Sau một vài năm sử dụng, điều hòa (máy lạnh) của ô tô có thể bị hỏng hoặc khó giữ cho cabin mát vào những ngày nắng nóng. Ngay cả khi tăng mức đến mức tối đa, thì nó chỉ thổi ra khí nóng.
Cơ chế hoạt động của điều hòa trên ô tô.
Nếu tình trạng này xảy ra thì đã đến lúc mang xe đi chăm sóc bảo dưỡng hoặc cần vệ sinh thật tốt. Dưới đây là những phương pháp chẩn và sửa chữa khi điều hòa ô tô bị hỏng.
I. Điều hòa mát không sâu
Điều đầu tiên có thể nhận thấy với hệ thống điều hòa là quạt lồng sóc hoạt động kém. Để đơn giản hơn, dưới đây là các bộ phận nên xem xét khi điều hòa mát không sâu.
1. Lọc gió
Trong trường hợp đã bật tối đa công suất và có thể nghe được tiếng quạt quay “ù ù” mà không có không khí đi qua, thì có thể bụi bẩn đã tắc ở trong bộ lọc gió. Lọc gió nằm sau vị trí hộp đựng găng tay, cách khắc phục đơn giản nhất là thay lọc gió. Thông thường, nếu bộ lọc cabin bị đen, hoặc có nhiều cặn bẩn, nó cần được thay mới.
2. Van tiết lưu
Nếu xe vẫn không đạt được tốc độ gió cần thiết sau khi thay lọc gió, có thể là do rò rỉ trong van tiết lưu hoặc bị tắc. Điều này sẽ không dễ phát hiện và sửa chữa, vì vậy tốt nhất bạn nên nhờ thợ chuyên nghiệp kiểm tra xe.
3. Quạt lồng sóc
Như chúng ta đã biết, chức năng quạt lồng sóc là đưa hơi lạnh từ dàn lạnh vào bên trong cabin. Nếu không cải thiện được tốc độ gió, thì có thể là do quạt lồng sóc đã bị hỏng. Bạn nghe thấy động cơ kêu “ì ạch” khi A/C (điều hòa) đang bật, có thể là cánh quạt của quạt gió phải được thay thế. Nếu không có khí lạnh và âm thanh, thì quạt lồng sóc cần được làm sạch hoặc thay thế.
II. Điều hòa không mát
Nếu quạt không có vấn đề gì nhưng cabin dường như không mát, thì rất có thể hệ thống máy nén đang gặp trục trặc. Theo thứ tự các mức độ, dưới đây là nguyên nhân và cách khắc phục sự cố.
1. Không đủ môi chất làm mát
Môi chất làm lạnh phải được làm lạnh trước khi được thổi ra cabin. Môi chất làm lạnh hoạt động như một chất làm mát và được tuần hoàn trong hệ thống A/C tương tự như hệ thống làm mát trong động cơ ô tô. Theo thời gian, nó có thể thoát ra khỏi các đường ống tiết lưu, có nghĩa là hệ thống điều hòa không khí sẽ không đạt hiệu quả làm mát như trước.
Cách khắc phục đơn giản cho điều này là nạp thêm chất làm lạnh cho hệ thống A/C bằng cách sử dụng bộ nạp chất làm lạnh.
2. Quạt tản nhiệt hoạt động không hiệu quả
Một lý do khác khiến hệ thống A/C không hoạt động bình thường là do quạt tản nhiệt. Máy nén quay gần động cơ để lấy công suất từ trục khuỷu. Ga lạnh điều hòa có áp suất và nhiệt độ thấp được hóa hơi thông qua việc lấy nhiệt từ bên trong xe, sau đó được hút và nén bởi máy nén. Máy nén bơm môi chất có nhiệt độ và áp suất cao vào giàn nóng làm chúng có thể hóa lỏng dễ dàng.
Nếu quạt tản nhiệt của bạn không thổi khí hoặc không thổi không khí với tốc độ đủ nhanh, thì động cơ sẽ bị quá nóng và máy nén cũng có thể bị nóng. Thay thế hoặc sửa chữa quạt tản nhiệt nếu trường hợp đó xảy ra.
3. Máy nén bị lỗi
Để chẩn đoán bộ phận này, bạn cũng phải mang xe ra xưởng để kiểm tra. Bộ ly hợp của máy nén khí cũng có thể bị lỗi, có nghĩa là nó bị mòn hay rách. Trong trường hợp không sử dụng máy nén trong thời gian dài cũng có thể làm kẹt đường ống. Do vậy, hãy sử dụng điều hòa thường xuyên ngay cả trong mùa đông.
Bài viết liên quan:
III. Hệ thống điều hòa không bật
Nếu bạn bật A/C mà không có luồng khí nào hoặc không có bất kỳ phản ứng nào, nguyên nhân có thể từ lỗi công tắc A/C, dây điện hoặc do điều hòa bị thiếu hoặc thừa ga.
Trong trường hợp, các công tắc không chặt hoặc các mặt số không khớp vào vị trí như bình thường, có thể là do bảng điều khiển A/C của bạn đã bị hỏng. Bên cạnh đó, hệ thống dây điện là nguyên nhân, những vật dụng này có thể bị hỏng do ăn mòn hoặc có thể bị chuột gặm nhấm. Kết nối bị ngắt có nghĩa là không có tương tác với các thiết bị bên trong xe.
Một nguyên nhân cũng khá phổ biến khiến điều hòa không bật là do thiếu ga hay thừa ga, sẽ khiến cho áp suất cao hơn hoặc thấp hơn bình thường. Do vậy, để bảo vệ hệ thống điện lạnh trên ô tô thì công tắc áp suất sẽ tự động ngắt, không cho lốc lạnh hoạt động bởi nếu trường hợp này mà lốc vẫn chạy sẽ làm trầy xước piston, xilanh, thậm chí cong gãy gây vỡ hỏng lốc.
(Nguồn ảnh: Internet)