Không ai trong chúng ta mong muốn tình huống xe hỏng giữa đường, nhưng nếu chuyện đen đủi ấy xảy ra thì vẫn cần đối diện với nó. Chúng ta phải xem xét lại quá trình từ lúc chiếc xe đang hoạt động cho đến khi ngừng hẳn xem có bất cứ dấu hiệu báo trước nào hay không hoặc có thể có dấu hiệu cảnh báo nhưng chúng ta không chú ý thấy.
Các bước kiểm tra khi xe ô tô hỏng mà chưa rõ nguyên nhân
Phần lớn mọi người chẳng mấy khi quan tâm hay muốn biết điều gì đang xảy ra dưới mui xe cho đến khi xảy ra hỏng hóc thì lại ước giá như bản thân biết chút về kỹ thuật để có thể làm được gì đó. Có nhiều dịch vụ tư vấn từ xa qua điện thoại nhưng bản thân người lái xe phải biết được tình trạng thực sự của xe như thế nào mới có thể đặt dịch vụ sửa chữa hoặc nghe hướng dẫn phù hợp dựa vào trực quan nhìn thấy, ngửi thấy mùi, nghe âm thanh hoặc cảm giác.
Dưới đây là một số hướng dẫn có thể giúp người lái xe áp dụng khi xe gặp hỏng hóc giữa đường:
Dựa vào cảm nhận về mùi xe bốc lên |
|
Miêu tả về mùi |
Chẩn đoán |
Giống mùi gỗ cháy hoặc cao su cháy |
– Nếu ngửi thấy mùi giống cao su cháy thì có thể là phanh hoặc lốp bị quá nóng – Còn giống mùi gỗ cháy thì có thể hỏng ở bộ ly hợp |
Mùi khói ống xả |
– Khí carbon monoxide (CO) bị rò rỉ vào trong xe; dù khí CO không màu không mùi nhưng vẫn là một thành phần trong khí thải xe |
Mùi nhiên liệu |
– Ngửi thấy mùi xăng (nhiên liệu) thì nghĩa là rò rỉ ở hệ thống truyền dẫn nhiên liệu hoặc hệ thống phát thải hoạt động không đúng |
Mùi dầu cháy (hơi giống mùi khói xả của xe) |
– Dầu động cơ bị rò rỉ |
Mùi nấm mốc |
– Hệ thống lọc khí trong cabin xe cần được thay thế – Bộ phận thoát khí bị tích tụ dẫn đến tắc – Trong xe bị ẩm nước |
Mùi lưu huỳnh |
– Hỏng bộ chuyển đổi chất xúc tác trong ắc quy – Ắc quy sạc quá tải – Hỏng hóc ở hệ thống nhiên liệu |
Mùi ngọt |
– Rò rỉ hệ thống làm mát |
Dựa vào xúc giác, cảm giác để dự đoán tình trạng xe |
|
Dấu hiệu cảm nhận thấy |
Chẩn đoán |
Không khí không thoát ra từ lỗ thông hơi |
– Do cầu chì – Rơ-le kém – Hỏng motor quạt gió – Hỏng điện trở quạt gió – Tắc chỗ hút gió vào – Tắc ống dẫn khí |
Bàn đạp chân phanh khó nhấn |
– Hỏng bộ đẩy phanh – Ống dẫn chân không bị rò rỉ – Hỏng van đẩy phanh – Phanh bị lỗi hoặc hỏng – Kẹt van phân phối lực phanh |
Chân ga phải đạp sâu hơn bình thường |
– Lọt khí vào hệ thống thủy lực – Hỏng đường dẫn phanh – Rò rỉ ở xi-lanh chính – Phanh sau cần điều chỉnh – Con quay của phanh bị cong |
Phanh cần bơm dầu |
– Lọt khí vào đường dẫn lực phanh – Cạn dầu phanh – Hỏng xi-lanh chính – Ẩm dầu phanh – Hỏng van dầu – Con quay của phanh bị cong |
Chân phanh bị rung hoặc lắc |
– Con quay của phanh bị cong – Hỏng vòng bi – Lỏng trục khớp – Lệch tâm trục |
Xe bị nảy xóc hoặc không rung lắc khi chạy |
– Hệ thống giằng ở khung gầm xe kém hoặc gãy – Khô dầu bôi trơn ở hệ thống treo giảm xóc – Áp suất lốp xe không đúng (căng hơi hoặc xuống hơi) – Lốp bị phồng (lồi ra) hoặc mòn |
Trục lăn trên thân xe hoạt động quá mức |
– Hệ thống treo giảm xóc bị lỏng hoặc bị ăn mòn – Cần thay lò xò giảm xóc – Lốp mòn – Hỏng thanh cân bằng dưới gầm xe hoặc lỗi các đầu nối vào thanh cân bằng – Cải tạo lại xe |
Xe khó chuyển số hoặc chế độ lái |
– Rò rỉ dầu hộp số – Nam châm điện ở hệ thống truyền động hoạt động không đúng – Dầu hộp số bị nhiễm bẩn – Cáp chuyển số bị kém – Mòn bộ ly hợp |
Xe bị hóc số hoặc chồm số |
– Quá trình “Nổ” (Nạp-Nén-Nổ-Xả) ở một trong các xi-lanh xảy ra không đúng – Tắc đầu lọc nhiên liệu – Lỗi ở bộ bơm nhiên liệu – Lỗi cảm biến oxy – Lỗi van EGR (Exhaust Gas Recirculation System) dung để khống chế khí NOx trong khí thải của xe – Mòn bugi hoặc dây điện |
Xe bị giật mạnh về phía trước khi chạy nhanh |
– Lỗi cảm biến luồng không khí – Rò rỉ ở ống dẫn chân không động cơ – Hỏng bộ bơm nhiên liệu – Quá trình “Nổ” (Nạp-Nén-Nổ-Xả) ở một trong các xi-lanh xảy ra không đúng |
Xe bị nghiêng về một bên |
– Kẹt hệ thống giằng ở khung gầm hoặc lò xo giảm xóc – Một bộ phận trong hệ thống treo giảm xóc bị vỡ hoặc cong – Lệch khung gầm – Kích thước lốp hoặc áp suất lốp ở các bên không bằng nhau |
Xe bị kéo về bên phải hoặc bên trái khi nhấn phanh |
– Áp suất lốp không đều nhau giữa các bánh – Hỏng hệ thống phanh – Mòn các bộ phận của hệ thống treo giảm xóc |
Xe bị kéo về một phía khi đang lái |
– Áp suất lốp không đều nhau giữa các bánh – Các bánh xe bị lệch – Lỗi hệ thống phanh – Vòng bi ở bánh xe đã kém – Mòn hệ thống treo giảm xóc – Mòn thanh nối tay lái |
Xe bị rung lắc |
– Lốp xe có vấn đề – Động cơ hoạt động không ổn định – Cong rô-tơ của phanh – Mòn các mấu treo giữ động cơ – Lỗi hệ thống treo giảm xóc |
Xe hoặc vô-lăng bị lắc khi nhấn phanh |
– Cong hoặc mòn rô-tơ của phanh – Rô-tơ bị lệch |
Xe bị rung khi vào đoạn rẽ |
– Cạn dầu ở hệ thống trợ lực tay lái – Lỗi bơm dầu ở hệ thống trợ lực tay lái – Hệ thống trợ lực tay lái bị gãy hoặc kẹt – Vòng bi kém – Lỗi bộ vi sai |
Xe bị rung khi lên dốc |
– Hỏng trục CV hoặc các khớp nối – Lỗi khớp U – Dầu ở bộ vi sai bị cạn hoặc nhiễm bẩn; – Động cơ hoạt động không ổn định. |
Bàn đạp bộ ly hợp không hoạt động |
– Đứt cáp bộ ly hợp; – Lỗi thanh nối đòn bẩy; – Cạn dầu bộ ly hợp; – Lỗi xi-lanh chính của bộ ly hợp; – Lỗi xi-lanh phụ. |
Động cơ bị rung lắc |
– Mòn bugi hoặc dây điện – Ống nối vào động cơ bị lỏng hoặc tuột – Lỏng cực điện ắc quy – Lỏng hoặc tắc bộ lọc không khí – Lỏng các đai cân chỉnh |
Xe bị lắc hoặc chồm lên quá mức |
– Bánh xe cần cân chỉnh lại – Lốp quá mòn – Lỏng thanh nối tay lái – Thanh giằng ở khung gầm hoặc lò xo giảm xóc bị kém hoặc hỏng – Hỏng bộ treo giảm xóc |
Ghế ngồi bị lắc hoặc rung |
– Ghế ngồi không còn được gia cố chắc chắn vào khung xe – Mòn các bộ phận thuộc hệ thống treo giảm xóc – Cong phanh đĩa – Lỗi phanh trống – Các bánh xe không cân bằng |
Cảm thấy vô-lăng lỏng lẻo |
