Việc lắp đặt túi khí ô tô không quá phức tạp và bạn hoàn toàn có thể tự thay túi khí ô tô nếu làm theo các bước dưới đây.

Túi khí là một bộ phận không thể thiếu của xe ô tô. Thống kế của Ủy ban An toàn giao thông Mỹ cho biết phát minh túi khí ô tô đã cứu được hơn 25 ngàn mạng người khi xảy ra tai nạn trên khắp nước Mỹ trong vòng 21 năm. Túi khí giúp giảm nguy cơ thương vong cho người lái khi xảy ra tai nạn bất ngờ. Do đó, bộ phận này luôn luôn được trang bị trên hầu hết các mẫu xe, dù là xe sang trọng hay xe bình dân. Thậm chí, nhiều nhà sản xuất còn trang bị tận 14 túi khí cho một số mẫu xe. Không chỉ riêng ô tô, túi khí cũng được trang bị trên những xe mô tô phân khối lớn nhằm đảm bảo an toàn cho người lái xe.





Bạn có thể tự thay túi khí ô tô đúng cách với hướng dẫn chi tiết sau
Túi khí ô tô giúp ngăn chặn sự va chạm của người lái với các vật cứng

Túi khí ô tô giúp ngăn chặn sự va chạm của người lái với các vật cứng

Cấu tạo của hệ thống túi khí bao gồm các cảm biến quan trọng như cảm biến trọng lượng (lắp đặt ở ghế ngồi); cảm biến va chạm; cảm biến tốc độ; cảm biến gia tốc; hỗn hợp các chất hóa học; bộ phận kích nổ; túi khí. Trung tâm ECU sẽ kiểm soát và điều khiển toàn bộ hệ thống túi khí nêu trên.

Nguyên lý hoạt động của túi khí như sau: các cảm biến sẽ truyền tín hiệu tới ECU, khi va chạm xuất hiện (mức va chạm đủ nghiêm trọng), bộ phận kích nổ sẽ nhận được lệnh của ECU và hoạt động. Bộ phận kích nổ có nhiệm vụ tạo ra khí Natri, Hydro và Oxy để làm phồng vùng bên trong túi khí được làm từ sợi Composite tổng hợp. Túi khi phồng to sẽ đỡ cơ thể của người điều khiển xe, giúp phần ngực, phần đầu của lái xe không bị va đập vào vô lăng, đồng thời phần hai bên hông và đầu gối cũng hạn chế bị va chạm mạnh.


Khi va chạm đã kết thúc, túi khí sẽ nhanh chóng xẹp xuống để người lái có thể cử động. Túi khí được bơm căng phồng rất nhanh, thường là ngay lập tức khi va chạm bắt đầu xảy ra. Vì vậy mà  người điều khiển xe có thể an tâm lái xe. Tuy nhiên, túi khí có thể xuất hiện dấu hiệu bị hư hỏng. Nếu phát hiện được những lỗi này, cần sửa chữa hoặc thay thế túi khí mới.

Bạn có thể tự thay túi khí ô tô đúng cách với hướng dẫn chi tiết sau
Khi cần thiết thì bạn nên thay túi khí mới

Khi cần thiết thì bạn nên thay túi khí mới

Hướng dẫn thay túi khí ô tô

Bước đầu tiên để thay túi khí ô tô mới đó là đọc sổ tay sử dụng xe ô tô đi kèm ô tô.  Trong quyển sổ tay này hầu hết sẽ có phần cung cấp thông tin về việc chăm sóc và thay mới túi khí. Nếu đã lỡ làm mất sổ tay sử dụng xe ô tô, người sở hữu xe có thể liên hệ với nơi bán để nhận bản sao của sổ tay.

Bạn có thể tự thay túi khí ô tô đúng cách với hướng dẫn chi tiết sau
Hãy thực hiện đầy đủ các bước khi thay túi khí

Hãy thực hiện đầy đủ các bước khi thay túi khí

Bước tiếp theo chính là thực hiện những thao tác nhằm đảm bảo sự an toàn trong quá trình thay mới túi khí. Bạn đừng quên tắt động cơ xe và chấm dứt kết nối với các dây cáp âm. Sau đó, chờ khoảng mười lăm phút để bộ phận tụ điện trong mô đun của túi khí đã được ngắt hẳn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần ngắt cầu chí túi khí để đảm bảo an toàn, tránh tình trạng bị giật hoặc túi khí đột ngột hoạt động. Tuyệt đối không chạm vào vùng kim loại của bộ phận kết nối của túi khí. Bạn có thể bị giật nếu chạm vào vùng này, vì vậy cần hết sức cẩn thận.


Sau khi hoàn thành các bước nêu trên, bạn hãy kiểm tra trục tay lái xe và cuộn dây túi khí được lắp đặt trên vô lăng. Để tìm ra trục tay lái xe trên ô tô, bạn có thể tham khảo sổ tay hướng dẫn.  Trục tay lái cũng là một bộ phận rất quan trọng nên nếu nó hư hỏng, bạn cũng cần thay mới ngay. Cuộn dây túi trên vô lăng là bộ phận kết nối túi khí nên cần được kiểm tra kĩ càng và thay thế nếu xuất hiện hỏng hóc.

Hoàn tất các bước kiểm tra và thực hiện thao tác thay mới túi khí bằng cách tháo các ốc vít tai cột vô lăng và kéo hẳn túi khí cũ ra. Lưu ý là không nên kéo quá mạnh tay. Khi nhìn thấy các đoạn dây điện, bạn hãy khéo léo tháo túi ra khỏi chúng rồi đặt cột vô lăng về đúng vị trí cũ. Cuối cùng là nối lại dây cáp âm của xe vào vị trí ban đầu, kích hoạt cầu chì hoạt động trở lại như cũ.

Bạn có thể tự thay túi khí ô tô đúng cách với hướng dẫn chi tiết sau
Các bước thay mới túi khí khá đơn giản

Các bước thay mới túi khí khá đơn giản

Việc tự thay mới túi khí ô tô không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ, chỉ cần kiên nhẫn và khéo léo một chút là bạn có thể tự thay túi khí ô tô thành công.

Vương Minh

Australia travel news, Australia travel guides, Australia holiday destinations and Australia reviews Du lịch nhật bản, hướng dẫn du lịch Nhật và đánh giá địa điểm Nhật Bản Japan travel news, japan travel guides, japan holiday destinations and japan reviews

TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất