Các thông số cơ bản của lốp xe

Lốp xe được thiết kế với các thông số chính gồm bề rộng lốp, chiều cao lốp, đường kính trong/vành và những thông số về tiêu chuẩn liên quan để người tiêu dùng dễ dàng chọn lựa được bộ lốp phù hợp cho chiếc xe của mình. Dưới đây là ý nghĩa và các xác định các thông số này:

Cách đọc các thông số lốp ô tô cơ bản





Như trong hình, ta có thông số lốp : 205/55R16 91S. Ý nghĩa các thông số này như sau:

205: Bề rộng lốp, tính từ 2 bên thành lốp là 205 mm.

55: Chiều cao lốp bằng 55% của bề rộng lốp (205mm), bằng 112,75 mm.


R: viết tắt của “Radial” nghĩa là lớp bố có kết cấu tỏa tròn, kết cấu thông dụng nhất trên ô tô hiện nay.

16: Đường kính mâm xe phù hợp là 16 inch.

91: Áp suất/tải trong tối đa lốp chịu được là 615 kg.

S: Lốp có thể hoạt động ở vận tốc tối đa 180 Km/h.

Trong đó, hai thông số về vận tốc và tải trọng tối đa được tra từ bảng sau:

Cách đọc các thông số lốp ô tô cơ bản

Một số ký hiệu khác trên lốp


Loại lốp: được phân loại theo điều kiện mặt đường, thời tiết hoặc các mùa trong năm. Ví dụ: M+S /M&S (Mud and Snow) dùng cho đường tuyết và đường nhiều bùn, lầy và cũng được dùng cho mọi loại thời tiết. Ngoài ra còn có ký hiệu M+SE, tương tự như lốp M+S nhưng có độ bám tốt hơn trên đường nhiều sỏi đá, tuyết nhiều…

Cách đọc các thông số lốp ô tô cơ bản

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng hệ thống đèn trên ô tô cho người mới.

DOT: ký hiệu tiêu chuẩn an toàn của bộ giao thông Hoa Kỳ.

Thời gian sản xuất: gồm 4 con số abcd, 2 ký tự đầu chỉ tuần sản xuất thứ n trong năm, 2 ký tự sau là 2 số cuối của năm sản xuất. Ví dụ : 4708 là lốp sản xuất vào tuần thứ 47 của năm 2008. Dãy số này thường sẽ được làm chìm (hoặc nổi) và nằm trong 1 vòng tròn trên thành lốp.

Cách đọc các thông số lốp ô tô cơ bản

Tên hãng lốp: (Bridgestone, Goodyear, Dunlop, Michelin, Pirelli,…). Ngoài tên hãng, trên thành lốp còn có tên dòng lốp, mã số dòng lốp, tùy vào hãng lốp quy định và đặt tên.

Cách đọc các thông số lốp ô tô cơ bản

TREADWEAR: khả năng chống mài mòn của lốp. Giá trị tiêu chuẩn là abc=100. Chỉ số này chỉ mang tính chất tham khảo, lốp mòn nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào thói quen lái, khí hậu, tình trạng mặt đường…

Traction A: chỉ số thể hiện khả năng bám đường. Thứ tự bám đường giảm dần từ AA → A → B → C. Ở Việt Nam, thường thấy loại A: chịu được lực ly tâm đến 0,35G (G – gia tốc trọng trường) khi xe quay vòng.

Temperature A: Khả năng chịu nhiệt hạng A. Khả năng chịu nhiệt giảm dần từ A → B → C.

Cách đọc các thông số lốp ô tô cơ bản

Max Permit Inflat: Áp suất lốp tối đa, tính theo đơn vị psi hoặc kPA. Lưu ý rằng thông số này mang tính chất tham khảo, không dùng để sử dụng thực tế. Áp suất bơm lốp cần thiết thấp hơn khá nhiều.

Tubeless: Lốp không săm.

Với những thông tin từ bài viết này, bạn có thể tự lựa chọn cho mình bộ lốp tối ưu và phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của bản thân.


TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất