Trần mái bên trong xe có bọc bằng vải nên qua thời gian sử dụng sẽ hấp thụ mùi trong xe và có thể bị bẩn. Cần sử dụng chất tẩy rửa chuyên dành cho nội thất bọc trong xe để làm sạch trần xe và vải ốp trần.

Các bước để vệ sinh phần trần mái bên trong xe

Các bước để vệ sinh phần trần mái bên trong xe

Theo hình ảnh bóc tách đầy đủ một trần xe sẽ gồm có các lớp: vải, vinyl, da hoặc có thể một vài loại chất liệu bọc ngoài khác tùy thuộc do mục đích của chủ xe:





– Giữ nhiệt trong xe với môi trường bên ngoài khi trời lạnh;

– Cách âm hoặc giảm bớt tác động lực từ bên ngoài khi va đập;

– Tạo ấn tượng phong cách riêng biệt;


– Có thể treo thêm một số thiết bị nhỏ như đèn trần hoặc gắn microphone có Bluetooth.

Các bước để vệ sinh phần trần mái bên trong xe

Những lớp vật liệu dùng để ốp bọc cho trần xe gọi chung là headliner và sẽ có nhiều lớp, không chỉ đơn thuần có vải bọc nhưng bọc vải thì sẽ giảm được số điểm bám trên lớp vỏ xe. Lớp bọc ốp trần xe sẽ bao gồm các lớp:

– Một lớp đệm cứng thường được sản xuất từ sợi thủy tinh hoặc một tấm ván được định hình theo trần xe;

– Một lớp mút mỏng loại bọt xốp được gắn keo dính vào lớp đệm cứng;

– Lớp vật liệu bọc cuối cùng được gắn keo toàn bộ để dính hoàn toàn vào lớp ốp bên trên.


Mặc dù tấm headliner có nhiều lớp như kể trên nhưng khi sản xuất thì nhà sản xuất đã gắn đồng nhất các lớp vật liệu thành một tấm ốp sẵn và có thể thay thế đồng bộ khi cần. Phần ốp trần thường bị chủ xe bỏ quên khi tiến hành việc vệ sinh làm sạch xe hoặc ít được chú ý đến nên sẽ dần trở nên bẩn và đổi màu. Bề mặt của lớp ốp thường xốp mềm nên khi hấp thụ mùi hoặc khói thì sẽ lưu lại rất lâu: vài ngày, vài tuần hoặc vĩnh viễn. Khi phát hiện có vết bẩn trên trần xe, chủ xe sẽ nghĩ đến việc làm sạch vết đó. Nhưng việc vệ sinh làm sạch trần xe cần được chú ý cẩn thận như các chi tiết bọc khác trong xe để tránh gây hư hỏng khi muốn loại bỏ mùi hoặc vết bẩn.

Trường hợp 1: Loại bỏ các vết bẩn kích thước nhỏ

Các bước để vệ sinh phần trần mái bên trong xe

Đồ dùng cần sử dụng gồm có:

– Vải tổng hợp loại được dệt từ sợi cực mảnh;

– Chất tẩy rửa chuyên dùng, an toàn cho nội thất bọc.

Chú ý không sử dụng bàn chải chà lớp headliner thì có thể sẽ để lại vết trên đó.

Bước 1: Lau nhẹ nhàng

– Lau đi lau lại một cách nhẹ nhàng bằng miếng vải sợi tổng hợp;

– Phải lau nhiều lượt nhẹ nhàng để loại bỏ vết bẩn, bởi nếu dùng lực mạnh để chà thì có thể sẽ làm vết bẩn thấm sâu hơn vào lớp ốp trần.

– Nếu vết bẩn đã bị loại bỏ không còn thấy nữa thì coi như mục tiêu hoàn thành; nhưng nếu vẫn bẩn thì tiếp tục theo bước thứ 2.

Bước 2: Dùng chất tẩy rửa kết hợp khăn lau

– Mở miếng khăn vải ra, bơm lượng nhỏ chất tẩy rửa lên khăn chờ một chút cho thấm ẩm vào khăn lau.

– Dùng chỗ khăn thấm ẩm dung dịch lau để chà nhẹ lên vết bẩn trên trần xe.

– Sử dụng lực lau nhẹ nhàng vì chỉ cần chà sát dung dịch tẩy rửa lên vết bẩn thay vì ấn cho nó ngấm sâu thê lên lớp headliner.

– Dùng đầu khô của khăn lau để lau lại vết vừa chà, tránh để ngấm dịch vào làm ẩm headline.

– Chờ cho dung dịch tẩy rửa khô hoàn toàn thì kiểm tra lại xem vết bẩn đã bị loại bỏ hoàn toàn hay chưa. Nếu vẫn còn thì áp dụng trường hợp 2.

Trường hợp 2: Tiến hành làm sạch cả bề mặt headliner

Dồ dùng cần có:

– Bàn chải lông mềm;

– Chất tẩy rửa dùng cho nội thất xe.

Nếu áp dụng theo trường hợp 1 mà vẫn chưa hoàn toàn sạch thì headliner cần được làm sạch toàn bộ theo cách sâu hơn.

Bước 1: Xịt chất tẩy rửa lên bề mặt headliner

– Phải chú ý đặc biệt đến các góc, khe và quanh đèn trần;

– Chú ý: Sử dụng loại bình xịt có tạo bọt sẽ giúp dễ dàng loại bỏ vết bẩn bám sâu dưới bề mặt headliner còn loại bình bơm bình thường không hiệu quả bằng.

Bước 2: Sau khi xịt chất tẩy lên bề mặt ốp trần thì để yên đó chờ một lát.

Bước 3: Dùng bản chải lông mềm

– Sau khi đã chờ một lát thì lấy bản chải lông mềm chà nhẹ nhàng bề mặt headliner.

– Phải chà hết kỹ mọi ngóc ngách trên headliner bởi nếu bỏ xót một chỗ thì khi dung dịch vệ sinh khô đi, chỗ bị bỏ xót lẽ lộ ra rõ ràng.

Bước 4: Chờ khô

– Sau khi lau xong phải chờ cho headliner khô hoàn toàn. Tùy thuộc vào lượng dung dịch tẩy rửa đã xịt là nhiều hay ít thì thời gian chờ khô hoàn toàn sẽ dài hay ngắn.

– Đối với các vết bẩn cứng đầu thì trường hợp 2 này sẽ có hiệu quả. Lặp lại từ bước 1 đến bước 4. Nếu vết bẩn vẫn còn thì chuyển sang trường hợp 3.

Trường hợp 3: Tiến hành làm sạch sâu bằng máy

Các bước để vệ sinh phần trần mái bên trong xe

Nếu không làm sạch được vết bẩn ở headliner theo 2 trường hợp trên thì biện pháp cuối cùng là phải làm sạch sâu. Bởi phương pháp này có sử dụng nhiệt và có độ ẩm nên sẽ làm lỏng lớp keo gắn kết của headliner có thể dẫn đến tình huống xấu nhất là tấm ốp trần xe rơi xuống; cũng có thể khiến liên kết giữa các lớp cấu tạo thành headliner bị lỏng lẻo hoặc phồng rộp.

Đồ dùng cần có:

– Thiết bị (máy) làm sạch sâu đối với bề mặt vật liệu xốp dày;

– Nước nóng lấy trực tiếp từ vòi;

– Loại bình xịt tẩy rửa đặc trị gọi chung là stain remover.

Bước 1: Đổ đầy nước vào máy làm sạch sâu

– Đổ nước hòa với chất làm sạch vết bẩn vào trong máy làm sạch sâu.

– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy để cho vào lượng nước vừa đủ dùng.

– Chú ý: sử dụng một loại chất tẩy rửa suốt quá trình dùng máy về sau, bởi nếu thay đổi chất tẩy rửa khác có thể gây ra phản ứng lẫn nhau khiến vết bẩn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Bước 2: Khởi động máy làm sạch

Các bước để vệ sinh phần trần mái bên trong xe

– Khởi động máy và sử dụng theo hướng dẫn đi kèm theo máy; nếu là loại máy cần phải khởi động làm nóng máy trước thì cần chờ khi máy sẵn sàng làm việc.

– Cho một lượng nhỏ chất tẩy rửa dùng cho nội thất bọc của xe lên trên đầu vòi phun của máy.

Bước 3: Bắt đầu từ góc trước

– Chạm đầu vòi của máy làm sạch lên headliner, bắt đầu từ phía góc trước.

Bước 4: Di chuyển đầu vòi phun

– Gạt nhẹ đầu vòi phun của máy làm sạch để chất tẩy rửa phủ đều hết bề mặt lớp vải bọc, di chuyển đầu vòi phun dọc theo bề mặt headliner. Đảm bảo tốc độ di chuyển vùng phun là 3 đến 4 inch mỗi giây để đảm bảo lớp headliner không bị quá ẩm.

– Nếu xảy ra tình huống là bề mặt headliner vốn đã bị ẩm thì tốc độ di chuyển vòi phun phải nhanh hơn.

Bước 5: Di chuyển vòi phun theo đường ngang

– Di chuyển vòi phun theo đường ngang trần xe với từng đường dứt khoát dài 24 inch phủ từ bên này sang bên kia trần xe. Tiếp theo di chuyển theo phương ngang thân xe thường đường ziczac kích thước ½ inch.

– Dùng nút bấm để điều khiển vòi phun, tránh không cho nước pha dung dịch tẩy rửa bắn khắp nơi.

Bước 6: Giữ đúng cách di chuyển và hướng của vòi phun

Chú ý nên dùng lực đều để đảm bảo toàn bộ phần trần xe được làm sạch với chế độ máy bật ở cùng một tốc độ và cùng đúng cách di chuyển vòi phun rồi chờ cho lớp headliner khô.

Bước 7: Chờ cho khô

– Cần khoảng 1 ngày để cho toàn bộ lớp headliner khô hoàn toàn, hoặc có thể bật quạt thốc gió vào trong xe để nhanh khô hơn.

– Nếu khu vực đang để xe là không gian kín hoặc không gian có điều hòa nhiệt độ thì hạ cửa kính xe để giúp tăng lượng không khí lưu thông bên trong.

Bước 8: Dùng tay miết

– Khi headliner đã chờ khô hoàn toàn, dùng lực lòng bàn tay miết đều lên trần xe ở những chỗ bị phồng rộp do máy làm sạch gây ra.

Việc làm sạch trần ốp trong xe sẽ góp phần làm cho tổng thể bên trong xe sạch đẹp hơn. Tuân thủ theo các bước của từng trường hợp trên sẽ giúp việc làm sạch trần xe đạt hiệu quả. Nếu sau khi làm sạch sâu mà xe vẫn còn mùi khó chịu thì liên hệ với phía hỗ trợ kỹ thuật để được tư vấn hướng dẫn truy tìm nguồn gốc gây mùi.

(Ảnh: Internet)

Australia travel news, Australia travel guides, Australia holiday destinations and Australia reviews Du lịch nhật bản, hướng dẫn du lịch Nhật và đánh giá địa điểm Nhật Bản Japan travel news, japan travel guides, japan holiday destinations and japan reviews

TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất