Ngày 22/1/2021, VinFast chính thức trình làng bộ 3 ô tô SUV điện hoàn toàn mới mang tên VFe34, VFe35, VFe36. Ngay lập tức, bộ 3 này dành được sự chú ý không chỉ truyền thông trong nước mà còn cả quốc tế khi hãng giới thiệu những mẫu xe này được trang bị động cơ thuần điện và có tính năng tự lái cấp độ 2-3.
Không thể phủ nhận VinFast đang có mức tăng trưởng thần tốc khi thành công trong mảng xe máy điện lẫn ô tô. Những mẫu ô tô như Fadil, Lux A2.0 và Lux SA2.0 hiện đang có doanh số ấn tượng.
Bất ngờ hơn Fadil còn thống trị phân khúc xe hạng A năm 2020, vượt qua cả Hyundai Grand i10. Tuy nhiên, như vậy không đồng nghĩa với việc VinFast sẽ chắc chắn thành công ở mảng ô tô điện.
Bởi trước VinFast, rất nhiều ông lớn trong ngành ô tô thế giới đã tham gia thị trường xe điện từ sớm với số tiền đầu tư khủng nhưng vẫn chưa thành công. Tính đến thời điểm hiện tại, Tesla là thương hiệu kinh doanh thành công nhất ở mảng ô tô điện.
Thậm chí, tên gọi Tesla cũng gần như đồng nghĩa với ô tô điện đủ để cho thấy sức ảnh hưởng mà thương hiệu này tạo ra. Dù thành lập chưa lâu nhưng Tesla lại đang là thương hiệu có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất toàn cầu.
Hãy cùng xem những chiến lược kinh doanh của Tesla và các ông lớn khác có thể giúp ích gì cho VinFast trên con đường thống lĩnh thị trường ô tô điện Việt Nam trong tương lai.
Thành công của Tesla cho VinFast bài học gì?
- Tin Xe Hơi: VinFast bất ngờ công bố 3 mẫu ô tô điện hoàn toàn mới
- Tại sao VinFast nhảy vào lĩnh vực ô tô điện? Tương lai nào cho xe điện VinFast?
- Giới thiệu xe buýt điện Vinfast – Mẫu xe buýt điện 100% Việt Nam
- Vinfast Pro: Bảng giá xe Vinfast mới nhất + Khuyến mãi
- 1. Xác định yếu tố mấu chốt để thành công trong ngành ô tô điện
- 2. Mạng lưới sạc ô tô điện
- 3. Lợi thế của độc quyền
1. Xác định yếu tố mấu chốt để thành công trong ngành ô tô điện
Xe ô tô điện dần trở thành lĩnh vực đầu tư hấp dẫn thu hút rất nhiều hãng xe tiếng tăm toàn cầu tham gia trong 5 năm gần đây. Tập đoàn Volkswagen từng tuyên bố sẽ cho ra mắt 80 mẫu xe điện mới vào năm 2025. GM cũng không kém cạnh khi hứa hẹn sẽ tung ra ít nhất 20 mẫu xe điện vào năm 2023.
Những ông lớn gia nhập vào thị trường ô tô điện đa số đều có doanh thu hằng năm vượt mốc 1000 tỷ đô la. Số tiền mà họ đầu tư cho mảng ô tô điện không hề ít lên đến hàng tỷ đô la.
Ở thời điểm 2011-2014, nhắc đến ô tô điện người ta sẽ nghĩ ngay đến chiếc Nissan Leaf với giá bán hợp lý đã nhanh chóng tạo được cơn sốt. Tuy nhiên, khách hàng của Leaf dẫn cảm thấy có sự bất tiện khi sạc điện.
Lúc này, Nissan chưa có mạng lưới sạc nhanh, khách hàng vẫn phải sử dụng các trạm sạc dành cho tất cả các thương hiệu ô tô. Bất tiện hơn là số lượng của các trạm sạc này rất ít ỏi.
Các thương hiệu lớn khác khi tham gia vào thị trường ô tô điện cũng đang mắc phải sai lầm tương tự như Nissan. Họ dành hàng chục tỷ đô vào việc nghiên cứ và cải tiến sản phẩm nhưng quên mất rằng khách hàng đang gặp vấn đề về trạm sạc khiến họ không thể di chuyển xa hơn.
Trong khi đó, Tesla lại xây dựng được mạng lưới trạm sạc trải dài trên khắp nước Mỹ. Do đó, những chủ nhân của Tesla luôn cảm thấy yên tâm xe của họ luôn có thể hoạt động tốt. Có thể thấy, Tesla đã xác định đúng yếu tố mấu chốt để thành công trong ngành ô tô điện chính là phát triển hệ thống trạm sạc.
Đó là lý do vì sao đến thời điểm hiện tại, Tesla vẫn đang là thương hiệu thống lĩnh thị trường ô tô điện. Không có thương hiệu nào có đủ khả năng để cạnh tranh cùng Tesla dù tiềm lực tài chính rất hùng hậu.
- Tham khảo thêm: Lịch sử hãng xe điện Tesla
2. Mạng lưới sạc ô tô điện
Trong khi các thương hiệu khác rót hàng tỷ USD cho việc phát triển, cải tiến sản phẩm. Tesla đã khôn ngoan hơn khi dung nguồn lực để phát triển hệ thống trạm sạc để giải quyết nhu cầu cốt lõi của khách hàng.
Ở Bắc Mỹ, chỉ cần chi 1 tỷ USD, Tesla đã có trong tay 10 trạm sạc xe điện cho khoảng 1.000 địa điểm. Nhờ đầu tư đúng hướng, khắp nước Mỹ hiện tại đều có trạm sạc để phục vụ khách hàng, tiện lợi như các trạm xăng dầu truyền thống.
Khi trình làng sản phẩm đầu tiên mang tên Roadster, Tesla đã nhận được không ít lời chê bai từ các chuyên gia khi xe không có công nghệ gì hiện đại. Tuy nhiên, doanh số bán của Roadster đã tăng vọt chóng mặt khiến các ông lớn nhận ra sai lầm của mình.
Sau đó, Tesla tiếp tục phát triển hệ thống bằng một mạng lưới độc quyền rộng rãi. Nhờ đó, ngay khi Model S được ra mắt vào năm 2012 đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ người dùng.
3. Lợi thế của độc quyền
Trong khi các thương hiệu khác đang liên kết với các trạm sạc điện khác thì Tesla đang tạo riêng cho mình hệ thống độc quyền. Nhờ sở hữu mạng lưới độc quyền Tesla có thể thiết lập chính sách định giá cho từng xe, số lượng trạm, thời gian triển khai và vị trí.
Qua đó giúp Tesla sở hữu cộng đồng người dùng lớn mạnh, lòng tin lớn từ khách hàng. Từ đó, góp phần trong việc thống trị thị trường ô tô điện.