Nếu thấy điều hoà ô tô không mát, hơi lạnh yếu… thì rất có thể xe đã bị rò gas, hết gas. Khi này cần kiểm tra càng sớm càng tốt.





Hệ thống điều hoà xe ô tô cũng có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự điều hoà trong nhà. Do đó sau một thời gian dài sử dụng, điều hoà ô tô có thể bị hao hụt gas, rò gas dẫn đến hết gas.

Điều hòa dùng bao lâu thì hết ga?


Không có thời điểm chính xác rằng bao lâu bơm gas điều hoà ô tô một lần. Bởi sự hao hụt gas sẽ tuỳ vào tình trạng hoạt động của hệ thống điều hoà cũng như việc sử dụng điều hoà nhiều hay ít. Thông thường các chuyên gia khuyên nên vệ sinh và kiểm tra gas điều hoà ô tô định kỳ sau 1 năm hoặc sau 20.000 – 30.000 km vận hành. Trong quá trình sử dụng xe, nếu thấy điều hoà có các dấu hiệu bất thường như không mát, làm lạnh chậm, hơi lạnh yếu… thì rất có thể điều hoà đã bị thiết gas, rò gas, hết gas…

Cách kiểm tra ga và quy trình nạp gas điều hoà ô tô
Cách kiểm tra ga và quy trình nạp gas điều hoà ô tô
Nên kiểm tra gas điều hoà ô tô định kỳ sau 1 năm hoặc sau 20.000 – 30.000 km vận hành

Cách kiểm tra ga điều hòa ô tô


Không có đồng hồ đo

Trong trường hợp không có đồng hồ đo gas lạnh, có thể kiểm tra ga điều hoà còn hay hết thông qua việc xem mắt ga trong hệ thống lạnh.

  • Nếu thấy mắt ga trong suốt, không có sủi bọt là điều hoà có thể gần hết ga hoặc quá nhiều ga.
  • Nếu thấy mắt ga sủi đục lăn tăn nhiều bọt là điều hoà đang bị thiếu ga.
  • Nếu thấy mắt ga trong suốt nhưng khi đạp tăng tốc/giảm tốc động cơ xuất hiện bọt khí là điều hoà đủ ga.
Cách kiểm tra ga và quy trình nạp gas điều hoà ô tô
Cách kiểm tra ga và quy trình nạp gas điều hoà ô tô
Nếu không có đồng hồ đo ga lạnh có thể kiểm tra ga bằng cách xem mắt ga trong hệ thống lạnh


Bên cạnh đó, khi kiểm tra điều hoà hết gas hay chưa có thể kết hợp sờ ống thấp áp. Nếu điều hoà hoạt động nhưng sờ ống thấp áp không thấy lạnh hoặc ít lạnh thì có thể xe đang bị thiếu gas, hết gas.

Có đồng hồ đo

Cách kiểm tra điều hòa hết ga chính xác nhất là sử dụng đồng hồ đo ga lạnh. Nếu thấy đồng hồ chỉ số thấp áp và cao áp thấp hơn mức tiêu chuẩn, ví dụ như thấp áp tầm 1 kg, cao áp dưới 10 kg thì có nghĩa là điều hoà đang bị thiếu gas, hết gas.

Cách kiểm tra ga và quy trình nạp gas điều hoà ô tô
Cách kiểm tra ga và quy trình nạp gas điều hoà ô tô
Cách kiểm tra điều hòa hết ga chính xác nhất là sử dụng đồng hồ đo ga lạnh

Hướng dẫn cách nạp gas điều hòa ô tô


Quy trình nạp gas điều hòa ô tô có 2 phần chính:

Hút chân không trong hệ thống

Trước khi nạp gas điều hoà ô tô cần sử dụng bơm chân không để đẩy hết không khí, độ ẩm và gas cũ ra ngoài. Nếu bỏ qua bước này khi nạp gas mới vào sẽ xảy ra tình trạng trộn lẫn ga cũ và ga mới. Điều này có thể làm ảnh hưởng không tốt đến hệ thống điều hòa.

Cách kiểm tra ga và quy trình nạp gas điều hoà ô tô
Cách kiểm tra ga và quy trình nạp gas điều hoà ô tô
Trước khi nạp gas điều hoà ô tô cần hút chân không trong hệ thống

Đầu tiên lắp máy bơm chân không, sau đó mở cả 2 van cao áp và thấp áp, rồi mở bơm. Đồng hồ bên thấp áp phải ở mức 750mmHg. Duy trì độ chân không 750mmHg và hút tiếp tầm10 phút.


