Tuy nhiên, ngày hôm sau công an lại yêu cầu đem xe đến để dựng lại hiện trường. Hỏi nguyên nhân thì tôi mới biết rằng do người nhà của họ yêu cầu. Tôi đến công an giao thông huyện để làm việc thì được yêu cầu mượn bằng lái xe sau đó đó vị công an này lại không trả lại bằng lái cho tôi và cũng không lập biên bản tạm giữ bằng lái. Xin Luật sư tư vấn, phía công an làm việc như vậy có đúng hay không? Và tôi phải làm thế nào đẻ lấy lại giấp phép lái xe vì tôi còn phải sử dụng hàng ngày.
Câu hỏi từ bạn Vĩnh Thiện – Hồ Chí Minh.
Trả lời:
Tại Điều 11 Quyết định số 18/2007/QĐ-BCA quy định về việc dựng lại hiện trường như sau:
“1. Trong quá trình điều tra vụ tai nạn giao thông nếu có căn cứ xác định hiện trường bị xáo trộn, hiện trường giả hoặc xét thấy cần thiết thì tổ chức dựng lại hiện trường. Khi dựng lại hiện trường nhất thiết phải có người chứng kiến, có thể mời người liên quan cùng tham gia.
2. Nội dung dựng lại hiện trường là phải xác định lại vị trí dấu vết, người bị nạn, phương tiện để lại ở hiện trường, xem xét lại những tình huống, hành vi và những tình tiết khi xảy ra vụ tai nạn giao thông; đo đạc và vẽ lại sơ đồ hiện trường; chụp ảnh để làm cơ sở so sánh đối chiếu.
3. Kết thúc việc dựng lại hiện trường phải lập biên bản, những người tham gia dựng lại hiện trường ký, ghi rõ họ, tên vào biên bản.”
Do đó, khi xét thấy việc dựng lại hiện trường là cần thiết khi có yêu cầu khởi kiện thì cơ quan có thẩm quyền có thể dựng lại hiện trường theo quy định nêu trên. Tuy nhiên, Quyết định này đã hết hiệu lực vào ngày 12/02/2013 và hiện nay vẫn chưa có văn bản thay thế.
Theo Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
1. a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
…..
9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.
Như vậy, khi xét thấy việc dựng lại hiện trường và tạm giữ bằng lái xe trong trường hợp của bạn là cần thiết thì cơ quan chức năng có thể thực hiện theo các quy định nêu trên. Tuy nhiên, việc tạm giữ bằng lái xe phải dược lập thành biên bản theo quy định Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Đối với trường hợp tạm giữ bằng lái xe không lập biên bản là vi phạm quy định của pháp luật và bạn có thể khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm của cán bộ tạm giữ đó để đảm bản quyền lợi hợp pháp của mình.
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)