Vào mùa lạnh, xe ô tô rất khó khởi động vì ảnh hưởng xấu của thời tiết, đặc biệt là những xe đời cũ.
1. Xe ô tô khó khởi động
Khó khởi động là một trong những “bệnh” mà ô tô thường gặp nhất vào mùa đông. Nhiệt độ thấp gây cản trở quá trình lưu thông của nhiên liệu khiến xe khó khởi động. Chúng ta không còn xa lạ gì với việc mất khoảng 15 phút chỉ để khởi động máy. Để khắc phục tình trạng ô tô khó khởi động trong những ngày lạnh, bạn nên bật khóa điện và lặp đi lặp lại nhiều lần để làm nóng không khí trong động cơ.
Khi nổ máy xe không được, bạn cần tắt hết đèn, quạt gió, điều hòa, radio, màn hình LCD… Sau đó bạn mở khóa điện và đợi đến khi đèn tắt. Bạn cứ thực hiện liên tục như vậy khoảng 6 – 7 lần động cơ sẽ dễ nổ hơn. Sau khi động cơ đã nổ, trước khi khởi hành bạn nên chạy garanti khoảng 10 phút.
Tham khảo thêm: Trải sàn ô tô
2. Động cơ và bugi thường xuyên trục trặc
Thời tiết lạnh giá, máy khó nổ, khó khởi động, bắt buộc người lái phải làm nóng trước khi sử dụng. Việc làm này sẽ không ảnh hưởng gì nếu chỉ thực hiện một vài lần. Tuy nhiên, nếu thường xuyên lặp đi lặp lại tình trạng này thì động cơ và bugi sẽ bắt đầu xuống cấp và hư hỏng. Đển tránh tình trạng này, bạn cần kiếm tra dầu động cơ trước khi mùa lạnh đến. Nếu dầu thấp hoặc đã chuyển sang màu đen – đồng nghĩa với việc dầu kém chất lượng thì bạn có thể cân nhắc đến việc thay dầu mới trước khi mùa đông đến. Đảm bảo đủ chất bôi trơn và không cần được làm nóng trước khi sử dụng.
3. Lốp xe hư hỏng, không bám đường
Nhiệt độ xuống thấp gây bất lợi cho lốp xe – bộ phận được sản xuất từ cao su. Tuy không đến nỗi khắc nghiệt như mùa đông ở các nước phương Tây, đường sá Việt Nam không có tuyết rơi, nhiệt độ cũng chưa bao giờ xuống âm, nhưng không có nghĩa là bạn được phép lơ là trong việc bảo dưỡng lốp xe. Vào mùa lạnh, không khí khô hanh, độ bám đường của lốp xe cũng giảm hơn nhiều so với điều kiện thời tiết bình thường. Do đó, trước mỗi chuyến đi, bạn cần kiểm tra lốp thật cẩn thận. Khi lốp xe đã hết hạn hay xuất hiện các vết nứt, phồng, bong tróc… thì bạn cần cân nhắc đến việc thay mới. Đặc biệt, lốp cần được vệ sinh thường xuyên để không hơi ẩm bên ngoài xâm nhập vào cũng như khí bên trong không rò rỉ được ra bên ngoài.
4. Phanh cứng, mất phanh
Mùa lạnh, mặt đường trơn trượt khiến người lái rất dễ mất kiểm soát, khi có tình huống bất ngờ bắt buộc chủ xe phải phanh đột ngột. Tuy nhiên, một trong những “chứng bệnh” của xe trong thời điểm này là phanh cứng, mất phanh. Có nghĩa là người lái không thể điều khiển hệ thống phanh theo đúng ý mình. Đây là hệ quả của những khối không khí lạnh, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của phanh.
Điều này vô cùng nguy hiểm, bên cạnh việc ảnh hưởng tới lốp, chúng còn có thể khiến xe mất cân bằng trên các mặt đường thường trơn trượt vào mùa lạnh. Trên thực tế đã có không ít trường hợp tai nạn do mất phanh. Theo một thống kê gần đây thì số vụ tai nạn giao thông với nguyên nhân trên thường có xu hướng tăng cao trong mùa đông. Đặc biệt là tập trung ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, những địa phương có mùa đông lạnh giá, nhiệt độ xuống thấp, mặt đường trơn trượt, khó di chuyển.
5. Nội thất ẩm mốc
Thời tiết từ mùa xuân đến tận mùa thu ở Việt Nam thường hanh khô, dễ bám bụi. Nếu chúng ta không chú ý vệ sinh nội thất thì các chất bẩn có thể lưu lại và kẹt cứng tại các ngõ ngách trong xe. Chúng tạo ra các mùi ẩm mốc khó chịu trên xe, lúc này không chỉ xe mắc “bệnh” mà người ngồi trên xe cũng có nguy cơ mắc bệnh theo.
Bên cạnh đó, việc không vệ sinh và kiểm tra xe thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chuột và các loại côn trùng khác sinh sống. Đặc biệt, vào mùa đông chung rất thích trú ẩn vào những nơi ấm áp mà xe hơi lại là một địa điểm lý tưởng. Nếu phát hiện trên xe bạn có sự xuất hiện của những vị khách không mời mà đến, bạn cần mang xe ngay tới các trung tâm bảo dưỡng, nhằm tránh việc chúng cắn đứt ống dẫn hoặc dây điện,…
6. Ắc – quy không hoạt động
Như đã biết, mùa đông là thời điểm thử thách với các loại ắc – quy. Nếu không muốn hì hụi với chiếc xe vào buổi sáng sớm giá lạnh thì bạn nên kiểm tra ắc-quy trước khi rời khỏi xe. Cẩn thận hơn bạn có thể kiểm tra luôn máy phát điện và hệ thống dây đẫn. Trường hợp ắc – quy không dính chặt hoặc gặp vấn đề, bạn có thể tự vệ sinh ắc – quy ở nhà. Nếu tình trạng này không cải thiện, bạn nên đưa xe đi đến các garage uy tín để kiểm tra. Bên cạnh đó, các bộ phận khác như đèn xe, cần gạt nước, hệ thống làm mát, dầu bôi trơn, hệ thống điều hòa,… cũng cần được kiểm tra cẩn thận. Những bộ phận đơn giản như cần gạt nước, dầu bôi trơn bạn có thể tự kiểm tra tại nhà. Nếu tình trạng hư hỏng nhẹ chúng ta có thể chủ động sửa chữa.
Hoài Minh