Nếu đồng hồ bên thấp áp không đạt 750mmHg thì rất có thể xe ô tô bị rò gas, cần kiểm tra và xử lý trước khi hút tiếp. Bởi vì nếu rò rỉ, không khí ẩm sẽ đi vào và khiến việc nạp gas lạnh không còn hiệu quả.

Nạp gas điều hòa ô tô

Bước 1: Lắp van vào bình nạp gas

Để bơm gas điều hoà cần tiến hành lắp van vào bình nạp gas. Sau khi lắp hãy đóng cả 2 van, đục lỗ nắp bình gas, xả khí trong đường ống.

Để tránh tình trạng bình chứa bị thủng, khi ống nạp gas lắp vào mối nối với bình chứa, cần mở van hoàn toàn. Mở van thấp áp cho đến nghe tiếng xì của ga lạnh. Sau đó tiếp tục mở khớp nối để có thể nối bộ van thấp áp với ống nạp. Ngay khi gas lạnh được đi qua ống nạp, cần siết chặt khớp lại để tránh hơi lạnh bị thất thoát cũng như ngăn độ ẩm và không khí tràn vào ống nạp.

Cách kiểm tra ga và quy trình nạp gas điều hoà ô tô
Cách kiểm tra ga và quy trình nạp gas điều hoà ô tô
Bước 1: Lắp van vào bình nạp gas

Bước 2: Nạp gas cao áp

Khi nạp ga cao áp, lưu ý động cơ không hoạt động, van thấp áp đóng hoàn toàn, mở van cao áp hết cỡ. Nạp một bình ga đủ lượng, sau đó đóng van cao áp. Lưu ý cần chọn bình ga phù hợp với dung tích hệ thống.

Cách kiểm tra ga và quy trình nạp gas điều hoà ô tô
Cách kiểm tra ga và quy trình nạp gas điều hoà ô tô
Bước 2: Nạp gas cao áp

Bước 3: Nạp gas thấp áp

Khi nạp ga thấp áp, đóng chặt van cao áp, mở van thấp áp, công tác gió ở vị trí HI, bật công tắc A/C, mở hết công suất máy lạnh MAX COOL, mở toàn bộ cửa xe. Để biết nạp ga điều hòa ô tô bao nhiêu là đủ hãy theo dõi đồng hồ. Khi thấp áp ở mức 1.5 – 2.5kgf/cm2 và cao áp ở mức 14 – 15kgf/cm2 là đã đủ. Tiến hành đóng van thấp áp.

Cách kiểm tra ga và quy trình nạp gas điều hoà ô tô
Cách kiểm tra ga và quy trình nạp gas điều hoà ô tô
Bước 3: Nạp gas thấp áp

Lưu ý, nên giữ bình gas thẳng đứng để hơi gas dễ dàng vào hệ thống điều hòa xe, tránh hiện tượng gas lỏng đi vào. Ngoài ra, không nên bơm ga quá ngưỡng cho phép bởi có thể ảnh hưởng đến hệ thống điều hoà. Liên tục theo dõi đồng hồ nạp gas để biết được lượng nạp gas đã đủ hay chưa.

Bước 4: Tháo dụng cụ nạp gas

Sau khi nạp gas điều hòa ô tô cần khóa các van lại. Nhẹ nhàng tháo các khớp nối thiết bị nạp trên bình chứa và đồng hồ đo ra. Đồng thời kiểm tra lại có sự rò rỉ ở van thấp áp hay cao áp không.

Bước 5: Kiểm tra lại lần cuối

Bước cuối cùng trong quy trình nạp ga điều hòa ô tô là mở máy xe, bật thử điều hòa để kiểm tra khả năng làm lạnh. Nếu nạp thiếu ga hoặc một trong những chi tiết trong hệ thống bị trục trặc thì hơi lạnh sẽ không mạnh như mong muốn. Nếu điều hòa hoạt động bình thường, làm lạnh nhanh thì việc nạp ga đã thành công tốt đẹp.

Cách kiểm tra ga và quy trình nạp gas điều hoà ô tô
Cách kiểm tra ga và quy trình nạp gas điều hoà ô tô
Sau khi nạp ga điều hoà cần kiểm tra lại hoạt động của hệ thống điều hoà ô tô

Các loại ga điều hoà ô tô


Gas lạnh trong điều hoà ô tô thường có các tính chất: dễ bay hơi và hoá lỏng; không độc hại, không mùi, không cháy nổ, không ăn mòn; chất lượng ổn định. Gas ô tô có 2 loại chính là R12 và R134a.