– Mòn thanh đòn bẩy – Mòn thanh pitman hoặc thanh đệm – Mòn khớp tròn – Lỏng bộ phận thuộc hệ thống treo giảm xóc |
Vô-lăng khó bẻ lái |
– Cạn dầu hệ thống trợ lực tay lái – Hỏng bơm dầu bào hệ thống trợ lực tay lá – Hỏng đai giữ hệ thống trợ lực tay lái – Áp suất lốp thấp |
Vô-lăng rung hoặc lắc |
– Bánh xe không cân bằng – Lỏng vít giữ khớp trục – Hỏng vòng bi – Mòn lốp – Cong rô-tơ phanh |
Nghe âm thanh để đoán tình trạng xe |
|
Miêu tả âm thanh |
Chẩn đoán |
Tiếng nổ sớm (trong 4 kỳ Nạp-Nén-Nổ-Xả) |
– Ẩm hệ thống dẫn nhiên liệu – Tỷ lệ trộn không khí và nhiên liệu khi bơm vào xi-lanh không đúng – Rò rỉ ống dẫn chân không – Lỗi van bơm khí vảo – Hỏng bộ đánh lửa hoặc van cân bằng |
Tiếng đập mạnh |
– Lỏng thanh liên kết – Mòn cánh tay trục – Mòn khớp tròn hoặc các bộ phận thuộc hệ thống treo giảm xóc – Lỏng má phanh |
Âm thanh như tiếng kim loại va đập khi xe đi qua những chỗ xóc |
– Lệch cánh tay trục – Lệch điểm cuối của thanh cân bằng – Lệch trục tròn hoặc phần hệ thống treo giảm xóc – Mòn hoặc lỏng các bộ phận thuộc hệ thống lái – Vấn đề liên quan đến hệ thống ống xả |
Tiếng lách cách |
– Hỏng khớp CV – Thanh giằng ở khung gầm đã kém – Các mấu móc bị lỏng – Lỏng bộ căng đai hoặc thiết bị kéo căng – Mòn lốp – Cạn dầu động cơ – Hỏng ắc quy |
Tiếng lách cách khi xe vào khúc cua |
– Rách tấm kẹp bánh xe ở trục CV – Mòn hoặc khô khớp CV – Hỏng trục khuỷu hoặc bộ vi sai – Mòn lốp – Mòn vòng bi |
Tiếng ầm ầm như tiếng hét khi xe vào cua |
– Cạn dầu hệ thống lái trợ lực – Mòn hoặc lỏng đai cố định tay lái trợ lực – Mòn lò xo hoặc thanh giằng – Khô hoặc hỏng ống lót ổ trục ở hệ thống giảm xóc – Mòn khớp tròn (bóng khớp) – Dứt thanh giằng ở cuối tay đòn – Hỏng các bộ phận thuộc hệ thống trợ lực tay lái |
Tiếng nghiến rít kêu ken két khi nhấn phanh |
– Miếng lót phanh đã quá mòn – Có các mảnh vật chất từ bên ngoài lọt vào trong phanh – Chất lượng miếng lót phanh kém – Mòn cảnh báo liên kết trong rô-tơ – Rỉ sét rô-tơ phanh |
Tiếng rít ken két khi chuyển số |
– Tuột mấu cài khớp của bộ ly hợp – Mòn bộ ly hợp – Mòn cơ cấu đồng bộ hóa của hộp số – Nứt hoặc gãy bánh rang trong hộp số – Cạn hoặc dầu hộp số bị nhiễm bẩn |
Tiếng rít ken két khi xoay chìa khóa xe để đánh lửa khởi động xe |
– Hỏng bánh răng của chế độ khởi động – Hỏng nam châm điện dung để khởi động xe – Lỗi bộ ly hợp, bánh đà |
Tiếng ùng ục như thổi bọt khí |
– Hỏng hệ thống làm mát – Thoát khí ở đầu gioăng – Lọt khí vào hệ thống sưởi hoặc hệ thống làm mát – Cạn nước làm mát – Động cơ quá nóng – Đôi khi có một số hệ thống làm mát ở một số loại xe khi hoạt động cũng có tiếng bình thường như thế |
Âm thanh chói tai khi dung phanh |
– Mòn má phanh, đệm phanh – Đĩa phanh bị ô xi hóa – Lỗi xi-lanh chính của phanh hoặc má phanh – Hỏng đĩa phanh |
Tiếng gió rít |
– Mòn ống dẫn khí – Rò rỉ nước làm mát – Động cơ quá nóng |
Tiếng gió rít khi dung phanh |
– Hở ống chân không – Hỏng bộ giảm thanh ống xả – Hỏng xi-lanh chính |
Tiếng kêu ù ù |
– Mòn lốp – Hỏng vòng bi |
Tiếng va chạm kim loại bất thường |
– Hỏng khớp bóng, khớp tròn – Hỏng khớp nối của thanh cân bằng – Mòn hoặc lỏng tay đòn – Mòn hoặc hỏng hệ thống giảm xóc |
Tiếng gõ va chạm khi xe đi qua chỗ xóc |
– Hỏng thanh giằng hoặc mấu treo thanh giằng – Hỏng khớp bóng, khớp tròn – Mòn hoặc hỏng hệ thống treo giảm xóc |
Tiếng ồn to từ phanh sau |
– Mòn miếng đệm phanh – Vỡ hoặc lệch trục nhỏ ở má phanh – Kẹt phanh đỗ xe |
Tiếng ồn khi vào số |
– Cạn dầu hộp số – Lỏng mối treo mô-tơ – Lỏng trục U hoặc trục CV – Mòn bộ ly hợp – Mòn vòng bi – Hỏng các chi tiết bên trong bộ truyền động |
Tiếng ồn khi dung bộ ly hợp |
– Mòn vòng bi – Mòn bộ ly hợp – Hỏng bánh đà |
Tiếng ùng ục vù vù |
– Lỏng hoặc vỡ tấm cách nhiệt hoặc chắn bụi – Mòn lốp – Hỏng vòng bi |
Tiếng kim loại va đập |
– Cạn dầu motor – Lỏng đai giữ – Tỷ lệ không khí pha với nhiên liệu không đúng – Chất lượng hóa dầu nhiên liệu không chuẩn – Động cơ quá nóng – Vấn đề ở bộ cân chỉnh động cơ – Lỏng hoặc hỏng tấm cách nhiệt |
Tiếng ồn khi điều chỉnh cửa kính xe |
– Hỏng mô-tơ điều chỉnh cửa kính – Hỏng bộ điều khiển – Rảnh trượt kính bị khô hoặc bẩn |
Tiếng rít chói tai lặp đi lặp lại |
– Mòn ống xoắn dây cu-roa – Bộ căng dây cu-roa bị kém đi hoặc hỏng – Kẹt puli truyền động ở động cơ |
Tiếng xoay tăng kèm theo khi xe tăng tốc |
– Hỏng vòng bi – Mòn lốp hoặc trục lốp không cân chỉnh thẳng hàng |
Tiếng rít khi xe khởi động |
– Mòn hệ thống dây cu-roa – Mòn puli truyền động hoặc bộ căng dây cu-roa – Kích thước dây cu-roa không phù hợp hoặc bộ căng dây cu-roa lệch vị trí – Hỏng các chi tiết bên trong động cơ |
Tiếng rít hoặc xúc xắc trong động cơ |
– Dây cu-roa quá căng – Lệch ổ bi ở trục puli – Dây cu-roa bị khô hoặc nứt – Dây cu-roa quá chặt |
Tiếng cót két, rít rít ở dây cu-roa timeing-belt (dây cu-roa kiểu Serpentine-belt cuốn ngoằn ngoèo qua các đầu trục; còn kiểu timing-belt là cuốn 3 góc theo hình tam giác) |
– Hỏng trục puli của van bơm nước – Đứt ren (răng) trên dây cu-roa – Các trục puli không thẳng hàng – Khô hoặc nứt dây cu-roa – Dây cu-roa quá chặt |
Tiếng ồn từ hệ thống xả vang lên đột ngột |
– Vỡ bộ giảm thanh hoặc bục ống xả – Nứt đường xả từ động cơ – Vỡ bộ chuyển đổi chất xúc tác |
Tiếng hư hử như tiếng rên khi dạt cần số |
– Cạn dầu hộp số – Mòn bộ ly hợp hoặc bánh đà – Hỏng vòng bi – Lỗi bộ vi sai |
Tiếng ù ù ở động cơ |
– Mòn ổ bi của động cơ – Lệch trục bơm nước – Hỏng hóc ở bên trong động cơ – Lệch bộ căng dây cu-roa |
Đôi khi nếu xe bị rò rỉ thứ gì đó sẽ xuất hiện đèn báo hoặc bốc mùi, nhưng rất nhiều khi đèn báo không hoạt động và người lái xe không thể hiểu được nguyên nhân của hiện tượng xe đang gặp phải. Sau khi tham khảo những gợi ý trên thì lái xe có thể sử dụng dịch vụ tư vấn sửa chữa từ xa qua điện thoại hoặc đơn giản là đặt hoặc yêu cầu bên sửa chữa mang đến những thứ phù hợp.