Một số vấn đề gây mùi khét có thể tự khắc phục, các trường hợp còn lại, chủ xe phải mang xe đến gara chuyên nghiệp để kiểm tra.
4 loại mùi khét thường gặp trên ô tô, nguyên nhân và giải pháp
I. Mùi cao su cháy
1. Ly hợp
Đôi khi, mùi khét từ xe có thể đến từ vấn đề ly hợp. Nó xảy khi sang số và mùi thường tương tự như mùi báo hoặc mùi cao su cháy.
Nguyên nhân có thể là do ma sát trong ly hợp. Nó có mùi cao su vì bề mặt của ly hợp là một loại lưới giấy. Để tránh điều, hãy học cách sử dụng ly hợp đúng cách.
2. Đai truyền động bị nóng chảy
Điều này thường xảy ra khi một trong các phụ kiện của máy phát điện, máy bơm không khí, máy bơm nước, máy nén khí AC bị khóa. Khi điều này xảy ra, dây đai truyền sẽ quay trên một ròng rọc bị khóa và gây ra cảm giác nóng như mùi cao su cháy.
3. Vấn đề rò rỉ dầu
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mùi khét trên ô tô. Nguyên nhân là do dầu vào đường ống xả, đôi khi kèm theo khói trắng.
Hiện tượng này thường gặp khi xe phải tải nặng, hoặc leo dốc vì vòng tua máy phải lên cao hơn. Trong trường hợp này, bạn nên dừng xe, kích xe lên để kiểm tra rò rỉ. Nếu cố tình đi tiếp, động cơ xe có thể bị hư hại.
4. Vấn đề rò rỉ chất làm mát
Chất làm mát có thể bị rò rỉ vào dàn nóng của điều hòa. Hiện tượng này có thể gây ra mùi khét như đốt cao su trong xe. Nếu không sửa chữa kịp thời sẽ làm tăng chi phí sửa chữa.
Có thể bạn quan tâm:
II. Mùi nhựa cháy
Mùi khét của nhựa thường xuất hiện sau khi khởi động điều hòa và quạt trên ô tô. Hiện tượng này thường liên quan đến các bộ phận như quạt, các thiết bị điện tử khi hoạt động ở nhiệt độ cao.
1. Mùi nhựa cháy từ điều hòa
Nếu tất cả các bộ phận trên xe đều hoạt động tốt, hãy kiểm tra điều hòa khi ngửi thấy mùi khét. Có thể có sự tích tụ bụi trong hệ thống nếu bạn không sử dụng điều hòa thường xuyên. Nhưng nếu mùi khét vẫn xuất hiện khi bạn sử dụng thường xuyên, thì có thể là lọc gió đang bị tắc bởi bụi bẩn, tạp chất.
2. Chập điện
Trong hầu hết trường hợp, mùi nhựa cháy là do chập điện trong động cơ. Lớp nhựa phủ trên dây dẫn, cầu chì hoặc các kết nối khác có thể gây ra mùi. Vì vậy, mùi sẽ tương tự với mùi nhựa cháy trong xe hơi.
Lúc này, chắc chắn bạn phải sửa chữa hệ thống điện để tránh sự cố lớn. Theo kinh nghiệm chăm sóc bảo dưỡng xe hơi, bạn cần tìm một thợ chuyên nghiệp để tìm nguyên nhân gây chập điện.
III. Mùi dầu cháy trong ô tô
Mùi khét này phổ biến nhất là các ô tô đời cũ, thường là do lỗi chảy dầu. Khi dầu bị rò rỉ ra ngoài sẽ khiến xe có mùi.
1. Không vệ sinh sau khi thay dầu
Không thay dầu đúng cách sẽ làm một lượng nhỏ dầu đi vào đường ống xả hoặc các bộ phận khác. Khi động cơ nóng lên sẽ tạo ra mùi cháy khét.
2. Vấn đề ở bộ lọc dầu
Bộ lọc dầu hoạt động dưới áp lực, nếu bộ lọc dầu không được siết chặt, bị lỏng có thể khiến dầu tràn ra xung quanh động cơ. Mùi dầu có thể len vào cabin xe. Triệu chứng khác là chủ xe có thể nhìn thấy vũng dầu dưới gầm xe. Sự cố này cần giải quyết sớm để không ảnh hưởng đến hệ thống động cơ.
3. Sự cố vòng đệm dầu
Trong trường hợp rò rỉ dầu xảy ra quá nhiều lần, điều này có thể là do miếng đệm động cơ bị trục trặc hoặc hỏng. Ngoài ra, các loại phớt dầu động cơ bị dính dầu hoặc kết nối kém cũng gây ra hiện tượng trên.
Nếu để lâu, chiếc xe sẽ đầy mùi dầu đốt. Các miếng đệm này thường nằm rải rác khắp động cơ. Miếng đệm van và miếng đệm dầu là hai loại có nguy cơ hư hỏng cao nhất.
IV. Mùi khét khi phanh xe
Thông thường, mùi khét khi phanh xe thường xảy ra khi đạp phanh gấp. Khi xuống dốc mà phanh gấp có thể làm cháy phanh kèm theo khói và mùi khét.
Đây là tình huống không phải là hiếm gặp. Theo kinh nghiệm lái xe, khi xuống dốc tài xế nên đạp phanh nhấp nhả liên tục, kết hợp với việc ghì số bằng động cơ, tức đưa xe về các xe số thấp để hãm. Không được phép rà phanh liên tục, chỉ khi gần xuống dốc mới rà phanh.
(Nguồn ảnh: Internet)