Các nguyên nhân phổ biến khiến ắc quy nhanh hết pin
Trái với suy nghĩ của nhiều người, có rất nhiều nguyên nhân khiến ắc quy ô tô nhanh hết ngay cả khi pin của xe ô tô là loại tốt. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến khiến ắc quy nhanh hết pin:
1. Bật đèn
Giữ đèn sáng là một trong những lý do khiến ắc quy xe cạn kiệt nhanh. Đây là một trong những sai lầm mà nhiều tài xế thường mắc phải. Đặc biệt nếu lỡ bật đèn xe hoặc cốp mở qua đêm.
Xe ô tô bật đèn qua đêm có thể gây hại cho ắc quy.
Ngay cả đèn vòm nhỏ cũng có thể làm cạn kiệt ắc quy xe. Vì vậy hãy đảm bảo tắt tất cả các thiết bị sử dụng ắc quy trước khi rời xe.
2. Sự cố về điện
Bạn nên biết rằng ngay cả khi tắt điện, một số chức năng trên xe vẫn hoạt động. Ví dụ như để báo động an ninh, để chạy đồng hồ, để ghi nhớ kênh radio… Tuy nhiên, một số thành phần khác có thể được bật nếu có sự cố điện.
3. Ắc quy đang trong tình trạng yếu
Chăm sóc bảo dưỡng ô tô kém có thể khiến ắc quy nhanh hỏng, do đó có thể không giữ ắc quy hoạt động trong một thời gian dài. Ngay cả với những thiết bị tiêu thụ ít điện cũng có thể khiến ắc quy chết. Ngoài ra, ắc quy không hoạt động tốt trong điều kiện cực nóng hoặc cực lạnh.
Chú ý: Bộ sạc nhỏ giọt là một giải pháp hiệu quả để bảo trì ắc quy. Bộ sạc nhỏ giọt giúp sạc ắc quy chậm và ngăn không cho sạc quá mức.
4. Kết nối ắc quy bị ăn mòn hoặc lỏng lẻo
Các đầu cực bị bẩn hoặc hoen rỉ cũng làm giảm hiệu quả hệ thống sạc.
Đây là kết quả của việc bảo trì kém. Các kết nối lỏng lẻo hoặc bị ăn mòn sẽ làm cho hệ thống sạc hoạt động không hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến làm cạn ắc quy xe. Nhiều mẫu xe sử dụng máy phát điện để sạc radio, đồng hồ, đèn và các bộ phận nhỏ khác. Trong trường hợp đó, một vấn đề về sạc có thể khiến cho ắc quy chết nhanh hơn. Nếu ắc quy không được sạc đúng cách, có thể bạn nên nhờ người có kinh nghiệm lái xe xem hộ.
5. Đai ốt xoay chiều bị lỗi
Điều gì có thể làm cho ắc quy nhanh hết pin ngay cả khi động cơ tắt? Máy phát điện thực hiện các công việc cung cấp năng lượng cho một vài hệ thống điện và sạc lại ắc quy. Nếu đai ốt bị ăn mòn, nó sẽ khiến mạch rút điện ngay cả khi động cơ không hoạt động.
6. Ắc quy cũ
Nếu xe bạn liên tục không khởi động, vấn đề có thể là do ắc quy bị hao mòn. Thông thường, ắc quy xe có tuổi thọ từ 4 đến 5 năm. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên gặp phải sự cố hao ắc quy xe hơi, có lẽ đã đến lúc mua ắc quy chất lượng.
Cách xử lý khi ắc quy ô tô hết điện
Thông thường nếu gặp tình huống này, tài xế thường gọi cho cứu hộ. Nhưng phương án làm mất nhiều thời gian và bạn có thể phải chi một khoản tiền lớn. Chính vì vậy, khi sử dụng ắc quy ô tô tài xế cần nắm rõ các bước câu bình kích điện và trang bị các dụng cụ cần thiết.
1. Chuẩn bị
Khi lái xe ô tô, tài xế nên chuẩn bị 2 sợi dây câu bình điện để sử dụng khi gặp sự cố ô tô hết điện ắc quy. Dây câu bình điện thường gồm 2 sợi tách biệt, trong đó dây màu đỏ để nối cọc dương (+), dây màu đen để nối cọc âm (-). Nên chọn những loại dây dài khoảng 2 mét, có sẵn đầu kẹp để dễ dàng sử dụng.
Tài xế cần chuẩn bị một bộ dây câu bình ắc quy và luôn để trong xe.
2. Cách xử lý khi xe ô tô hết ắc quy
Nhờ sự giúp đỡ của xe khác: Khi ô tô của bạn hết ắc quy, hãy nhờ sự giúp đỡ của các xe có đủ điều kiện để đấu nối và kích điện. Di chuyển sao cho chiếc xe vẫn hoạt động bình thường với xe hết điện ắc quy để dễ câu bình.
Để 2 ô tô gần nhau cho dễ câu bình ắc quy.
Vệ sinh khoang động cơ và các đầu cực: Khi tiến hành lau chùi khoang động cơ bạn cần chùi sạch sẽ hai cực để đảm bảo 2 cực của ắc quy được dẫn điện trong điều kiện tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý kiểm tra xem có dấu hiệu rò rỉ dầu hoặc xăng không, để tránh khi chập điện gây nguy cơ cháy nổ.
Dùng dây câu bình: Trên các loại bình ắc quy, cực dương kí hiệu màu đỏ, dấu (+) thường được thiết kế lớn hơn cực âm (-). Dùng một đầu kẹp của dây câu bình màu đỏ nối với cực dương của ắc quy bị hết điện. Đầu kẹp còn lại của dây màu đỏ nối với cực dương (+) của ắc quy dùng để kích điện trên xe cứu hộ. Chú ý khi thực hiện thao tác này tài xế không để cho 2 đầu kẹp chạm vào nhau hoặc chạm vào thân xe vì có thể gây chập điện.
Dùng dây màu đỏ (+) nối với cực dương của bình ắc quy hết điện.
Tiếp theo, tài xế dùng dây màu đen nối với cực âm (-) trên xe cứu hộ. Đầu dây màu đen còn lại kẹp vào một bộ phận kim loại không sơn trên xe bị hết điện ắc quy.
Khởi động xe: Sau khi hoàn thành việc đấu nối, tài xế để xe chạy không tải từ 3 – 5 phút để sạc điện cho chính ắc quy trên xe cứu hộ cũng như ắc quy trên ô tô bị hết điện. Sau đó, tài xế thử đề xe khởi động. Nếu xe không khởi động, hãy chờ thêm một vài phút đến khi xe khởi động được.
Chú ý không để hai đầu xe chạm vào nhau rất dễ gây cháy nổ.
Tháo dây câu bình: Khi tháo dây câu bình, tài xế nên tháo cẩn thận và tránh không để cho hai đầu dây chạm vào nhau. Tiếp tục để động cơ xe hoạt động trong khoảng 10 – 15 phút, đồng thời không bật ngay các thiết bị tiêu thụ điện để đảm bảo đủ điện năng từ máy phát vào ắc quy.
(Nguồn ảnh: Internet)