Khi đến thời điểm khi thay, chọn má phanh thì thuộc tính, các chủng loại và nhu cầu người dùng là những điểm cần lưu ý khi lựa chọn má phanh phù hợp với xe.

Cách chọn má phanh phù hợp với xe

Cách chọn má phanh phù hợp với xe

Theo kinh nghiệm ô tô, cách chọn má phanh phù hợp với xe là 1 vấn đề quan trọng, ảnh hưởng lến đến khả năng vận hành cùng độ an toàn của xe. Hệ thống phanh ô tô hiện đại đã trải qua một chặng đường dài. Từ hệ thống phanh cũ hoạt động bằng cơ học cho đến hệ thống ABS điều khiển bằng máy tính hiện nay, tất cả các bộ phận phanh cuối cùng đều bị hao mòn và cần phải thay thế. Bộ phận bị lạm dụng hoặc hao mòn nhiều nhất là má phanh. Việc chọn má phanh phù hợp ngày càng trở nên khó khăn do có nhiều lựa chọn, nhãn hiệu và kiểu dáng.





Má phanh phải luôn luôn được thay thế trước khi bị mòn hoàn toàn và theo khuyến nghị của nhà sản xuất để duy trì khả năng dừng xe tối ưu. Làm như vậy sẽ giảm thiệt hại cho các bộ phận phanh quan trọng khác như kẹp phanh và đĩa phanh. Để chọn đúng má phanh mình cần, hãy quan tâm các khía cạnh sau:

I. Thời điểm nên thay thế má phanh

Hầu hết các nhà sản xuất ô tô khuyến cáo nên thay thế má phanh mỗi khi xe chạy được 48.000-64.000km. Lốp và phanh kết hợp với nhau để giúp dừng xe nên sẽ rất hợp lý khi thay thế má phanh và lốp cùng lúc. Bằng cách thay thế má phanh trước khi bị mòn hoàn toàn, bạn sẽ tránh phải thay thế đĩa phanh (phần má phanh chạm vào để ngăn bánh xe quay). Đĩa phanh nên được thay thế mỗi khi xe chạy được tầm 160.000-190.000km. Có một vài triệu chứng phổ biến để người lái xe có thể nhận biết về thời điểm thay thế má phanh:

Cách chọn má phanh phù hợp với xe - Bắt triệu chứng

1. Phanh rít


Nếu bạn nhấn chân phanh và thấy một tiếng rít lớn, đó là do má phanh đã bị mòn quá 80%. Nếu không thay thế ngay má phanh, đĩa phanh cũng bị ảnh hưởng và có thể bạn sẽ phải thay toàn bộ phanh mới.

2. Chân phanh rung

Nếu bạn nhấn chân phanh và bạn cảm thấy rung thì đó là một dấu hiệu khác cho thấy má phanh bị mòn. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của việc đĩa phanh bị vênh hoặc gặp sự cố với hệ thống ABS. Chính vì vậy, bạn cần sự giúp đỡ của thợ máy chuyên nghiệp.

II. Những yếu tố cần lưu ý khi thay má phanh

Loại má phanh mà bạn cần sẽ phụ thuộc vào phong cách và điều kiện lái xe. Ví dụ, má phanh được thiết kế để đi lại hàng ngày hiếm khi phải chịu nhiệt độ cao. Trong khi đó, phanh của xe hiệu suất cao sẽ cần phải xử lý tốt ở nhiệt độ cao.

1. Thời tiết


Má phanh tốt là loại vận hành được ở mọi vùng khí hậu, bất kể là điều kiện khô, ướt, bùn lầy, ấm hay lạnh.

2. Nhiệt độ môi trường

Má phanh cần phải hoạt động đúng như dự định và cung cấp ma sát lý tưởng cho dù nhiệt độ cao hay thấp.

3. Nhiệt độ hoạt động tối đa (MOT)

Đây là nhiệt độ cao nhất mà má phanh có thể chịu được trước khi trở nên không còn an toàn.

Cách chọn má phanh phù hợp với xe

4. Phản ứng ma sát với nhiệt độ

Người dùng cần lưu ý tác dụng bao nhiêu lực vào bàn đạp để nhận được phản ứng tương tự khi phanh khẩn cấp so với phanh thông thường.

5. Tuổi thọ má phanh và đĩa phanh

 Cả má phanh và đĩa phanh đều dễ bị mòn. Bạn cần xem xét má phanh và đĩa phanh được thiết kế để kéo dài trong thời gian bao lâu.

6. Tiếng ồn và độ rung

Hãy chú ý xem xét mức độ tiếng ồn, độ rung và thậm chí cả cảm giác chân phanh khi tác động xuống má phanh.

7. Bụi bẩn

Má phanh có thể tích tụ bụi bẩn và sau đó bám vào bánh xe.

III. Các loại má phanh

Theo kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô, lời khuyên tốt nhất khi thay thế má phanh là luôn tuân theo khuyến nghị của nhà sản xuất ôtô. Trong hầu hết các trường hợp, điều này có nghĩa là bạn cần má phanh của nhà sản xuất phụ tùng gốc (OEM). Má phanh OEM thường có những loại phổ biến nhất sau đây:

1. Má phanh hữu cơ

Cách chọn má phanh phù hợp với xe

Ban đầu, má phanh được làm từ amiăng – vật liệu cứng nhưng độc hại, gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp. Khi amiăng bị cấm, má phanh được sản xuất bằng hỗn hợp nhiều vật liệu bao gồm cacbon, thủy tinh, cao su,… Má phanh hữu cơ thường êm hơn và mềm hơn nhưng nhược điểm chính là không bền. Loại má phanh này thường được sử dụng cho xe sang trọng và có trọng lượng nhẹ.

2. Má phanh bán kim loại

Cách chọn má phanh phù hợp với xe

Phần lớn các mẫu ôtô ngày nay sử dụng má phanh bán kim loại. Má phanh bán kim loại bao gồm đồng, sắt, thép kết hợp với chất bôi trơn than chì và các vật liệu khác để giúp giảm nhiệt tích tụ. Loại má phanh này thường được tìm thấy như dưới dạng OEM dành cho xe hạng nặng do độ bền tốt hơn. Má phanh bán kim loại cũng có hiệu suất dừng tốt hơn nên phù hợp cho xe bán tải và SUV.

3. Má phanh gốm

Cách chọn má phanh phù hợp với xe

Đây là loại má phanh mới nhất trên thị trường. Má phanh gốm được giới thiệu vào những năm 1980 như là một sự thay thế cho má phanh amiăng cũ. Loại má phanh này được làm từ vật liệu gốm cứng kết hợp với sợi đồng. Nhờ cấu trúc độc đáo, má phanh gốm có xu hướng bền nhất. Tuy nhiên, loại má phanh này vẫn có 2 nhược điểm. Mặc dù có thể chịu được nhiệt độ cao nhưng má phanh gốm không thể hoạt động tốt nhất ở vùng khí hậu lạnh vì vật liệu này dễ bị nứt khi được đưa vào điều kiện cực lạnh. Ngoài ra, đây cũng là loại má phanh đắt nhất.

IV. Má phanh OEM có phải là lựa chọn duy nhất?

Cách chọn má phanh phù hợp với xe

Câu trả lời là không. Có một số nhà sản xuất ô tô yêu cầu sử dụng các thành phần OEM để tuân thủ việc bảo hành. Tuy nhiên, một số công ty ôtô vẫn có các tùy chọn má phanh tương đương OEM nhưng được chế tạo bởi các nhà sản xuất khác (aftermarket). Nếu bạn sẽ mua má phanh aftermarket, hãy làm theo 3 quy tắc cơ bản sau:

1. Luôn luôn mua phụ tùng từ thương hiệu đáng tin cậy

Má phanh có thể cứu sống tính mạng. Do đó, bạn không nên mua má phanh được sản xuất bởi nhà sản xuất aftermarket giá rẻ.

2. Kiểm tra bảo hành

Nhiều nhà sản xuất má phanh aftermarket có cung cấp chế độ bảo hành. Mặc dù cuối cùng đều hao mòn nhưng nếu má phanh được bảo hành theo số km thì đó là một dấu hiệu tốt về chất lượng.

3. Tìm kiếm các chứng nhận

 Có hai chứng nhận má phanh nói chung đối với phụ tùng aftermarket. Đầu tiên là “Phân tích hiệu quả vi sai” (D3EA) và thứ hai là “Quy trình đánh giá hiệu quả phanh” (BEEP).

Bất kể bạn chọn loại má phanh nào, điều quan trọng cần nhớ là phải lắp đặt chính xác. Khi cần tìm kiếm má phanh phù hợp, hãy chắc chắn rằng bạn đã có thợ máy chuyên nghiệp để lắp đặt má phanh.


TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất