Là một không gian kín, thường xuyên sử dụng điều hoà, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, ô tô rất dễ trở một “ổ vi khuẩn, nấm mốc” gây hại đến sức khoẻ.

Đặc biệt, trên ô tô có những vị trí siêu bẩn mà nhiều người thường lãng quên, ít quan tâm vệ sinh đến.

1. Sàn xe ô tô dưới thảm để chân





Sàn xe ô tô là một trong những nơi bẩn nhất trên ô tô. Đất cát từ đế giày dép rất dễ vương vãi trên sàn xe. Biết được điều đó, hầu như người dùng ô tô nào cũng sử dụng thảm trải sàn để giữ vệ sinh xe. Tuy nhiên, điều này lại khiến người ta lãng quên đến việc vệ sinh sàn xe, vì nghĩ rằng cứ vệ sinh thảm là được. Sau một thời gian sử dụng, dù có thảm lót, nhưng bụi bẩn ứ đọng trên thảm vẫn có thể lọt xuống sàn xe, gây ẩm mốc hoặc bốc mùi khó chịu. Do đó, không chỉ vệ sinh thảm, bạn còn nên vệ sinh cả sàn xe.

7 vị trí “siêu bẩn” trên xe ô tô thường bị lãng quên
Sàn xe rất bẩn và ẩm mốc nếu để lâu không vệ sinh

Để vệ sinh cả thảm và sàn, bạn bỏ lớp thảm trải chân ra ngoài. Có thể sử dụng máy hút bụi hoặc chổi nhỏ để quét sạch các đất cát, bụi bẩn trên sàn. Tiếp theo sử dụng dung dịch tẩy rửa để loại bỏ vết bám và các vết bẩn khác dưới sàn xe, rồi lau khô. Đối với sàn làm bằng nỉ nên dùng bàn chải chà để đạt hiệu quả vệ sinh cao hơn. Bạn có thể tự làm nếu có trang bị hoặc đi đến các địa chỉ chuyên vệ sinh xe để thực hiện.

Một kinh nghiệm khác là xe mới nên bọc sàn ngay. Sau vài năm sử dụng thì nên thay lớp sàn mới. Bởi vì sàn “zin” đi theo xe lúc mua (thường là nỉ) sử dụng lâu ngày cũng bị bẩn và ám mùi. Mỗi khi vệ sinh nội thất xe, nhân tiện bạn nên yêu cầu cho “lột sàn” làm vệ sinh sạch luôn cả sàn. Giá cả cho một lần vệ sinh nội thất xe (gồm cả công đoạn lột sà) tầm 400 nghìn đồng với xe bốn chỗ, 600 nghìn đồng cho xe bảy chỗ.


Đọc thêm: Lót sàn 3D cho oto

2. Ghế ngồi

Ghế ngồi ô tô là vị trí vô cùng bẩn, đây được xem là một “ổ vi khuẩn, nấm mốc”. Tuy nhiên vì có kết cấu phức tạp nên khá nhiều người ngại vệ sinh ghế ngồi. Vị trí bẩn nhất của ghế ngồi là ở những đường may nhỏ giữa đệm ghế. Nơi đó có thể chứa đầy bụi, vụn bánh mì, vụn thức ăn. Cách vệ sinh đơn giản là bạn làm sạch ghế trước, dùng máy hút bụi để vệ sinh các đường may nhỏ này. Sau đó bàn chải lau rửa nhẹ nhàng để loại bỏ hoàn toàn các mảnh vụn còn xót lại.

7 vị trí “siêu bẩn” trên xe ô tô thường bị lãng quên
Vệ sinh ghế ngồi sạch sẽ cần tỉ mỉ và đúng cách

So với ghế nỉ, ghế da đắt tiền hơn vì lớp da bọc ghế làm cho không gian trong xe trở nên sang trọng hơn và mang lại cảm giác thoải mái hơn cho người sử dụng. Để giữ ghế da bền màu và không bị mòn thì tốt nhất tránh sử dụng hóa chất. Tuy nhất khi bắt buộc phải sử dụng hóa chất để làm sạch các vết bẩn “cứng đầu” bạn nên chọn thương hiệu Sonax của Đức hay 3M của Mỹ (pha theo tỉ lệ 1/15, 1/20… tùy từng vết bẩn).

Lưu ý, sau khi dùng hóa chất làm sạch, bạn phải sử dụng ngay hóa chất dưỡng da để bảo quản lớp da bọc ghế nếu không sau vài lần sử dụng thì da sẽ bị khô, nứt. Bạn có thể tự làm theo cách sau: dùng bàn chải đánh răng đã chấm vào hóa chất làm sạch (Sonax, 3M) rồi chải từ từ để làm sạch các vết bẩn, tránh chà mạnh gây bạc màu và mòn da. Sau đó dùng mút bọt biển phết nhẹ và đều hóa chất dưỡng da lên về bặt da, để cho khô ráo. Đối với ghế bọc nỉ, bạn dùng hóa chất tạo bọt xịt (thay bằng đánh như ghế da) rồi lấy khăn lau mạnh, kỹ sau đó phơi khô hoặc lấy vòi hơi xịt khô.

3. Dây an toàn

Ở Việt Nam dây an toàn ít khi được sử dụng, trừ vị trí ngồi lái. Do ít được để ý nên dễ bám bẩn, ẩm mốc tạo mùi khó chịu trong khoang xe. Để làm sạch bộ phận này, bạn kéo dây an toàn ra hết cỡ, sau đó xịt chất tẩy rửa hoặc dùng vải mềm đã tẩm chất tẩy rửa lau sạch hết chiều dài của dây. Bạn cũng có thể dùng bàn chải mềm chà sạch các vết ố bẩn bám trên dây này. Sau khi chải sạch, dùng khăn lau khô dây, để dây tự khô trước khi sử dụng.

7 vị trí “siêu bẩn” trên xe ô tô thường bị lãng quên
Dây an toàn nên được vệ sinh thường xuyên

4. Cốp xe ô tô


Cốp xe ô tô được ví như một “nhà kho”, nơi mà hầu hết mọi người để tất cả những gì có thể để được, từ đồ dùng đến dụng cụ, thực phẩm… Phần lớn vật liệu bọc ngoài của cốp xe ô tô thường là nỉ. Chất liệu nỉ có ưu điểm là êm, mềm, tuy nhiên rất dễ bám bụi bẩn. Để khắc phục điều này bạn có thể sử dụng lót cốp xe. Nên dùng tấm lót cốp chất liệu nhựa và có vách đứng để lót kín toàn bộ mặt cốp. Do có bề mặt bằng nhựa nên dễ lau chùi, vách đứng có tác dụng ngăn nước từ thực phẩm không chảy xuống thấm vào thảm.

7 vị trí “siêu bẩn” trên xe ô tô thường bị lãng quên
Cốp xe được ví như “nhà kho” chứa thập cẩm các loại nên rất dễ bẩn

Bạn nên kết hợp dùng hộp nhựa có nắp kín có kích thước khoảng một nửa dung tích cốp. Sử dụng hộp này để đựng nước lọc, thực phẩm khô dự trữ theo xe hoặc thực phẩm tươi sống và một vài dụng cụ sửa xe. Với cách làm này cốp xe của bạn lúc nào cũng sạch sẽ và không có mùi. Tuy nhiên dù thế nào đi nữa, bạn cũng đừng quên định kỳ vệ sinh cốp xe.

5. Trần xe

Do ảnh hưởng của thức ăn, khói thuốc theo thời gian sẽ tạo ra những vết ố trên trần xe, trở thành nơi cư trú của nấm mốc, vi khuẩn. Nhưng lại ít người quan tâm vệ sinh trần xe thường xuyên. Để vệ sinh trần xe, bạn dùng khăn khô lau bụi bám trước rồi dùng dung dịch tẩy rửa dạng bọt xịt lên trần xe ở vị trí bị bẩn, sau đó dùng khăn vải mềm lau sạch. Hạn chế tối đa dùng máy hút để làm sạch bụi trên trần xe. Bởi vì lực hút lcủa máy có thể làm xệ trần và bong tróc.

7 vị trí “siêu bẩn” trên xe ô tô thường bị lãng quên
Bạn nên để ý các vết ố bám trên trần xe

Đối với trần xe bằng nỉ bạn nên dùng hoá chất giặt khô loại dùng để giặt thảm, không nên dùng bàn chải đánh trần vì làm xù lên lớp nỉ. Dùng khăn sạch kết hợp hóa chất giặt khô để làm sạch trần. Việc này hơi tốn thời gian của bạn nhưng trần xe sẽ vẫn đẹp như nguyên bản.

6. Gioăng cao su trên khung cửa

Gioăng cao su trên các khung cửa  có tác dụng chống ồn, cách âm, ngăn các bụi bẩn và nước lọt vào bên trong xe. Đây là chi tiết thường ít chú ý khi vệ sinh ô tô. Các xe phổ thông đời mới hiện nay được lắp gioăng cánh cửa khá mỏng, nên sau một đến hai năm sử dụng gioăng bị bẹp, đóng cửa rất lỏng lẻo, ko chắc chắn. Khi đó bạn nên dán thêm gioăng cao su sẽ giúp tạo độ khít, đóng cửa sẽ tạo tiếng kêu chắc nịch như các dòng xe hạng sang.

7 vị trí “siêu bẩn” trên xe ô tô thường bị lãng quên

7 vị trí “siêu bẩn” trên xe ô tô thường bị lãng quên
Gioăng cao su trên các khung cửa có tác dụng chống ồn, cách âm, ngăn các bụi bẩn lọt vào bên trong xe

Mặt khác sau một thời gian sử dụng, các gioăng cao su sẽ bám bụi, ô xi hóa, rạn nứt, bong gẫy làm giảm tác dụng hoặc làm cho bụi, nước lọt vào khe bên dưới. Có trường hợp nước thấm vào sàn xe do gioăng đàn hồi kém, không còn ép khít với khung cửa. Do đó khi rửa xe, xịt nước hoặc để dưới trời mưa nước sẽ nó tràn vào làm bẩn sàn xe. Vì vậy bạn nên chú ý vệ sinh, lau sạch bụi bẩn. Nếu gioăng đã bị mòn, gẫy thì có thể thay mới.

7. Chỗ để cốc

Thường thì vị trí này ít khi phải vệ sinh, trừ trường hợp bạn đặt mạnh cốc xuống làm nước bị văng ra ngoài và làm bẩn xe. Nếu đó là một cốc cà phê hay nước chè, nước hoa quả thì chắc chắn vết nước đó cô đọng, dính vào thành xe, rất mất thẩm mỹ và vệ sinh. Đối với  xe có lớp lót phía dưới, bạn chỉ cần bỏ lớp lót ra và dùng khăn lau sạch bên dưới. Sau đó lau xung quanh phần để cốc.

7 vị trí “siêu bẩn” trên xe ô tô thường bị lãng quên
Chỗ để cốc cũng là vị trí dễ gây bẩn nhưng ít được để ý

Trên đây là thông tin về 7 vị trí siêu bẩn trên xe ô tô thường bị bỏ quên và phương pháp vệ sinh để khôi phục lại sự sạch sẽ cho xe của mình.

Phạm Văn


TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất