Một ngày nọ, bạn khởi động xe nhưng "xế cưng" vẫn nằm im thin thít. Xin chia buồn với bạn, rất có thể ắc quy hay máy phát điện trên xe đã gặp vấn đề.

Cách kiểm tra máy phát điện xoay chiều trên xe ô tô

Ắc quy hoặc máy phát điện hỏng thường gây ra hiện tượng khởi động chậm

Trong trường hợp này, hãy thực hiện theo hướng dẫn sau để biết cách kiểm tra máy phát điện chỉ trong vòng dưới 10 phút tại nhà để đảm bảo rằng bạn không gặp rắc rối khi lái xe.

Khi nào bạn cần kiểm tra ắc quy và máy phát điện?

Cách kiểm tra máy phát điện xoay chiều trên xe ô tô

Đèn báo ắc quy trên đồng hồ lái cho thấy ô tô không có đủ điện năng





Nếu bạn đang đối mặt với các vấn đề dưới đây thì khả năng cao là ắc quy và máy phát điện của xe đang xuống cấp:

Tác dụng của ắc quy ô tô

Cách kiểm tra máy phát điện xoay chiều trên xe ô tô

Máy phát điện xoay chiều có tác dụng sạc điện cho ắc quy ô tô

Ắc quy là thành phần quan trọng giúp xe của bạn chạy. Không có nó, bạn không thể đi đâu cả. Năng lượng để chạy xe được lưu trữ trong ắc quy và được đo bằng điện áp. Ắc quy được sạc đầy khi giữ ở mức 12,6 V trở lên. Khi nó xuống mức 12,2 V nghĩa là nó chỉ được sạc 50% và khi ắc quy dưới 12 vôn thì ắc quy đã chết và cần phải thay thế.

Chức năng của máy phát điện


Máy phát điện tạo ra điện từ cơ năng của xe. Nó sử dụng năng lượng điện này để vận hành các bộ phận điện khác như đèn, điều hòa, và để sạc ắc quy. Khi bạn nghe ai đó nói về “vấn đề của hệ thống sạc” thì là họ đang nói tới máy phát điện. Nếu máy phát điện đang hoạt động tốt, tuổi thọ của ắc quy xe sẽ được tối đa hóa. Nếu quá tải hoặc nạp không đủ thì tuổi thọ của ắc quy sẽ bị rút ngắn.

Nếu máy phát điện không tốt thì xe có chạy không?

Về mặt kỹ thuật, chiếc xe vẫn có thể chạy nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, vì nó chỉ sử dụng năng lượng được lưu trữ trong ắc quy. Hàng loạt các bộ phận khác của xe cũng cần sử dụng năng lượng như: đèn xe, đèn phanh, đèn nội thất, bộ điều khiển động cơ (ECU).

Nói tóm lại, câu trả lời là không. Bởi vì một chiếc xe có năng lượng điện yếu thì không có đủ “thức ăn” để nuôi những bộ phận cần thiết để hoạt động. Nếu máy phát điện gặp sự cố trên đường, đặc biệt là trong một chuyến đi dài thì sự an toàn sẽ bị đe dọa. Bạn nên kiểm tra máy phát điện và ắc quy theo định kỳ, cứ sau 4-6 tháng.

Kiểm tra máy phát điện bằng đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng (multimeter) là công cụ đo lường các tính chất điện bao gồm điện áp, dòng điện và điện trở. Bạn cũng có thể sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra ắc quy ô tô vì nó có thể đo được điện áp của ắc quy hay mức sạc đầy của ắc quy.


Dưới đây là cách thức kiểm tra một máy phát điện bằng đồng hồ vạn năng trong thời gian ngắn.

Kiểm tra ắc quy trước

Cách kiểm tra máy phát điện xoay chiều trên xe ô tô

Sơ đồ hệ thống sạc điện trên xe ô tô

Nếu xe khởi động chậm, thì có khả năng là ắc quy gặp vấn đề. Để kiểm tra máy phát điện thì bạn phải kiểm tra ắc quy trước. Ô tô khởi động được nhờ vào ắc quy, ô tô chạy và làm quay máy phát điện và sự quay này giữ cho ắc quy được sạc. Nếu ắc quy quá yếu, nó sẽ không thể khởi động chiếc xe và do vậy mà bất kỳ các kiểm tra nào cho máy phát điện cũng đều vô ích.

Để xe nghỉ trong vòng ít nhất 1 tiếng

Việc để xe “nghỉ ngơi” trong vòng 1 giờ đồng hồ là rất quan trọng. Tốt nhất là bạn nên để chiếc xe nghỉ qua một đêm trước khi sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra ắc quy cho xe. Nếu chiếc xe đang hoạt động mà bạn lại kiểm tra ắc quy thì điện tích từ máy phát điện – một bộ phận tạo ra điện và sạc ắc quy – sẽ ảnh hưởng đến việc đọc số “chính xác” của đồng hồ vạn năng. Nếu chiếc xe vẫn đang chạy thì ắc quy có khả năng sẽ tạo ra sai số nhiều hơn trên đồng hồ vạn năng.

Chuẩn bị đồng hồ vạn năng

Cách kiểm tra máy phát điện xoay chiều trên xe ô tô

Một đồng hồ vạn năng tiêu chuẩn trên thị trường

Bình ắc-quy thường được đặt trong khoang động cơ dưới mui xe và nằm một bên của động cơ. Bạn phải cài đặt đồng hồ vạn năng ở một phạm vi đo nhất định để nó có thể đo trong khoảng đó.

Đặt đồng hồ vạn năng ở mức điện áp 20DC sẽ cho phép bạn đo một cách chính xác một ắc quy có mức lưu trữ từ 0 đến 20 V. Xoay núm đồng hồ tới 20 trong phạm vi điện áp DCV (điện áp dòng điện một chiều). Đôi khi điều này được biểu thị bằng chữ cái “V” với một đường liền nét ở phía trên một đường gạch ngang bên phải của nó. Đồng hồ vạn năng đang ở số 0,00.

Kết nối đồng hồ vạn năng với ắc quy và đọc kết quả

Kết nối đồng hồ vạn năng với ắc quy bằng cách nối đầu đỏ (dương, ký hiệu “+”) với cực dương của ắc quy. Tiếp theo, nối đầu đen (âm, ký hiệu “-“) với đầu cực màu đen của ắc quy (cực âm).

Một ắc quy sạc đầy nên có 12,6 V hoặc trên mức này. Tại 12,2 V- nó chỉ được sạc 50%. Ắc quy cần được sạc hoặc thay thế trước khi bạn kiểm tra đến máy phát điện. Sau đó kiểm tra ắc quy lại một lần nữa bằng đồng hồ vạn năng.

Sau khi đã kiểm tra ắc quy xong, hãy thực hiện kiểm tra máy phát điện.

Kiểm tra máy phát điện bằng đồng hồ vạn năng

Cách kiểm tra máy phát điện xoay chiều trên xe ô tô

Nếu thấy ắc quy vẫn ở trong tình trạng tốt, nhưng xe vẫn gặp vấn đề khởi động chậm thì có thể nguyên nhân là ở máy phát điện.

Để kiểm tra máy phát điện bằng đồng hồ vạn năng, hãy để động cơ hoạt động nhưng tắt tất cả các thiết bị sử dụng điện như máy phát nhạc. Thực hiện giống như kiểm tra ắc quy. Một máy phát điện tốt sẽ tạo ra 13,1 V và 14,6 V ở tốc độ chạy không. Nếu đồng hồ báo ngoài phạm vi này có nghĩa là xe của bạn bị sạc quá tải hoặc sạc không đủ, cả hai trạng thái đều không tốt cho ắc quy và xe của bạn.

Kiểm tra máy phát điện bằng đồng hồ vôn kế

Cách kiểm tra máy phát điện xoay chiều trên xe ô tô

Một đồng hồ vôn kế có giá khoảng 400 nghìn trên thị trường

Bạn có thể mua một vôn kế với giá dưới 400 nghìn tại bất kỳ cửa hiệu nào bán phụ tùng ô tô. Nhiều loại sẽ có giá đắt hơn nhưng đừng lo vì những vôn kế giá rẻ cũng có thể đáp ứng được nhu cầu của bạn. Vôn kế và đồng hồ vạn năng đều có giá phải chăng và dễ dàng mang theo khi bạn cần bảo trì xe của mình.

Chuẩn bị vôn kế

Tương tự như đồng hồ vạn năng, đặt vôn kế ở chế độ “DCV” (điện áp dòng điện một chiều). Vôn kế đang báo ở 0,00 vôn.

Gắn cực dương (ký hiệu +) và cực âm (ký hiệu -) tương ứng vào cực dương và âm của ắc quy.

Đo mức điện áp không tải của máy phát điện

Cách kiểm tra máy phát điện xoay chiều trên xe ô tô

Để có kết luận chính xác, hãy đo mức điện áp không tải và có tải của động cơ

Giữ RPM của động cơ ở mức khoảng 1.500, tức là cao hơn mức ở tốc độ chạy không. Điều này sẽ làm máy phát điện quay. RPM là viết tắt của vòng quay mỗi phút và đo tốc độ động cơ quay. Giữ động cơ hoạt động trong một khoảng thời gian trong khi tắt tất cả các phụ kiện có thể đang sử dụng điện.

Lần này ắc quy cần báo có mức điện áp cao hơn trước đó trong khoảng 0,5 đến 2 V khi mà động cơ đã tắt. Nếu ắc quy được sạc đầy nó sẽ báo 13,1 đến 14,6 V. Nếu điện áp giảm hoặc không thay đổi khi động cơ hoạt động, máy phát điện của bạn không sạc ắc quy đúng cách.

Nếu nó tăng hơn 2.0 V, máy phát điện đang sạc quá mức cho ắc quy. Nếu nó tăng dưới 0,5 V, máy phát điện không cung cấp đủ điện cho ắc quy.

Đo điện áp có tải của máy phát điện

Bây giờ ta sẽ kiểm tra máy phát điện để xem nó có hoạt động tốt khi có nhiều thiết bị sử dụng điện của nó không (khi có tải).

Để động cơ chạy ở tốc độ 2.000 RPM. Bật tất cả các thiết bị bao gồm đèn trong và ngoài xe, radio, cần gạt nước,…và kết nối lại vôn kế. Nếu nó đọc 13 vôn trở lên thì máy phát điện đủ mạnh. Bất cứ số báo nào thấp hơn 13 V có nghĩa là máy phát điện bị lỗi.

Kết

Nếu chiếc xe của bạn khởi động chậm hoặc không khởi động được, hãy kiểm tra ắc quy và máy phát điện của xe bởi vì đây là hai nguyên nhân thường thấy nhất cho sự cố này. Tốt hơn hết là hãy kiểm tra lại hai bộ phận này trước khi bạn gặp phải vấn đề chậm khởi động hay không khởi động được.

Hãy chú ý đến các biểu hiện của xe, bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến sự cố của một bộ phận nào đó cũng cần được kiểm tra ngay lập tức. Đừng để đến khi quá muộn.

Australia travel news, Australia travel guides, Australia holiday destinations and Australia reviews Du lịch nhật bản, hướng dẫn du lịch Nhật và đánh giá địa điểm Nhật Bản Japan travel news, japan travel guides, japan holiday destinations and japan reviews

TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất