Bộ giảm xóc gặp trục trặc không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm lái xe, mà còn gây hại cho nhiều bộ phận khác trên xe.

Giảm xóc xe ô tô là một tong những bộ phận quan trọng trong hệ thống treo. Với chức năng giữ cân đối và ổn định xe khi di chuyển trên những cung đường xấu, nhiều “ổ gà, ổ voi” thay vì cảm giác xóc, gập ghềnh, nhờ có bộ giảm xóc người ngồi trên xe sẽ có cảm giác rất thoải mái.

Bộ giảm xóc xe ô tô có tuổi thọ bao lâu?





Tùy vào từng loại xe và tính chất công việc của mỗi loại xe, sẽ có những mốc thay thế bảo dưỡng bộ giảm xóc trong một khoảng thời gian nhất định. Theo các chuyên gia đầu ngành về ô tô, con số lý tưởng để tiến hành kiểm tra, thay thế, bảo dưỡng bộ giảm xóc ô tô từ 48.000 đến 64.000km, khi vượt quá con số ấy, bộ giảm xóc có dấu hiệu yếu dần khi hoạt động.

Bộ giảm xóc và những điều cần biết để tránh mất tiền lại hại xe
Tiến hành kiểm tra, thay thế, bảo dưỡng bộ giảm xóc từ 48.000 đến 64.000km

Đối với những loại xe thường xuyên phải di chuyển, nhưng di chuyển trên những địa hình bằng phẳng, không gập ghềnh, thuộc cung đường dễ đi, ít phương tiện đi lại thì khoảng 140.000km chúng ta tiến hành thay thế, hoặc bảo dưỡng một lần. Tuy nhiên, đối với những loại xe thường xuyên phải di chuyển trên những cung đường đồi núi, gập ghềnh, không bằng phẳng, thì thời điểm thích hợp nhất để tiến hành thay thế và bảo dưỡng bộ giảm xóc 80.000km.

Đọc thêm: Thảm lót sàn 5D

Những dấu hiệu cần thay bộ giảm xóc xe ô tô


Một khi đã là máy móc, chỉ cần hoạt động một thời gian nhất định sẽ có hiện tượng hao mòn, bộ giảm xóc cũng tương tự. Trong kết cấu của bộ phận giảm xóc thì phuộc là chi tiết dễ bị hỏng hóc và thay thế nhất, còn các chi tiết khác như nhíp, lò xo và thanh xoắn rất ít khi phải thay.

Chảy dầu và phát ra tiếng kêu

Hiện tượng chảy dầu giảm xóc xe ô tô là cách nhận biết thông thường và phổ biến nhất, nó cho thấy bộ phận giảm xóc xe của bạn đã đến lúc cần phải thay thế. Khi xe chạy qua những cung đường xấu, có nhiều ổ gà, phát hiện thấy có tiếng kêu lộc cộc và có cảm giác nảy. Đó là dấu hiệu cho bạn biết giảm xóc xe của bạn đã bị hở phớt và chảy dầu ty thủy lực, bạn cần tiến hành thay phớt để dầu không bị chảy ra ngoài nữa.

Bộ giảm xóc và những điều cần biết để tránh mất tiền lại hại xe
Chảy dầu là dấu hiệu nhận biết bộ giảm xóc gặp vấn đề

Trong quá trình vận hành xe, bạn phát hiện ra có tiếng kêu cót két. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy hệ thống giảm xóc xe đã có vấn đề. Cụ thể hơn lúc này xe của bạn đã gặp một trong những tình trạng như ống giảm xóc đã bị méo, ống lò xo đã bị rỉ, cọ sát vào ống bọc và thân xilanh. Thậm chí bạc trước có thể đã mòn, khô dầu hoặc ty thủy lực đã bị cong do va chạm mạnh hoặc rung chấn mạnh, dẫn đến tình trạng giảm xóc bị suy yếu và có vấn đề cần phải thay thế, sửa chữa.

Độ đàn hồi không còn

Khi đang di chuyển trên đường, bạn phanh gấp lại sẽ thấy hiện tượng đầu xe bị nhún mạnh. Khi xe đang lưu thông trên đường, người lái xe cảm thấy xe lắc lư, gập ghềnh. Các dấu hiệu này cho thấy cần phải cho xe đi kiểm tra để đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe. Bình thường khi đang xe lưu thông trên đường mà bạn phanh gấp, giảm xóc sẽ chỉ dằn một cái rồi lại êm ngay, nhưng khi bộ giảm xóc đã yếu nó sẽ có những dấu hiệu trên. Bởi theo kinh nghiệm lái xe lâu năm của các chủ xe “bộ phận giảm xóc có nhiệm vụ dập tắt dao động khi xe bị xóc, chứ không phải xe sẽ không bị dằn xóc”.

Bộ giảm xóc và những điều cần biết để tránh mất tiền lại hại xe
Phuộc không đàn hồi hoặc đàn hồi kém

Tay lái bị rung

Ngoài ra, khi đang lái xe bạn cảm thấy tay lái bị rung. Dấu hiệu này bạn sẽ cảm nhận thấy rõ nhất khi đang lái xe với tốc độ cao, điều này rất nguy hiểm. Sở dĩ có dấu hiệu này là vì, khi bộ giảm xóc đã bị hao mòn, và yếu đi, lúc này độ bám vào đường giảm, làm cho tay lái bị rung mạnh.

Lốp mòn không đều


Khi bạn thấy bánh lốp của mình mòn, nhưng không được đồng đều. Mòn theo từng vị trí trên mặt hoa lốp, do không cân bằng động, giảm xóc cũng đã bị mòn. Đây cũng là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất, cho thấy bộ phận giảm xóc xe đã hư hỏng. Bởi lúc này độ bám đường kém gây nguy hiểm cho người lái xe cũng như những người khác khi ngồi trên xe.

Bộ giảm xóc và những điều cần biết để tránh mất tiền lại hại xe
Lốp mòn không đều là dấu hiệu giảm xóc bị hao mòn

Ngoài ra còn một số dấu hiệu nhận biết khác, được các chủ xe chịu khó chăm sóc xe truyền tai nhau, để nhận biết giảm xóc xe cần thay thế:

  • Bộ giảm xóc hư hỏng từ bên trong, khiến cho xe chạy không được êm dịu nữa, khi nhún xuống rất cứng hoặc chiều lên quá cứng, khi xe chạy hất lên bạn sẽ thấy cảm giác quá cứng.
  • Kiểm tra cục cao su tâm bông giảm hành trình cây nhún, khi kiểm tra phát hiện đã mất cây tâm bông, điều này cũng phản ánh phần nào tình trạng cây nhún hiện tại xe của bạn.
Bộ giảm xóc và những điều cần biết để tránh mất tiền lại hại xe
Cao su tâm bông giảm nhún bị mòn

Khi nhận biết thấy xe của mình có những dấu hiệu trên, mà bạn không tiến hành thay thế thì khả năng phá hỏng bộ gầm rất cao.

Giải pháp sửa chữa và thay thế bộ giảm xóc ô tô

Như đã nói ở trên, khi bộ phận giảm xóc xe ô tô có dấu hiệu dầu bị rò rỉ, có nghĩa là nó đã bị hỏng. Nhưng không có nghĩa là nó hỏng ngay, bạn vẫn có thể sử dụng được một vài tháng nữa, cho đến lúc khi xe đang lưu thông trên đường, có tiếng kêu dội lên khoang hành khách. Chính vì thế, đôi khi các chủ xe chọn phương pháp, sửa giảm xóc ô tô mà không thay mới hoàn toàn. Bởi khi sửa hay phục hồi phuộc chi phí sẽ rẻ hơn rất nhiều so với thay thế và mua mới hoàn toàn.

Bộ giảm xóc và những điều cần biết để tránh mất tiền lại hại xe
Sửa bộ giảm xóc sẽ tiết kiệm chi phí hơn là thay mới

Khi tiến hành sử chữa, phục hồi bộ giảm xóc (chủ yếu là phục hồi phuộc) tại các gara, người thợ sẽ tháo giảm xóc và kiểm tra phớt chắn dầu có bị chảy hay không? Nếu chảy họ sẽ tiến hành thay phớt. Kiểm tra ty giảm xóc có xướt không? Ấn xuống để kiểm tra độ nhún, lúc này bạn thấy độ dàn hồi của nó trở về quá chậm hoặc quá nhanh. Thậm chí không trở về thì lúc này bộ giảm xóc của bạn đã hỏng hẳn và cần phải thay thế bộ giảm xóc mới.

Một bộ giảm xóc còn dùng được thường khi ấn xuống sẽ trở về trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 giây. Sau khi đã tiến hành các bước trên, thợ sẽ đổ dầu vào trong ống thủy lực, sau đó lắp lại lên xe. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp giải quyết tạm thời. Nếu có điều kiện, lý tưởng nhất bạn nên thay thế mới hoàn toàn, để đảm bảo độ bền và kéo dài thời gian tuổi thọ cho hệ thống gầm xe.

*Một số lưu ý khác

Khi bạn nhận thấy có những dấu hiệu hư hỏng, bạn cần đưa xe đến những gara uy tín để tiến hành kiểm tra, trước khi quyết định có nên thay thế hay không? Ngoài ra, có một cách khác nữa để tiết kiệm chi phí, đó chính là bạn có thể tự mua giảm xóc xe ô tô tại các cửa hàng, đại lý chuyên cung cấp phụ tùng ô tô uy tín để tránh rơi vào tình trạng tiền mất, tật mang không mong muốn.

Việc bộ giảm xóc có hiện tượng chảy dầu là do quá trình hoạt động lâu ngày, liên tiếp, dẫn tới tình tạng quá tải làm rút ngắn tuổi thọ của phuộc. Một số lái xe mới vào nghề thắc mắc không biết làm thế nào để gia tăng tuổi thọ cho phuộc, nhưng với những bác lái xe đã già dặn kinh nghiệm thường dùng sản phẩm hỗ trợ để gia tăng tuổi thọ cho bộ giảm xóc.

Bộ giảm xóc và những điều cần biết để tránh mất tiền lại hại xe
Bộ đệm giảm chấn giảm xóc

Sản phẩm đang được ưa chuộng nhất tại các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đó là bộ đệm giảm chấn giảm xóc TTC Urethane như định hình của sản phẩm bảo vệ phuộc tốt nhất tính đến thời điểm này. Với cấu tạo đặc biệt, khi được gắn kết với lò xo bộ lực sẽ làm giảm bớt lực tác động từ bánh xe thông qua lò so và ảnh hưởng trự tiếp đến thân xe. Với phương thức hoạt động như vậy, bộ đệm đã chia bớt lực tác động với lò xo, có tác dụng làm giảm bớt độ dao động tự do của lực đàn hồi, nên phuộc sẽ được bảo vệ tốt hơn.

Khi lái ô tô, nên giảm cự ly hãm phanh trong trường hợp phanh gấp nếu đang chạy với tốc độ cao. Tránh nghiêng xe khi vào cua với tốc độ cao nhờ vào tác động giữ vững trọng tâm cho xe.

Minh Phương


TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất