Để động cơ ô tô có thể vận hành trơn tru đòi hỏi sự làm việc và kết nối hỗ trợ của nhiều bộ phận khác nhau.
Bugi – bộ phận trong hệ thống đánh lửa
Chắc rằng ai khi sử dụng xe ô tô đều đã nghe về tầm quan trọng của chi tiết máy bugi. Thế nhưng, không phải ai cũng biết nguyên tắc làm việc cũng như cấu tạo bugi ô tô và vì sao nó lại quan trọng. Bugi là một chi tiết thuộc hệ thống đánh lửa của xe ô tô. Nó dùng để phát sinh tia lửa điện hai cực, để có thể tạo nên hiện tượng đốt trong buồng. Do đó, bugi luôn phải làm việc trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao. Và cũng bởi thế mà cấu tạo bugi có các điều kiện khá đặc biệt như: phải đảm bảo độ bền cực cao, có khả năng chịu nhiệt và áp suất tốt, và đảm bảo tia lửa điện đánh ra luôn luôn tốt để giúp việc đốt trong buồng đốt ổn định.
Bu gi ô tô sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất động cơ
Với nguyên lý hoạt động như một công cụ phát hồ quang qua một khoảng trống, bugi sẽ đẩy điện áp lên rất cao khoảng tầm 40.000 đến 100.000 vôn để có thể tạo tia lửa phòng qua được khoảng trống và từ đó sẽ giúp việc đánh lửa trong buồng đốt diễn ra. Ngoài ra, bugi còn sử dụng loại sứ để cách điện giữa nguồn cao áp giữa điện cực với nhau. Để đảm bảo tia điện không bị nhiễu và giúp cho tia lửa được phóng chính xác vào 2 đầu của điện cực. Ngoài ra, sứ có khả năng dẫn nhiệt kém, nên thường ở vật liệu cách điện có nhiệt độ khá cao, điều này giúp làm sạch bụi than ra khỏi điện cực.
Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, bụi than cũng sẽ bám một phần lên bugi và sẽ khiến bugi hoạt động không hiệu quả nữa. Lúc đó, bạn sẽ phải vệ sinh lại hoặc thay mới dựa trên tình hình kiểm tra bugi ô tô. Nếu không có những bước khắc phục kịp thời, bộ phận đánh lửa hoạt động trì trệ, không ổn định và ảnh hưởng trực tiếp tới công suất làm việc của động cơ ô tô. Ngoài ra đối với cách tháo bugi, bạn cần phải sử dụng tuyp phù hợp với loại bugi bạn đang muốn tháo, nếu không sẽ làm mòn các cạnh lục giác của bugi. Tuyệt đối không để tuyp lệch khỏi thân sẽ làm gãy thân cách điện.
Bu gi sau một thời gian sử dụng sẽ dính nhiều bụi than
Ắc quy ô tô – bộ phận tích trữ điện năng
Ắc quy là một trong những thiết bị quan trọng hàng đầu của xe ô tô. Nó có nhiệm vụ tích trữ điện năng và cung cấp điện một số trang bị trên xe như kích máy phát xoay chiều và đề máy. Ngoài ra, ắc quy còn cung cấp điện năng cho một số phụ tải khi vòng tua máy chưa đạt vòng xoay quy định. Và khi nào đã đủ vòng tua, các thiết bị của ô tô sẽ chuyển sang sử dụng điện của máy phát, ắc quy cũng sẽ được tích tụ lại một phần điện năng từ máy phát điện.
Ắc quy giúp đề máy xe
Từ các nguyên lý làm việc của ắc quy ô tô đã nêu trên, bạn có thể thấy rằng ắc quy là thiết bị khởi đầu cho các hoạt động chính trên xe. Nếu như ắc quy ô tô hết điện, bạn sẽ phải làm sao để có thể đề lên nhanh chóng. Và cũng chính bởi thế mà nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến công suất động cơ ô tô. Đã có nhiều trường hợp do chủ quan mà cho rằng ắc quy không cần phải kiểm tra nên không thay thế định kỳ. Điều đó dẫn tới khi hết bình đột xuất, người lái phải bị động mua gấp một bình ắc quy mới mà không rõ nguồn gốc và hiệu suất của nó.
Ắc quy bị trục trặc
Vậy bạn cần phải nắm rõ được chu trình ắc quy ô tô dùng được bao lâu để có thể chủ động thay thế, tránh trường hợp thay bị động như đã đề cập như trên. Thông thường, một bình ắc quy ô tô thường sẽ được thay thế sau khoảng 3 – 5 năm, tùy tần suất sử dụng và chất lượng của bình ắc quy. Khi vào trung tâm bảo dưỡng, bạn cũng nên đặt câu hỏi là ắc quy ô tô nào tốt để được những kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm tư vấn kỹ càng.
Lọc gió động cơ – “lá phổi” của xe ô tô
Tuy cấu tạo lọc gió ô tô khá đơn giản (là một tấm chắn bụi), nhưng nó lại có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến công suất tiêu hao nhiên liệu của xe ô tô. Với nguyên lý làm việc chắn bụi thông thường, đây là chi tiết giúp ngăn cản bụi từ không khí bên ngoài lọt vào trong động cơ. Sau một thời gian sử dụng xe, tấm lọc gió động cơ cũng sẽ bẩn dần và khiến gió không vào động cơ được nhiều cũng như sẽ kéo theo một phần bụi bẩn đi vào trong xe. Điều đó sẽ khiến cảm biến lưu lượng khí nạp đo đạc bị sai lệch thông số, và dẫn tới hao phí nhiên liệu vận hành cao hơn thông thường.
Lọc gió động cơ cũ và mới
Để đảm bảo được hiệu suất của động cơ ô tô cao, bạn sẽ cần phải vệ sinh lọc gió ô tô một cách định kì theo thời gian. Vậy câu hỏi được đặt ra là: Lọc gió ô tô bao lâu là thay một lần? Thông thường, các hãng xe khuyến cáo cứ sau mỗi 15.000 – 20.000km thì bạn cần thay lọc gió một lần. Nhưng một số những người có kinh nghiệm bảo dưỡng ô tô cho biết, do điều kiện khí hậu nhiều gió bụi ở Việt Nam nên bạn nên thay sau mỗi 10.000km lưu thông trên đường.
Vũ Hán