Gas R12 (CFC-12) được dùng trong hệ thống điều hoà ô tô từ những năm cuối thể kỷ XX. Tuy nhiên người ta phát hiện ra loại gas này có thể gây ung thư da, khi vào không khí có khả năng phá huỷ tầng ozon. Do đó hiện nay hầu hết đều đã chuyển qua sử dụng loại gas R134a (HFC-134a).

Gas R134a có đặc tính bay hơi ở nhiệt độ và áp suất thấp, hoá lỏng và không bay hơi ở áp suất cao. Do đó khi làm môi chất cho điều hoà ô tô, gas R134a dễ dàng hoá lỏng hơn.

Cách kiểm tra ga và quy trình nạp gas điều hoà ô tô
Cách kiểm tra ga và quy trình nạp gas điều hoà ô tô
Hiện nay điều hoà ô tô thường sử dụng gas R134a

Ngoài 2 loại này thì hiện nay nhiều bên còn sử dụng các loại gas cho điều hoà gia đình như R22, R410a…

Bơm ga điều hòa ô tô giá bao nhiêu?


Trên thị trường hiện gas điều hoà ô tô có nhiều mức giá khác nhau tuỳ vào loại gas, thương hiệu, xuất xứ. Trong đó gas điều hoà ô tô xuất xứ Mỹ, Anh, Đức có giá cao hơn, rồi đến Ấn Độ, Trung Quốc… Giá gas điều hoà thường tính theo kg. Với các dòng ô tô dưới 8 chỗ, một lần thay gas điều hoà thường dùng trên dưới 2 kg gas. Những xe điều hoà 2 dàn lạnh, 3 dàn lạnh hay 4 dàn lạnh thì hiển nhiên sẽ tốn gas hơn. Bên cạnh giá gas, nếu thay gas điều hoà xe ở các xưởng, garage thì khách phải chi thêm tiền công thợ.

  • Giá bơm (bổ sung) thêm gas điều hoà ô tô thường từ 100.000 – 200.000 đồng/lần.
  • Giá thay gas điều hoà ô tô trung bình từ 300.000 – 1.200.000 đồng/lần.

Cách kiểm tra và xử lý xe ô tô bị rò ga


Gas xe ô tô sử dụng thường là loại không mùi nên khi bị rò ga sẽ khó biết qua mùi. Thay vào đó nếu thấy điều hoà có các dấu hiệu bất thường như hơi lạnh yếu, làm lạnh chậm, không mát… thì nên kiểm tra. Nguyên nhân có thể do xe bị rò gas nên dẫn đến thiếu gas hoặc hết gas lạnh.

Cách kiểm tra xe ô tô bị rò ga

  • Kiểm tra đường ống điều hoà xe

Đây là một trong những cách đơn giản nhất. Nếu nghi ngờ xe ô tô bị rò ga, bạn nên kiểm tra hệ thống đường ống điều hoà trong xe. Khi xe bị rò ga lâu ngày, đường ống thường bị đổi màu.

Cách kiểm tra ga và quy trình nạp gas điều hoà ô tô
Cách kiểm tra ga và quy trình nạp gas điều hoà ô tô
Để biết xe ô tô bị rò ga hay không có thể kiểm tra đường ống điều hoà
  • Sử dụng bọt xà phòng

Có thể kiểm tra rò rỉ gas hay tìm vị trí rò rỉ gas bằng xà phòng. Ở những vị trí bị rò ga xà phòng sẽ sủi bọt. Thông thường gas bị rò ở các đầu mối nối do đó nên kiểm tra kỹ những khu vực này.

  • Sử dụng máy dò gas lạnh bị gỉ

Hiện nay có các loại máy, thiết bị gò gas lạnh rò rỉ. Với công cụ hỗ trợ này người ta có thể kiểm tra phát hiện xe bị rò ga một cách nhanh chóng và chính xác.

Cách xử lý khi xe bị rò ga

Xe ô tô bị rò gas sẽ khó phát hiện qua mùi lạ. Tuy nhiên trong trường hợp nếu có mùi gas thì tốt nhất nên tắt ngay hệ thống điều hòa. Sau đó hạ kính xe để tạo sự lưu thông không khí bên trong xe, đẩy khí ga ra ngoài, giúp xe thông thoáng hơn. Tiếp đến, chủ xe nên đưa xe đến garage kiểm tra và khắc phục càng sớm càng tốt.

Văn Minh


TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất