Ưu điểm của các dòng xe Trung Quốc là giá xe rẻ dẫn đến phí trước bạ cũng rẻ, điều này hình dung chung thành ưu điểm cạnh tranh mạnh mẽ nhất của các dòng xe Trung Quốc. Ngoài ra, mặc dù giá thành rẻ nhưng xe thường có thiết kế khá “hào nhoáng” cùng nhiều trang bị “tân tiến”. Tuy nhiên, điều này lại khiến người tiêu dùng đặt câu hỏi về chất lượng của dòng xe này.
Hiện tại, nếu không tính những mẫu xe được nhập khẩu tư nhân đơn lẻ về nước thì Zotye và Baic chính là 2 đại diện nổi bật nhất được nhập khẩu với số lượng sản phẩm lớn theo đường chính hãng về Việt Nam. Kể từ khi Nghị định 116 siết chặt nhập khẩu có hiệu lực, con đường vào nước ta của các mẫu xe Trung Quốc đang gặp khá nhiều khó khăn. Cho đến thời điểm hiện nay, nhu cầu mua xe Trung Quốc của người tiêu dùng Việt cũng khá cao, nhưng phía nguồn cung lại gặp hạn chế.
1. Zotye Z8: 728 triệu đồng
Vào thời điểm mới về nước năm 2018, Zotye Z8 nhận được khá nhiều sự chú ý của người tiêu dùng trong nước. Nhiều diễn đàn sôi nổi bình luận về giá thành, thiết kế và trang bị của xe. Cụ thể, diện mạo của Zotye Z8 được đánh giá là khá ổn, nhìn trang trọng, hiện đại. Các trang bị tiện và an toàn của xe cũng được đánh giá cao với nhiều tính năng đa dạng phục vụ người sử dụng.
Động cơ của Zotye Z8 là loại tăng áp 2,0 lít từ Mitsubishi cho công suất tối đã 188 mã lực tại vòng tua 5.000 v/p và mô men xoắn 250 Nm tại dải vòng tua 2.400 – 4.400 v/p kết hợp cùng hộp số AT 8 cấp.
Với thiết kế và động cơ như thế, giá xe vào khoảng 728 triệu đồng. Nhiều người bày tỏ đây là một mức giá tốt. Mặc dù chất lượng xe còn cần thời gian kiểm chứng nhưng cũng rất đáng để khách hàng xuống tiền. Hiện tại, doanh số của Zotye Z8 chưa thể coi là có bước nhảy vọt nhưng đã bước đầu thâm nhập vào thị trường.
2. Zotye T300: 518 triệu đồng
Zotye T300 sở hữu kích thước dài x rộng x cao lần lượt là 4.397 x 1.835 x 1.642 mm cùng chiều dài cơ sở 2.600 mm. Mẫu xe Trung Quốc này được đánh giá là có nhiều nét giống mẫu Mazda CX-3 và có giá khá mềm, chỉ tầm 518 triệu đồng.
Tuy nhiên, với mức giá kể trên, Zotye T300 vẫn sở hữu những trang bị được đánh giá là khá cao cấp như khởi động bằng nút bấm, ghế ngồi bọc da, các chi tiết bọc da trong khoang cabin, màn hình cảm ứng 10 inch, phanh đỗ điện tử, cửa sổ trời toàn cảnh…
Động cơ xe là loại 1,5 lít cho công suất/mô men xoắn là 145 mã lực/205 Nm đi kèm hộp số CVT và hệ dẫn động cầu trước.
3. Baic Q7: 658 triệu đồng
Một cái tên khác đến từ thương hiệu đồng hương là BAIC Q7. Mẫu xe Trung Quốc này còn có giá thành khá rẻ, khoảng 658 triệu đồng trong khi lại sở hữu thiết kế có nhiều nét tương đồng với dòng xe sang. Các tính năng của xe cũng rất đa dạng như vô lăng bọc da tích hợp nút bấm, kính có sưởi, cửa sổ trời, sấy gương, màn hình cảm ứng chính giữa 12 inch, camera lùi, các hệ thống ứng dụng như Android, wifi, hệ thống âm thanh với 6 loa… Một phiên bản với ít trang bị hơn có giá 588 triệu đồng.
Mẫu xe Trung sử dụng động cơ 1,5 lít tăng áp cho công suất/mô men xoắn lần lượt là 150 mã lực/210 Nm đi kèm hộp số CVT.
4. Baic BJ40: 938 triệu đồng
Một mẫu xe khác cũng được nhắc đến gần đây là mẫu xe offroad có thiết kế hầm hố BAIC BJ40. Chiếc xe địa hình có mặt tại thị trường Việt Nam chưa lâu và cũng trở thành đề tài được bàn tán nhiều trên mạng xã hội.
Thiết kế hầm hố, BAIC BJ40 tựa như chiếc xe địa hình có mức giá đắt đỏ hiện nay. Mẫu xe được trang bị động cơ 2.3 Turbo cho công suất 247 mã lực, mômen xoắn 350 Nm, hệ dẫn động 4 bánh, đi cùng là hộp số tự động 6 cấp. BAIC BJ40 được rao bán với mức giá 938 triệu đồng.
Dù có nhiều trang bị tiện nghi và thiết kế bắt mắt, nhưng các dòng xe ô tô Trung Quốc chỉ chiếm một phần nhỏ và có sức hấp dẫn với một số đối tượng khách hàng nhất định. Các mẫu xe xuất xứ từ Trung Quốc cũng khó cạnh tranh được tại Việt Nam do phần đông khách hàng còn tỏ ra nghi ngại về độ bền và sự an toàn.