Thước lái gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác khi điều khiển xe ô tô.

Ngày nay, hầu hết các loại xe đều sử dụng cơ cấu hệ thống lái là bánh răng – lái thanh răng. Nó cho phép bạn có thể đánh lái sang trái hoặc phải một cách dễ dàng. Đối một số dòng xe cao cấp hiện đại, nó sẽ sử dụng hệ thống trợ lực lái điện thay vì thủy lực. Cụ thể là thước lái sẽ biến đổi chuyển động tròn của vô lăng thành chuyển động tịnh tiến giúp xe định hướng được đường đi.





Các dấu hiệu cho thấy thước lái ô tô gặp vấn đề

Thước lái xe ô tô

Các dấu hiệu cho thấy thước lái ô tô cần được sửa chữa

Khi sử dụng lâu, thước lái của xe sẽ bị mòn và gây cảm giác lỏng lẻo ở vô lăng. Bạn nhận thấy hướng xe bị lệch hướng khi đi với tốc độ cao và rất khó để giữ nó đi đúng làn đường. Ngoài ra, bạn sẽ thấy vô lăng bị cứng hơn khi chạy ở tốc độ thấp và xe khó có thể về được vị trí thẳng sau khi thực hiện rẽ hướng.


Vô lăng khi đánh lái bị trễ: Khi bạn đã đánh vô lăng sang phải hoặc trái thế nhưng bánh xe vẫn không chuyển hướng nhanh, thì khi đó rất có thể cơ cấu thước lái ô tô của xe bạn đã bị mòn dẫn đến việc trễ vô lăng.

Các dấu hiệu cho thấy thước lái ô tô gặp vấn đề
Vô lăng đánh lái trễ hơn thông thường

Vô lăng đánh lái trễ hơn thông thường

Lốp xe mòn không đều: Trên thực tế, việc lốp không mòn đều có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, thế nhưng bạn cũng cần nên xem xét việc căn chỉnh thước lái xe không được chuẩn xác hoặc chi tiết này bị hỏng.

Rò rỉ dầu trợ lực: Khi thước lái có vấn đề sẽ gây ra rò rỉ dầu ở hệ thống trợ lực tay lái từ các vòng đai. Nhưng với dấu hiệu này, bạn có thể quan sát bằng mắt thường xác định, khắc phục các chỗ dầu bị rò rỉ và châm thêm dầu cho hệ thống trợ lực lái.

Các dấu hiệu cho thấy thước lái ô tô gặp vấn đề
Nếu thấy dầu trợ lực chảy ra thì có thể thước lái bạn đã bị hư

Nếu thấy dầu trợ lực chảy ra thì có thể thước lái bạn đã bị hư


Khi đánh lái nghe tiếng kêu lạ: Vào mỗi lần bạn vào cua, xe bạn lại phát ra tiếng lạch cạch thì chứng tỏ là bạn đang bị hỏng hệ thống thước lái bị hỏng. Hoặc bạn cũng có thể nghe tiếng cọt kẹt do ma sát thước lái nhưng thiếu bôi trơn.

Làm thế nào để khắc phục lỗi thước lái ô tô?

Sau khi đã xác định được lỗi của thước lái ô tô thông qua các dấu hiệu đã nêu phía trên. Điều tiếp theo chúng ta cần làm đó chính là cân chỉnh thước lái ô tô. Việc cân chỉnh lại thước xe ô tô nên được các tư vấn viên giàu kinh nghiệm thực hiện. Thế nhưng, bạn cũng cần nên biết về một số bước cơ bản để có thể dễ dàng theo dõi quy trình phục hồi lại thước lái ô tô cũ.

Các dấu hiệu cho thấy thước lái ô tô gặp vấn đề
Cân chỉnh thước lái

Cân chỉnh thước lái

Cách 1: Cân chỉnh thước lái xe ô tô bằng thước kéo

Cho đề máy lên và đánh vô lăng về chính giữa để xe đi lên thang 1 đoạn và dừng lại. Một người kéo mép thước, đặt mép thước vào gai bánh xe không chạm gầm xe 1 đoạn khoản 2 – 3cm. Đo trước và đo sau bánh nếu chênh nhau 0 – 2.5 mm là khoảng cách tốt nhất. Nếu vượt hơn thì phải chỉnh lại bằng cách nới ốc hãm rotuyn lái ra. Chú ý căn chỉnh cho đến khi nào xe đi thẳng vô lăng nằm ngay giữ và kiểm tra lại độ mòn lốp có tương đương nhau không.

Cách 2: Cân chỉnh thước lái xe ô tô bằng dây

Khởi động máy xe lên, điều khiển vô lăng về vị trí chính giữ xe đi thẳng. Buộc dây vào sau xe kéo qua banh sau lên bánh trước, dây nằm khoảng 2/3 từ dưới đất tính lên nửa bánh. Nhìn bánh xe trước, nếu phía trước bánh xe chạm dây thì chỉnh lại rotuy lái cho bánh qua phải và ngược lại nếu phía sau chạm dây thì cho bánh xe qua trái một ít. Lưu ý, cách chỉnh rotuyn là 1 vòng quay rotuyn bằng 1.5 m độ lệch bánh xe.

Việc bảo dưỡng thước lái xe ô tô sẽ giúp bánh xe cân bằng, trục lái sẽ thẳng với thước lái và giúp thước lái phối hợp tốt với hệ thống treo và truyền động. Từ đó sẽ giúp cho xe vận hành an toàn và ổn định hơn, nhất là ở tốc độ cao. Ngoài ra, cân thước lái ô tô cũng sẽ giúp vỏ xe bạn ít bị mài mòn hơn do tạo ít bề mặt tiếp xúc hơn.

Minh Tân


TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất