung cũng không quá 400.000 – 500.000 đồng/lần.

Để đảm bảo hệ thống lái hoạt động trơn tru, chính xác, không chỉ cần kiểm tra, thay dầu trợ lực lái mà cần kiểm tra, bảo dưỡng toàn bộ hệ thống lái theo định kỳ. Điều này sẽ giúp hệ thống lái hoạt động tốt, tránh các lỗi xe bị lệch tay lái, xe bị nhao lái…

Tâm Nguyễn


TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất