Các loại phanh xe ô tô gồm những loại nào? Ưu nhược điểm từng loại phanh ô tô như thế nào? Và đâu là loại phanh tốt nhất?

Phanh xe là bộ phận làm nhiệm vụ trái ngược với các thiết bị khác trên xe ô tô, thay vì vận hành cho xe lăn bán thì phanh xe có nhiệm vụ hạn chế tốc độ và dừng hẳn xe. Nguyên lý hoạt động phanh xe ô tô là khi muốn dừng xe hay giảm tốc độ, người lái xe cần tạo ra một lực vừa đủ làm cho các bánh xe quay chậm lại hay dừng hẳn được xe.

  • Giá Camry cũ
  • Crv cũ 2015
  • Mua Toyota Altis cũ





Phanh ô tô hiện nay có rất nhiều loại. Mỗi loại phanh đều có những ưu nhược điểm riêng. 

Các loại phanh xe ô tô, ưu nhược điểm từng loại phanh
Phanh xe là bộ phận quan trọng của xe ô tô

Phanh xe là bộ phận quan trọng của xe ô tô

Phanh tang trống

Phanh tang trống hay còn được gọi là phanh guốc, sở dĩ có tên gọi là phanh guốc vì phanh sử dụng má phanh áp vào mặt của guốc phanh. Phanh tang trống gồm nhiều bộ phận như guốc phanh, má phanh, mâm phanh, lò xo phanh, guốc phanh, trống phanh… đảm nhiệm vai trò khác nhau trong hệ thống phanh.


Các loại phanh xe ô tô, ưu nhược điểm từng loại phanh
Phanh tang trống xe ô tô

Phanh tang trống xe ô tô

Guốc phanh được tạo nên từ vật liệu nhôm đúc, có đặc điểm là trọng lượng nhẹ và tản nhiệt tốt. Guốc phanh có nhiều kiểu dáng khác nhau và được thiết kế riêng theo từng mẫu xe, kiểu dáng xe, năm sản xuất. Phần má phanh được gắn vào guốc theo nhiều kiểu tùy từng xe, có thể được dán keo, tán rivet hay bắt bulong. Trong các kiểu thì kiểu má phanh dán được sử dụng nhiều do ưu điểm tận dụng được tối đa bề dày của má, khi mòn không bị đinh tán cọ làm hỏng mặt trong của trống phanh. 

Mâm phanh là phần để gắn kết các bộ phận với nhau thành cụm phanh, vị trí của mâm phanh là trục bánh sau hoặc khớp lái ở cầu trước. Mâm phanh có hình dạng tròn, tên bề mặt có nhiều lỗ, vấu lồi để gắn xilanh thủy lực, lò xo giữ guốc phanh và cáp phanh tay.

Phanh guốc có kết cấu khá đơn giản, khi phanh các guốc phanh sẽ chuyển dịch theo chiều ngang và ép má phanh sát vào trống. Ưu điểm của phanh tang trống ô tô là hệ thống phanh có hiệu quả cả trong quá trình xe vận hành tiến tới hay lùi lại đều như nhau. Cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, ít hỏng vặt và chi phí sửa chữa, thay thế thấp. 

Tuy nhiên nhược điểm lớn của hệ thống phanh này là lực tác động để hãm phanh lớn nhưng hiệu suất phanh không cao và dễ bị bó cứng phanh hay bị trượt bánh, lệch tâm xe…


Đọc thêm: Thảm trải sàn 5D

Có chi phí thấp nên phanh tang trống chủ yếu được sử dụng cho các mẫu xe giá rẻ (chủ yếu dùng cho phanh sau) như xe sedan/hatchback hạng A, hạng B như Kia Morning, Hyundai Grand i10, Toyota Vios, Nissan Sunny…

Phanh đĩa

Phanh đĩa hiện đang được rất nhiều hãng xe lựa chọn để trang bị cho các mẫu xe phổ thông của mình. Phanh đĩa được chi thành hai loại là phanh đĩa quay và vỏ quay. Phanh đĩa có cậu tạo từ nhiều bộ phận như đãi thắng, đệm thắng, bố thắng… Phanh đĩa được làm từ thép, đĩa thắng được cố định vào trục bánh xe nhưng cũng có thể tháo rời dễ dàng để thay thế trong trường hợp hư hỏng. 

Các loại phanh xe ô tô, ưu nhược điểm từng loại phanh
Phanh đĩa xe ô tô

Phanh đĩa xe ô tô

Ưu điểm phanh đĩa ô tô là trọng lượng nhỏ, gọn nhẹ, thiết kế đơn giản, ổn định khi phanh, áp suất trên bề mặt ma sát của má phanh phân bố đồng đều, lực thắng hai bên đều nhau nên không bị xảy ra hiện tượng lệch tâm hay trượt bánh khi phanh gấp. Ngoài ra, khả năng thoát nước của phanh đĩa tốt, mỗi khi má phanh bị mòn sẽ tự điều chỉnh được kích thước kẻ hở giữa má phanh và đĩa phanh. Phanh đĩa dễ dàng kết hợp được với các công nghệ như chống trượt bánh, chống bó cứng phanh… 

Tuy nhiên nhược điểm của hệ thống phanh đĩa là dễ bị bào mòn, hư hỏng khi phải thường xuyên di chuyển trên đoạn đường có nhiều cát hạt rơi vào trong. Thế nhưng nếu chịu khó vệ sinh phanh đĩa định kỳ sẽ giúp phanh tăng tính ổn định và giảm thiểu hao mòn.

Đa phần các mẫu xe phổ thông hiện nay đều sử dụng phanh đĩa như Mazda 3, Mazda 6, Toyota Camry, Toyota Fortuner, Hyundai Elantra…

Phanh khí nén

Phanh khí nén có kết cấu hết sức phức tạo và chuyên dùng cho xe có tải trọng lớn. Các phương tiện chuyển vận chuyển hàng hóa hay có tải trọng lớn như xe container, xe bus, xe khách trên 50 chỗ ngồi thường sử dụng phanh khí nén. 

Nguyên lý hoạt động phanh khí nén như sau: trên phanh khí nén có 3 cửa, mỗi cửa nối hướng tới một đường khí khác nhau gồm một ống dẫn chính từ bình tích khí, một đường dẫn tới các xy lanh và đường đến các bình chứa phụ.

Các loại phanh xe ô tô, ưu nhược điểm từng loại phanh
Mô phòng hệ thống phanh khí nén trên xe ô tô

Mô phòng hệ thống phanh khí nén trên xe ô tô

Ưu điểm của phanh khí nén là nếu bị rò rỉ dẫn đến chảy dầu thì phương tiện sẽ lập tức dừng lại do được tự động kích hoạt phanh. Nhược điểm phanh khí nén là các chi tiết cũng như cấu tạo của phanh phức tạp và có kích thước lớn. Giá thành tương đối cao nhưng độ nhạy thấp và độ trễ lớn.

Minh Phong


TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất