Xe ô tô có một số bộ phận, chi tiết có tuổi thọ lên tới vài năm liền. Tuy nhiên, cũng có những bộ phận rất dễ bị hỏng hóc bất chợt hoặc nhanh hỏng nhất.

1. Lốp và la zăng

Lốp xe là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường. Chính vì vậy, chỉ cần trên mặt đường có vật cản, gây bất lợi, lốp xe là bộ phận chịu ảnh hưởng đầu tiên. Những tình huống đi bất cẩn hay lái ẩu của các lái xe hoặc những sự cố vô tình trên đường không chỉ gây hại cho lốp mà còn cả la zăng. Cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam còn tương đối thấp, nhiều tuyến đường không thiếu những chiếc ổ gà, những địa hình khó. Chỉ cần hớ hênh, chiếc xe của bạn đi xóc mạnh vào những chiếc ổ gà đó với tốc độ cao, hay bạn lao chéo lên vỉa hè để đỗ xe hoặc tránh đường một cách không cẩn thận,… thì rất dễ làm lốp bị thủng. Nguy hiểm hơn, là bạn sẽ nghe thấy một âm thanh lớn “bùm” – nổ lốp do chịu áp lực lớn.

5 bộ phận thường bị hư hỏng nhất trên ô tô cần lưu ý
Lốp xe là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường nên cần chú ý kiểm tra thường xuyên





Còn la zăng, nếu bạn bị va chạm mạnh ở vị trí bánh xe thì rất dễ dẫn đến tình trạng bị méo, gây nên hiện tượng xe bị rung ở một dải tốc độ nào đó. Để hạn chế sự cố hỏng hóc bộ phận này, bạn cần phải kiểm tra, bảo dưỡng lốp xe thường xuyên. Bơm lốp xe vừa đủ, tránh để lốp quá non sẽ làm mất ổn định trong việc điều khiển xe, giảm tuổi thọ của lốp và tiêu tốn nhiều nhiên liệu. Còn để lốp căng thì sẽ làm giảm ma sát giữa lốp xe và mặt đường, khi bạn tiến hành phanh gấp, xe rất dễ bị trượt rất nguy hiểm. Đồng thời, nếu bạn lái xe đi dưới trời nắng một quãng đường dài thì việc nổ lốp rất dễ xảy ra.

Một lưu ý nữa, bạn nên bỏ túi ngay đó là lốp xe cần được đảo cứ sau khoảng 10.000km một lần. Và cũng tiến hành cân bằng động mang lại sự cân bằng, chữa tình trạng rung lắc, mang lại cảm giác thăng bằng, an toàn sau tay lái. Phụ thuộc vào điều kiện sử dụng (môi trường, thời gian sử dụng, tần suất đi xe,…) mà lốp xe bị mòn trước hay chất cao su bị thoái hóa trước. Nếu bạn sử dụng xe khoảng 40 – 50 km một ngày, tương đương khoảng 20.000 – 25.000km trong một năm, thì hoa lốp thường sẽ bị mòn trước.

5 bộ phận thường bị hư hỏng nhất trên ô tô cần lưu ý
Bảo dưỡng lốp xe

Ngược lại, nếu xe được sử dụng với tần suất ít khoảng dưới 10.000km một năm thì trong khi hoa lốp vẫn còn cao, chất cao su đã bị thoái hóa. Trong trường hợp, hoa lốp còn tốt nhưng bạn đã để lốp sử dụng trong thời gian từ 6 năm trở lên thì bạn vẫn nên tiến hành thay lốp mới. Vì với khoảng thời gian đó, lớp cao su đã bị lão hóa, nguy cơ nổ lốp khi phanh gấp hoặc các chỗ ôm cua ở tốc độ cao là rất lớn.

2. Cần gạt mưa


Cần gạt mưa đảm bảo tầm nhìn cho bạn trên từng cây số, giúp loại bỏ bụi bẩn, rác rưởi, nước mưa trên kính chắn gió. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam, bộ phận này cực kỳ nhanh hỏng, chỉ từ 6 tháng đến 1 năm là bạn nên tiến hành thay mới để đảm bảo an toàn. Dấu hiệu đơn giản báo chi tiết này cần phải thay thế đó là: sau khi gạt nước, xuất hiện các vệt sọc hoặc vệt nằm ngang trên kính; bỏ qua một số khu vực trong tầm hoạt động của cần gạt; bị rung hoặc phát ra tiếng động khi cần gạt hoạt động.

5 bộ phận thường bị hư hỏng nhất trên ô tô cần lưu ý
Thay cần gạt mưa

Để cần gạt hoạt động hiệu quả và có độ bền tốt hơn, tránh hư hại cho lưỡi gạt, các chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo các chủ xe không nên sử dụng cần gạt khi kính chắn gió đang khô. Không sử dụng xăng dầu hoặc dung môi để rửa cần lưỡi gạt nước. Đồng thời, bạn có thể thay thế toàn bộ cần gạt mưa mới. Hoặc nếu bộ phận thanh gạt vẫn còn sử dụng được, vẫn tạo đủ lực ấn lưỡi gạt tiếp xúc toàn bộ với mặt kính thì bạn có thể lựa chọn phương án kinh tế, tiết kiệm chi phí hơn. Đó là chỉ cần thay lưỡi gạt cao su, chiếc cần gạt mưa của bạn lại hoạt động hiệu quả như thường.

3. Gioăng kính cửa sổ

Nếu như xe của bạn thường xuyên được để ở trong gara có mái che, vận hành trong điều kiện thời tiết thuận lợi, không chịu cái nắng gắt gao như thiêu như đốt, những trận mưa như trút nước, thì các gioăng kính lái và kính cửa sổ bằng cao su rất bền, có thể hoạt động tốt sau 7 – 10 năm. Nhưng ô tô được sử dụng trong điều kiện lý tưởng như vậy là rất ít. Đặc biệt với nền khí hậu như ở nước ta hiện nay, đó chính là kẻ thù khiến cho các chi tiết cao su bị thoái hóa rất nhanh, bị cứng, nứt, gẫy. Làm hỏng đi gioăng kính cửa sổ gây ra những tiếng kêu do kính không được khép kín, giảm khả năng chống ồn.

5 bộ phận thường bị hư hỏng nhất trên ô tô cần lưu ý
Gioăng kính cửa sổ thường bị lão hoá nhanh

Để hạn chế việc hỏng thiết bị này, bạn nên tiến hành vệ sinh, lau chùi nội ngoại thất xe ô tô thường xuyên. Khi bụi bẩn bám nhiều vào kính cửa sổ rồi, bạn nên hạn chế lên, xuống kính. Vì khi bụi bẩn bám nhiều, không gạt hết sẽ chui vào bên trong, làm kính cửa sổ bị trầy xước, có khi bị kẹt, làm cho gioăng cao su nhanh bị hỏng, thoái hóa.

4. Sơn vỏ xe ô tô

Lớp sơn vỏ xe ô tô như một chiếc áo bạn mặc cho ô tô vậy. Nó vừa là một lớp lá chán bảo vệ vừa trang điểm thêm vẻ đẹp tạo ra phong cách riêng cho chiếc xe của bạn. Tuy nhiên, dưới tác động khách quan của thời tiết, môi trường xung quanh, hay các tác động chủ quan từ phía con người như những va chạm trên đường đi thì lớp sơn sẽ bị xuống cấp.

5 bộ phận thường bị hư hỏng nhất trên ô tô cần lưu ý
Nên bảo dưỡng thân vỏ xe ô tô


Không còn sự bóng nhoáng như gương khi mới xuất xưởng, mà thay vào đó lớp áo ấy có điểm xuyết những vết xước li ti, màu sắc và chất lượng sơn của chiếc xe cũng bị kém đi trông thấy. Khi các vết xước xuất hiện với tần số ngày càng nhiều, tính chất ngày càng nghiêm trọng (vết xước sâu, dài) làm lớp vỏ xe bị tổn thương nhiều. Lớp kim loại bên trong cũng sẽ nhanh chóng bị oxy hóa. Nếu không khắc phục kịp thời, các vết xước sẽ còn bị rỉ rồi loang rộng ra.

Để chiếc xe của bạn giữ được nước sơn lâu hơn, trông đẹp thì bạn đừng tiếc công rửa xe thường xuyên. Khi lau rửa nên chú ý không dùng khăn lau khi vỏ còn bám bụi bẩn, lau như vậy sẽ làm gia tăng sự xước cho xe hơn. Chỉ nên lau khi đã rửa sạch, giúp lau khô nước. Khi rửa xe, dùng súng phụt nước áp suất cao để làm sạch trôi các vết bẩn bám trên vỏ xe. Chọn hóa chất chuyên dụng, có như vậy mới đảm bảo an toàn và giữ được chất lượng của lớp sơn.

5 bộ phận thường bị hư hỏng nhất trên ô tô cần lưu ý
Rửa xe ô tô

Đồng thời, giữ cho nước sơn xe được bền, đẹp thì bạn cần để xe ở các gara ô tô. Nếu để xe ngoài trời thì nên để xe ở nơi thoáng mát, có mái che. Nên tránh các gốc cây vì chất thải của chim và một số loại côn trùng sẽ làm hư hại tới lớp vỏ sơn xe của bạn. Bất đắc dĩ mà bạn không tìm được chỗ để xe thích hợp khác thì cần có biện pháp che chắn cẩn thận. Ngoài ra, khi bạn tiến hành sơn lại xe ô tô của mình, bạn cần đặc biệt lưu ý lựa chọn loại sơn chất lượng có thương hiệu, các địa điểm sơn uy tín. kiểm tra kỹ trước khi rời đi.

5. Bóng đèn

Một chiếc ô tô được trang bị rất nhiều đèn khác nhau, mỗi loại lại có chức năng riêng. Hệ thống đèn đặt ở đầu xe: đèn pha (đèn chiếu xa) giúp người lái có tầm nhìn xa với khả năng chiếu sáng ở khoảng cách xa nhất định, đèn cốt (đèn chiếu gần) chiếu sáng ở phía trước đầu xe, giúp nhìn rõ các vật cản trên mặt đường. Ngoài ra còn có đèn xin nhan nằm lệch về hai bên thân xe, đèn hậu phía sau đuôi xe, cùng với đèn sương mù, đèn định vị ban ngày…

Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, tiên tiến, các đèn trên ô tô cũng được làm từ nhiều loại đèn khác nhau: Halogen, Xenon, LED, HID. Mỗi loại có những ưu điểm, nhược điểm, tuổi thọ, giá cả khác nhau. Trung bình, đèn Halogen có tuổi thọ khoảng 1.000 giờ nếu sử dụng mức công suất khoảng 55 W. Đèn Xenon thì có tuổi thọ khoảng 2.000 giờ nếu dùng ở mức công suất 35 W. Tuy nhiên, đèn Xenon có chi phí khá cao so với đèn Halogen, cấu tạo lại phức tạp hơn rất nhiều. Đèn LED đạt được 25.000 đến 100.000 giờ chiếu sáng.

5 bộ phận thường bị hư hỏng nhất trên ô tô cần lưu ý
Đèn Halogen có tuổi thọ khoảng 1.000 giờ

Dù trang bị đèn chất lượng tốt, nhưng nếu bị xóc mạnh hay xảy ra va chạm lớn thì bóng có thể bị hỏng nhanh hơn, thậm chí là hỏng bất ngờ. Ngoài nguyên nhân tác động từ phía bên ngoài xe như trên, thì còn tác động từ phía trong động cơ xe như nguồn điện không ổn định cũng làm cho tuổi thọ của bóng đèn chiếu sáng bị giảm.

Vai trò của các bóng đèn là điều không tranh cãi, do đó các chuyên gia đã đưa ra một số lời khuyên cho người lái xe. Nếu cháy bóng phía bên lái mà bạn lại không mang theo bóng dự phòng hoặc chưa thay thế bóng được ngay lập tức thì bạn hãy chuyển bóng bên phụ sang. Vì không có bóng đèn bên lái sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều so với bên phụ do xe đối diện khó quan sát thấy bạn hơn.

5 bộ phận thường bị hư hỏng nhất trên ô tô cần lưu ý
Lau chùi đèn xe ô tô

Thường xuyên kiểm tra tình trạng tất cả các loại đèn trên xe, đảm bảo hoạt động tốt trước khi lăn bánh. Lau chùi đèn thường xuyên để loại bỏ các bụi bẩn bám vào, giúp đèn xe luôn được sáng, không bị mờ. Khi đi trong ban đêm hay những chặng đường có ánh sáng thấp, tầm nhìn bị hạn chế, dù xe bạn có được trang bị đầy đủ hệ thống chiếu sáng cực tốt thì bạn vẫn phải di chuyển hết sức cẩn trọng. Bạn phải thật cảnh giác trước những đốm đen trên mặt đường ở phía trước, đó có thể là một cái hố mà từ xa hệ thống đèn không thể soi sáng cho bạn nhìn thấy được.

Thanh Duy


TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất