Với những lỗi chân côn đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự điều chỉnh chân ô tô mà không cần mang xe ra trung tâm sửa chữa.

Chân côn ô tô hay còn gọi là hệ thống ly hợp của xe, đây là chi tiết để nối giữ hộp số động cơ và bánh xe. Cấu tạo chân côn ô tô bao gồm: vòng bi ly hợp, xy lanh cắt ly hợp, nắp ly hợp và đĩa ly hợp, với chức năng chính là đóng ngắt kết nối động cơ và bánh xe để chuyển số khi đang chạy xe. Nhưng sau khi sử dụng một thời gian, chân côn ô tô nặng hoặc nhẹ hơn thông thường, khiến bạn phải điều chỉnh chân côn ô tô để cân bằng lại hành trình chân côn.





Cách điều chỉnh chân côn ô tô
Cấu tạo chân côn ô tô

Cấu tạo chân côn ô tô

Nguyên lý hoạt động của chân côn là 2 trục bánh và một trục quay được kết nối với động cơ. Trụ còn lại sẽ nối hộp số và cầu truyền động và bánh xe. Vậy khi bạn đạp côn, tức là 2 trục sẽ tách ra và trục kết nối với động cơ quay và trục kia thì không. Sau đó, khi bạn nhả côn thì 2 trục sẽ lập tức chạm nhau và lực ma sát sẽ khiến trục kết nối với hệ thống trung gian dẫn bánh chuyển động.

Tham khảo thêm:

  • Lót sàn oto 3D
  • Giá xe Vios Toyota
  • Giá xe Innova g 2016 cũ

Cách điều chỉnh chân côn ô tô

Điều chỉnh chiều cao các đòn mở


Kiểm tra sẽ sử dụng thước cặp để đo đầu đòn mở tới bề mặt làm việc của đĩa ép và phải nằm trong phạm vi cho phép theo hãng đã quy định. Nếu khoảng cách ở các đòn mở không bằng nhau thì phải chỉnh lại và không được chênh lệch quá 0.3mm. Đòn mở được lắp trên bu lông, có thể thay đổi chiều cao bu lông để thay đổi chiều cao của đòn mở. Hoặc nếu đầu đòn có các bu lông điều chỉnh thì chỉ cần nới đai ốc để điều chỉnh bu lông ra hay vào tùy theo hướng cần điều chỉnh.

Điều chỉnh hành trình tổng cộng và tự do của bàn đạp chân côn

Hành trình tự do của chân côn là khoảng cách từ bàn đạp đến vị trí mà vòng bi triệt tiêu hết các khe hở tự do (lúc bắt đầu tiếp xúc với đầu đòn mở), người lái khi nhấn bàn đạp chân côn sẽ cảm thấy nặng. Sau đó, hành trình tiếp theo tới sát sàn xe ô tô gọi là hành trình làm việc (để cắt côn hoàn toàn). Và tổng hai hành trình đó là hành trình tổng cộng.

Cách điều chỉnh chân côn ô tô
Hành trình tự do là hành trình từ lúc nhấn côn đến khi cảm thấy được sức nặng

Hành trình tự do là hành trình từ lúc nhấn côn đến khi cảm thấy được sức nặng

Đầu tiên, sẽ đo độ cao của bàn đạp bằng cách dùng thước kê vuông góc với sàn xe, nếu chiều cao đúng chuẩn theo quy định của từng hãng xe thì được. Nếu không chuẩn thì phải chỉnh lại chiều cao sao cho đúng chuẩn bằng cách thay đổi chiều dài bu lông tỳ cần. Sau đó, nhờ một người khác để đạp chân ga tới sàn để đo khoảng cách hành trình tổng cộng lại. Nếu hành trình tổng cộng của chân côn ô tô thấp hoặc cao hơn bình thường, sẽ phải cân bằng lại chiều dài hành trình tự do của chân côn, ví dụ đối với với các loại xe Toyota chiều dài hành trình tự do chân côn là 5 – 15mm.

Cách điều chỉnh chân côn ô tô
Sau khi cảm thấy nặng tới lúc chân côn tới sát sàn là hành trình làm việc của chân côn

Sau khi cảm thấy nặng tới lúc chân côn tới sát sàn là hành trình làm việc của chân côn


Nếu không đúng theo chuẩn mà các hãng xe đã quy định thì cần thay đổi chiều dài của thanh kéo bằng vít chỉnh. Đối với các cấu tạo động thủy lực, cần chỉnh bằng cách nới ốc hãm vặn vít điều chỉnh để thay đổi chiều dài ty đẩy nối từ bàn đạp ly hợp tới piston xy lanh chính. Ngoài ra, đối với các loại dẫn động phanh thủy lực, bạn cần kiểm tra hành trình dịch chuyển bàn đạp tính từ khi nhấn côn tới khi ty đẩy bắt đầu tác dụng tới piston xi lanh. Và hành trình cho phép là 1 – 5mm.

Xả khí

Sau khi đã thực hiện quy trình chỉnh chân côn ô tô, cũng cần xả khí trong hệ thống thủy lực để đảm bảo không ảnh hưởng tới khả năng hoạt động chân côn. Đầu tiên, lắp ống nhựa vào ống xả khí, còn đầu còn lại cắm vào lọ hứng dầu phanh. Sau đó, nhấn bàn đạp côn và giữ nguyên ở vị trí đạp, đồng thới nới ốc xả khí tới khi thấy dầu phanh chảy ra thì vặn lại ốc thoát khí.

Cách điều chỉnh chân côn ô tô
Khí nằm ở ống dầu thủy lực có thể gây ảnh hưởng đến quá trình cắt côn của xe

Khí nằm ở ống dầu thủy lực có thể gây ảnh hưởng đến quá trình cắt côn của xe

Trên đây là những hướng dẫn cơ bản về cách chỉnh chân côn ô tô để giúp bạn có thể hiểu rõ các bước, nhằm đảm bảo hệ thống chân côn ô tô hoạt động hiệu quả và giảm thiểu các rủi ro. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, chân côn ô tô sẽ bị một số trục trặc như bị kẹt hay bị trượt… khiến bạn gặp nhiều rắc rối. Do đó, khi bạn gặp những dấu hiệu liên quan tới bộ ly hợp, bạn cần phải tới trung tâm bảo dưỡng có uy tín để có giải pháp khắc phục các vấn đề một cách sớm nhất.

Nghĩa Hoà

Australia travel news, Australia travel guides, Australia holiday destinations and Australia reviews Du lịch nhật bản, hướng dẫn du lịch Nhật và đánh giá địa điểm Nhật Bản Japan travel news, japan travel guides, japan holiday destinations and japan reviews

TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất