Mùi hôi trên xe ô tô có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, chủ xe nên tìm hiểu nguyên nhân đến từ đâu để tiến hành quá trình vệ sinh hay sửa chữa kịp thời tránh hậu họa về sau.

Các loại mùi trên xe ô tô đến từ đâu?

Các loại mùi trên xe ô tô đến từ đâu?

Mùi hôi trên xe ô tô có thể diễn ra bất ngờ hoặc kéo dài trong một khoảng thời gian, nặng hoặc nhẹ tùy mức. Tuy nhiên, một lái xe thâm niên hoặc thợ sửa xe kinh nghiệm về ô tô sẽ phát hiện được chính xác nguyên nhân mùi trên xe đến từ đâu một cách dễ dàng. Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích có thể giúp hầu hết các lái xe khác phát hiện nguyên nhân mùi hôi trên xe ô tô.

Phần 1: Các loại mùi trên xe ô tô đến từ đâu?





Có rất nhiều nơi là nguyên nhân của mùi hôi trên xe ô tô. Ví dụ như:

– Bên trong xe

– Bên ngoài xe


– Dưới gầm xe

– Dưới mui xe

Các mùi này xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như:

– Các bộ phận bị bào mòn

– Nhiệt độ quá cao


– Nhiệt độ quá thấp

– Rò rỉ nhiên liệu (bên trong và bên ngoài)

Phần 2: Mùi từ bên trong xe ô tô

Bên trong xe ô tô là nơi đầu tiên lái xe nên chú ý để kiểm tra.

1. Mùi nấm mốc. Đây là mùi do nội thất bên trong xe ẩm. Nguyên nhân của sự ẩm thấp đó xuất phát từ:  

Các loại mùi trên xe ô tô đến từ đâu?

– Khu vực dưới bảng điều khiển: Khi điều hòa không khí bật, nước điều hòa sẽ dâng lên tại giàn lạnh dưới bảng điều khiển. Bình thường, nước đó buộc phải thoát ra ngoài xe. Nhưng nếu ống thoát bị tắc, nước sẽ chảy tràn vào trong xe ô tô và khiến thảm bị ẩm mốc. Do vậy, lái xe cần thường xuyên lau chùi ống thoát nước nếu nó bị tắc để tránh các vết mốc xảy ra.

– Nước có thể rò rỉ vào xe thông qua một kẽ hở nào đó xung quanh cửa sổ, cửa ra vào, kẽ hở thân xe hoặc từ cửa sổ trời .

– Ngoài ra, mùi còn xuất phát khi xe ô tô có vấn đề với hệ thống điều hòa không khí. Một số ô tô còn không có lớp bảo vệ trên giàn lạnh của điều hòa, nên nước sẽ ngưng tụ tại đây, gây ra ẩm và mùi ẩm mốc.

2. Mùi cháy. Mùi cháy trong xe có thể xuất phát từ hệ thống điện trung tâm hoặc một trong các chi tiết liên quan đến điện. Do vậy, lái xe cũng cần thường xuyên kiểm tra và tinh tế phát hiện ra mùi này để tránh các hỏng hóc đáng tiếc xảy ra sau đó.

3. Mùi ngọt. Nếu lái xe ngửi thấy mùi ngọt bên trong xe ô tô, thì có thể hệ thống làm mát đã bị rò rỉ. Bởi dung dịch làm mát có mùi ngọt và nếu nhiệt độ quá cao, dung dịch này sẽ tràn vào trong xe ô tô.

4. Mùi chua. Hầu như mùi chua trên xe ô tô đều đến từ lái xe. Bởi đó là mùi của đồ ăn hay thức uống có thể bị rơi vãi trong xe ô tô.

Cách khắc phục cơ bản là kiểm tra nguyên nhân, phơi khô hoặc rửa sạch sẽ. Nếu chất lỏng không gây thiệt hại đến thảm hoặc tấm lót cách nhiệt, thì lái xe chỉ việc phơi khô là có thể loại bỏ được mùi hôi.

Phần 3: Mùi từ bên ngoài xe ô tô

Nguyên nhân mùi hôi xuất phát từ bên ngoài xe có thể đến từ động cơ của xe, có thể có chi tiết nào đó của đông cơ xe bị rò rỉ hoặc bào mòn:

1. Mùi lưu huỳnh hoặc trứng thối là do bộ chuyển đổi khí thải trên ống xả bị hoặc động cơ bị trục trặc. Nếu đúng như thế, lái xe nên kiểm tra và thay thế ngay sau khi có thể.

Các loại mùi trên xe ô tô đến từ đâu?

2. Mùi nhựa cháy xảy ra khi có một vật nhựa nào đó dính vào ống xả và cháy. Vật này có thể bị dính vào ống xả khi di chuyển trên đường hoặc một bộ phận bằng nhựa nào đó của xe vô tình dính phải.

3. Mùi kim loại cháy có nguyên nhân từ hệ thống phanh quá nóng hoặc bộ ly hợp bị hỏng. Các đĩa ly hợp và bàn đạp phanh được làm từ các vật liệu tương tự nhau. Do đó, khi chúng bị bào mòn hoặc có các vấn đề trục trặc, lái xe sẽ ngửi thấy mùi kim loại cháy.

Các loại mùi trên xe ô tô đến từ đâu?

4. Mùi ngọt. Giống như mùi phát ra từ cabin, mùi ngọt cho thấy hệ thống làm mát trên xe bị rò rỉ, chảy vào động cơ đang nóng và gây ra mùi.

Các loại mùi trên xe ô tô đến từ đâu?

5. Mùi dầu cháy là dấu hiệu rõ ràng của việc chất đốt bị cháy. Điển hình là dầu động cơ hoặc dầu bị rò rỉ ra ngoài, chảy vào động cơ hoặc ống xả còn nóng và bốc mùi. Khi đó, chúng thường đi kèm với khói.

Phần 4. Sau khi phát hiện được nguyên nhân của mùi trên xe ô tô

Sau khi tìm ra nguyên nhân, cần tiến hành khử mọi loại mùi hôi trong xe ô tô bằng việc làm sạch, sửa chữa, thậm chí là thay thế một số bộ phận là điều cần thiết. Bởi không chỉ là mùi, mà nguyên nhân đó có thể gây ra một vấn đề hỏng hóc khác lớn hơn trong tương lai. Tuy nhiên, nếu lái xe không thể tìm ra nguyên nhân của mùi khó chịu thì bước tiếp theo là lái xe nên đánh xe đến các garage để cậy nhờ các nhà chăm sóc và bảo dưỡng ô tô chuyên nghiệp. 


TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất