Nhắc đến Concorde – chiếc máy bay vận tải thương mại siêu thanh đầu tiên của loài người thì người ta cũng nhớ đến 2 hãng hàng không duy nhất khai thác chủ lực là Air France và British Airways. Với giá mỗi chiếc lên đến 23 triệu bảng năm 1977, tương đương 143,84 triệu bảng hay 4616 tỉ đồng theo giá ngày nay thì Concorde không phải là dòng máy bay có nhiều khách hàng như những Airbus A320 hay Boeing 737. Tuy nhiên, dù có mức giá và chi phí vận hành cao ngất ngưỡng như vậy thì Concorde ở thời hoàng kim cũng được nhiều hãng hãng không để mắt đến, kéo theo những câu chuyện thú vị.

Singapore Airlines – chiếc Concorde 2 màu livery


Ngày 11 tháng 3 năm 1976, Chính quyền cảng New York và New Jersey đã cấm những chiếc máy bay vận tải siêu thanh như Concorde hạ cánh xuống sân bay JFK trước sức ép từ người dân Mỹ vì vấn đề tiếng ồn. Air France và British Airways đã phải tìm cách mở những đường bay mới trong khi cùng nhau đệ đơn kiện vì phân biệt đối xử và cản trở kinh doanh vào tháng 6 năm 1977.

Concorde, Singapore Airlines, Braniff International, Pan Am, SST, IranAir, Qantas, TravelUpdate, ARGS, Heritage Concorde, ConcordeSST, ExecutiveTraveller,  Times of India, 1, 2, 3, 4


Một trong những đường bay được nhắm đến là đến xứ sở chuột túi và Singapore là một nút trong đường bay này gồm London – Bahrain – Singapore – Sydney. Đến tháng 9 năm 1977, British Airways đã đạt được thỏa thuận hợp tác với Singapore Airlines để khai thác đường bay này. Chiếc Concorde mang số đuôi G-BOAD được đưa vào khai thác với tổ bay do British Airways bố trí còn tiếp viên của Singapore Airlines theo một chiều, chiều còn lại của British.

Concorde, Singapore Airlines, Braniff International, Pan Am, SST, IranAir, Qantas, TravelUpdate, ARGS, Heritage Concorde, ConcordeSST, ExecutiveTraveller,  Times of India, 1, 2, 3, 4

Quảng cáo

Chiếc Concorde này cũng rất độc đáo vì nó mang 2 màu livery, một mặt là Singapore Airlines, một mặt là British Airways. Tuy nhiên, chiếc Concorde này chỉ được khai thác trong 4 ngày bởi ngay sau đó, chính phủ Malaysia đã phàn nàn về những tiếng ồn lớn của sonic boom khi nó bay qua eo Malacca.

Braniff International Airways – thuê bay cả máy bay lẫn tổ bay

Concorde, Singapore Airlines, Braniff International, Pan Am, SST, IranAir, Qantas, TravelUpdate, ARGS, Heritage Concorde, ConcordeSST, ExecutiveTraveller,  Times of India, 1, 2, 3, 4


Braniff Airways là một hãng hàng không của Mỹ hoạt động từ năm 1930 đến năm 1982. Hãng này từng khai thác Concorde vào năm 1979, thuê lại 2 chiếc của Air France và British Airways để thực hiện các chuyến bay nội địa bằng Concorde, chẳng hạn như đường bay Dallas – Washington.

Dù vậy, những chiếc Concorde được Braniff Airways khai thác vẫn được giữ lại màu sơn livery của Air France và British Airways. Phi hành đoàn gồm tiếp viên và phi công đều là nhân sự của 2 hãng này. Vì sử dụng Concorde cho đường bay nội địa từ sân bay Dallas-Fort Worth đến sân bay Washington Dulles nên giá vé khá rẻ, chẳng hạn như giá vé vào năm 1979 cao nhất là 194 USD/một chiều (tương đương 702 USD ngày nay) và năm 1980 thì mức giá này tăng lên thành 227 USD/một chiều (tương đương 724 USD ngày nay).

Singapore Airlines và Braniff Airways là 2 hãng hiếm hoi khai thác Concorde dù thời gian khai thác rất ngắn. Ngoài ra còn có nhiều hãng hàng không từng để ý đến Concorde, từng đặt hàng nhưng rốt cuộc lại hủy.

Các hãng hàng không Mỹ nối gót nhau chia tay Concorde

Concorde, Singapore Airlines, Braniff International, Pan Am, SST, IranAir, Qantas, TravelUpdate, ARGS, Heritage Concorde, ConcordeSST, ExecutiveTraveller,  Times of India, 1, 2, 3, 4


Tại Mỹ, Pan Am (Pan American World Airways) vào năm 1963 đã nghĩ đến việc khai thác Concorde và từng được kỳ vọng là hãng hàng không thứ 3 khai thác dòng máy bay này bên cạnh Air France và British Airways. Tuy nhiên, kế hoạch khai thác Concorde của Pan Am đã gây tranh cãi bởi vị thế là hãng hàng không lớn nhất của Mỹ nhưng lại sử dụng Concorde – một sản phẩm của liên minh Anh và Pháp. Khi hàng không siêu thanh (Super Sonic Transport – SST) chớm nở, cả 3 thế lực là Mỹ, châu Âu và Liên Xô đều chạy đua nhưng sau cùng chỉ có Concorde được khai thác thương mại. Mỹ khi đó theo đuổi chương trình SST với đại diện sau cùng là Boeing 2707 nhưng hủy vào năm 1971.

Concorde, Singapore Airlines, Braniff International, Pan Am, SST, IranAir, Qantas, TravelUpdate, ARGS, Heritage Concorde, ConcordeSST, ExecutiveTraveller,  Times of India, 1, 2, 3, 4


Tổng thống Mỹ khi đó là J. F. Kennedy đã tuyên bố rằng Pan Am không nên đặt mua Concorde vì Mỹ sẽ sớm ra mắt chiếc máy bay vận tải thương mại siêu thanh của riêng mình. Kennedy cho rằng những đơn hàng mua Concorde của Pan Am sẽ: “phá hoại chương trình đưa Hoa Kỳ lên vị trí dẫn đầu ngành vận tải hàng không siêu thanh trong thập niên 70.”





Quảng cáo

Dù đã biết về chương trình SST của Mỹ nhưng Pan Am sau cùng vẫn quyết định đặt mua Concorde. Tháng 6 năm 1963, Pan Am đặt mua 3 chiếc từ Aerospatiale và 3 chiếc từ BAC. Đơn hàng thứ 2 là vào năm 1966 với 2 chiếc nữa, mỗi hãng làm một chiếc.

Thế nhưng đến năm 1973, Pan Am đã hủy các đơn hàng này với lý do là Concorde đang trở nên quá đắt đỏ vì giá bán đã tăng từ dưới 20 triệu đô/chiếc lên đến trên 45 triệu đô, theo tỉ giá năm 1970. Thêm vào đó là tình hình giá dầu thế giới tăng cao, ngay cả những dòng máy bay như Boeing 747 cũng bị tác động lớn bởi tình hình này nên Concorde không mang lại hiệu quả khai thác tối ưu bởi nó đốt nhiên liệu gấp 3 lần so với 747.

Concorde, Singapore Airlines, Braniff International, Pan Am, SST, IranAir, Qantas, TravelUpdate, ARGS, Heritage Concorde, ConcordeSST, ExecutiveTraveller,  Times of India, 1, 2, 3, 4


TWA (Trans World Airlines) là hãng hàng không Mỹ lớn tiếp theo từng đặt hàng liên doanh Aerospatiale và BAC mua Concorde. TWA trước áp lực cạnh tranh từ các đối thủ trong Big Four của hàng không Mỹ cũng phải tham dự vào cuộc đua siêu thanh, ban đầu là 4 sau đó nâng lên thành 6 đơn đặt hàng cho Concorde vào năm 1965. Thế nhưng TWA cũng theo chân Pan Am hủy các đơn hàng Concorde vì thiếu hiệu quả khai thác.

Ngoài 2 ông lớn là Pan Am và TWA, các hãng hàng không khác của Mỹ như Continental Airlines (sau này sáp nhập với United Airlines) đặt 3 chiếc, American Airlines đặt 6 chiếc và Eastern Airlines đặt 6 chiếc nhưng đều hủy vào năm 1973 vì yếu tố chi phí và đặc biệt là vụ tai nạn của chiếc “Concorde” Nga – Tupolev Tu-144 tại Paris Air Show. Vụ tai nạn này khiến các hãng hàng không xem xét lại các đơn hàng Concorde và hàng không siêu thanh cũng bị chùn lại một bước.

Châu Âu chùn chân


Trong khi các hãng Mỹ đã từ bỏ ý định khai thác Concorde thì trên thế giới, vẫn có không ít các hãng hàng không khác thèm muốn Concorde nhưng sau cùng không đạt được mục đích vì nhiều lý do khác nhau.

Quảng cáo

Concorde, Singapore Airlines, Braniff International, Pan Am, SST, IranAir, Qantas, TravelUpdate, ARGS, Heritage Concorde, ConcordeSST, ExecutiveTraveller,  Times of India, 1, 2, 3, 4


Tại châu Âu, Lufthansa của Đức ngay từ những năm 60 đã sớm chạy đua hàng không siêu thanh. Song song với Concorde thì Lufthansa cũng để mắt đến chương trình SST của Hoa Kỳ với các thiết kế máy bay thương mại siêu thanh của Lockheed và Boeing. Giáo sư Ernst Simon lúc đó chịu trách nhiệm đánh giá máy bay tại bộ phận kỹ thuật của Lufthansa đã đưa ra ý kiến rằng “Tất cả các thiết kế đều quá phức tạp. Chúng tôi lo ngại chi phí vận hành của các thiết kế của Mỹ quá cao trong khi Concorde chỉ có thể chuyên chở 100 hành khách với thiế lập đồng khoang hạng nhất (thiết kế của Lockheed và Boeing hướng đến 250 chỗ ngồi).” … “Không thiết kế nào mà Lufthansa có thể vận hành có lãi.” Dù nằm trong danh sách khách mua tiềm năng với 3 đơn hàng nhưng Lufthansa vẫn hủy vì sau cùng, Concorde vẫn không đáp ứng được yêu cầu về tải trọng và tầm bay theo yêu cầu của Lufthansa.

IranAir mua Concorde đổi … TV màu


Tại Trung Đông, Middle East Airlines (MEA) của Lebanon đặt 4 chiếc và IranAir cũng đặt 3 chiếc vào năm 1972 nhưng hủy phút cuối. Việc IranAir đặt mua Concorde là một động thái ngoại giao nhằm thắt chặt quan hệ với Pháp, một phần của thỏa thuận này là mua Concorde đổi lại hệ thống truyền hình màu SECAM trên toàn Iran.

Concorde, Singapore Airlines, Braniff International, Pan Am, SST, IranAir, Qantas, TravelUpdate, ARGS, Heritage Concorde, ConcordeSST, ExecutiveTraveller,  Times of India, 1, 2, 3, 4


Thật sự Iran lúc đó rất nghiêm túc trong việc khai thác Concorde, IranAir sẵn sàng cử phi công đến học bay tại Pháp và thuê ướt một chiếc Concorde để khai thác trước khi nhận máy bay mua. Vào năm 1976, chiếc Concorde đầu tiên theo đơn hàng của IranAir bắt đầu được chế tạo, thậm chí nó đã được chế tạo hoàn chỉnh nhưng không bao giờ được giao cho Iran.

Chuyện là vào năm 1978, xã hội Iran biến động khi vua Iran cuối cùng là Mohammad Reza Pahlavi bắt đầu mất quyền lực. Các nhà lãnh đạo mới của Iran coi chiếc Concorde là một thứ đắt tiền, xa xỉ và là một dấu hiệu cho thấy sự phung phí của chính phủ tiền nhiệm. Sự bất ổn chính trị và cuộc khủng hoảng dầu mỏ thập niên 70 đã khiến Iran hủy các đơn hàng Concorde vào tháng 4 năm 1980. 2 chiếc Concorde đã hoàn thiện của IranAir sau cùng được chuyển cho British Airways và phục vụ cho hãng hàng không này cho đến khi nghỉ hưu.

IranAir đi vào hoạt động thương mại trước Emirates hơn 20 năm và hãng này đã có thể trở thành một trong những hãng hàng không thống trị các chặng bay giữa Mỹ, châu Âu và châu Á. Nếu như không có cuộc khủng hoảng dầu mỏ và IranAir được khai thác Concorde thì mọi chuyện có lẽ đã khác bởi với một hãng hàng không thứ 3 ngoài Air France và British Airways cùng với giá nhiên liệu rẻ thì Concorde có thể đã là ngòi nổ cho một thế giới chỉ toàn hàng không siêu thanh về sau. Tuy nhiên, lịch sử thì không có chữ nếu bởi người ta hay nói rằng nếu Concorde vẫn còn thịnh hành, kéo theo đó là những chiếc máy bay siêu thanh khác thì đã không có Airbus và ngành hàng không thế giới trông sẽ rất khác so với những gì chúng ta thấy ngày nay.

Concorde, Singapore Airlines, Braniff International, Pan Am, SST, IranAir, Qantas, TravelUpdate, ARGS, Heritage Concorde, ConcordeSST, ExecutiveTraveller,  Times of India, 1, 2, 3, 4


Bức ảnh trên là chiếc Concorde cất cánh từ sân bay Mumbai ở Ấn Độ. Vào năm 1972, một chiếc Concorde đã thực hiện chuyến bay trình diễn đến nhiều quốc gia trong đó có Ấn Độ và một phiên đàm phán đã diễn ra giữa Aerospatiale-BAC và Air India nhưng không đạt kết quả. Các quan chức Air India nghĩ rằng khai thác Concorde có thể gây ra thảm họa kinh tế về lâu dài.

Qantas và tham vọng đội bay hàng chục chiếc siêu thanh

Concorde, Singapore Airlines, Braniff International, Pan Am, SST, IranAir, Qantas, TravelUpdate, ARGS, Heritage Concorde, ConcordeSST, ExecutiveTraveller,  Times of India, 1, 2, 3, 4


Thế nhưng đối với Qantas, những chiếc máy bay siêu thanh là mục tiêu của hãng này từ đầu thập niên 60. Không chỉ Concorde, hãng hàng không của Úc còn muốn khai thác đồng thời cả máy bay của Mỹ như Boeing 2707 và Lockheed-2000 dù cả 2 vẫn chỉ là dự án trên giấy. Qantas tham vọng có thể đưa hành khách từ Sydney đến London trong chỉ 10 tiếng tính luôn thời gian dừng nghỉ, Melbourne đến Auckland trong chỉ 45 phút hay ăn sáng ở Úc, ăn trưa ở Singapore.

Đến tháng 1 năm 1964, Qantas công bố ý định đặt 4 chiếc Concorde và 6 chiếc Boeing 2707. Thế nhưng chỉ 6 tháng sau, nhà đồng sáng lập Qantas – Hudson Fysh đã lên tiếng khẳng định sẽ không có đơn đặt hàng máy bay siêu thanh nào từ Qantas trong ít nhất là 10 năm nữa. Ông nói rằng sẽ mất một chặng đường dài trước khi mọi dự án máy bay siêu thanh chứng minh được năng lực. Concorde nhanh nhưng nhỏ, chở được ít người hơn, rẻ hơn so với giải pháp của Lockheed hay Boeing.

Concorde, Singapore Airlines, Braniff International, Pan Am, SST, IranAir, Qantas, TravelUpdate, ARGS, Heritage Concorde, ConcordeSST, ExecutiveTraveller,  Times of India, 1, 2, 3, 4


Và rồi đến năm 1966, Boeing 747 được giới thiệu và Qantas đã sớm đặt 4 chiếc vào đầu năm 1967. Ban đầu Qantas xem 747 như một giải pháp tạm thời, lấp đi khoảng trống giữa Boeing 707 và máy bay siêu thanh, phụ trợ cho máy bay siêu thanh khi có thể đưa hành khách phổ thông đến các điểm đến quốc tế, chở được nhiều hành lý hơn với mức giá dễ chịu. Thế nhưng 747 đã sớm trở thành con bài chiến lược của Qantas, nó thay thế kế hoạch mua 2707. Cả 2 dự án của Lockheed và Boeing về máy bay siêu thanh chở khách thương mại đều bị hủy bỏ vào đầu thập niên 70 khiến Qantas chỉ còn một giải pháp là Concorde.

Tuy nhiên, Concorde lại không đạt hiệu quả kinh tế theo mong muốn của Qantas nên càng phân tích thiệt hơn thì kế hoạch khai thác máy bay siêu thanh của Qantas càng mờ dần đi. Sau cùng thì Boeing 747 vẫn là con gà hái ra tiền của Qantas, không chiếc Concorde nào có cơ hội được phục vụ tại xứ sở chuột túi.

Concorde, Singapore Airlines, Braniff International, Pan Am, SST, IranAir, Qantas, TravelUpdate, ARGS, Heritage Concorde, ConcordeSST, ExecutiveTraveller,  Times of India, 1, 2, 3, 4


Concorde, Singapore Airlines, Braniff International, Pan Am, SST, IranAir, Qantas, TravelUpdate, ARGS, Heritage Concorde, ConcordeSST, ExecutiveTraveller,  Times of India, 1, 2, 3, 4


Concorde, Singapore Airlines, Braniff International, Pan Am, SST, IranAir, Qantas, TravelUpdate, ARGS, Heritage Concorde, ConcordeSST, ExecutiveTraveller,  Times of India, 1, 2, 3, 4

Theo: TravelUpdate; ARGS; Heritage Concorde; ConcordeSST; ExecutiveTraveller; Times of India; SimpleFlying [1];[2];[3];[4]


TIN LIÊN QUAN

Snapdragon Dev Kit: “Mac mini DTK” phiên bản Windows, chuẩn bị cho cuộc đối đầu với Apple Silicon?

Qualcomm đã chính thức giới thiệu đến người dùng phiên bản thế hệ thứ hai của SoC ARM dành cho Windows ARM cũng như Chromebook là Snapdragon 7c Gen 2, kế nhiệm cho Snapdragon 7c đã ra mắt vào năm 2019. Đây có thể nói là phiên bản “rút gọn hết cỡ” của Snapdragon 8cx […]

Xem chi tiết: Snapdragon Dev Kit: “Mac mini DTK” phiên bản Windows, chuẩn bị cho cuộc đối đầu với Apple Silicon?

Chiếc xe chở linh cữu Hoàng tế Philip được chính ông thiết kế, dựa trên chiếc Land Rover ông yêu mến

Hiếm có ai tưởng tượng được việc một người tính xa tới mức tự thiết kế chiếc xe chở linh cữu của chính mình sau khi rời cõi tạm như Hoàng tế Philip, chồng nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị. Nhưng “tác phẩm” cuối cùng của Hoàng tế nước Anh sẽ được dùng để đưa Công […]

Xem chi tiết: Chiếc xe chở linh cữu Hoàng tế Philip được chính ông thiết kế, dựa trên chiếc Land Rover ông yêu mến

TOP 8 Mẫu Ôtô Chạy Taxi Grab Tốt Nhất Tại Việt Nam

Nên mua xe ô tô nào chạy Grab là điều rất nhiều người quan tâm. Bởi vì khi mua xe chạy Grab và Taxi, bạn không chỉ quan tâm tới giá xe mà còn lo lắng tới cả chất lượng và chi phí nuôi xe hàng tháng. Nếu tính không kỹ sẽ khiến bạn gặp […]

Xem chi tiết: TOP 8 Mẫu Ôtô Chạy Taxi Grab Tốt Nhất Tại Việt Nam

Review Trải nghiệm Mazda CX-3: dấu chấm hết có thêm dấu chấm hết?

Đây là review về Trải nghiệm Mazda CX-3: dấu chấm hết có thêm dấu chấm hết? của mình. Mình mua nó với giá 719.000.000đ. Hi vọng phần review sẽ hữu ích cho bạn nào muốn mua nhé, nếu bạn có câu hỏi gì thì hãy comment vô bài này nha. Thông tin chung về Trải […]

Xem chi tiết: Review Trải nghiệm Mazda CX-3: dấu chấm hết có thêm dấu chấm hết?

Helicron – xe ôtô cổ quái gần 90 tuổi, sử dụng công nghệ máy bay

Helicron là một trong những chiếc xe ôtô có thiết kế độc nhất vô nhị ra đời ở thập niên 1930 của thế kỷ trước. Đáng chú ý chính là việc nó được sử dụng công nghệ máy bay để lăn bánh.

Xem chi tiết: Helicron – xe ôtô cổ quái gần 90 tuổi, sử dụng công nghệ máy bay

5 giá trị cốt lõi của ô tô Honda mà bạn cần biết

Năm tài chính 2021 (từ 04/2020 đến 03/2021) tiếp tục ghi nhận những nỗ lực không ngừng của HVN nhằm tạo dấu ấn sâu sắc trong lòng khách hàng về các giá trị cốt lõi của thương hiệu Honda trong lĩnh vực ô tô: "Thiết kế thể thao – Vận hành mạnh mẽ - Công nghệ tiên tiến – Thân thiện với môi trường – An toàn vượt trội".

Xem chi tiết: 5 giá trị cốt lõi của ô tô Honda mà bạn cần biết

Kia hé lộ Sportage hoàn toàn mới: Thiết kế của xe Hàn đang dần “Âu hóa”?

Thương hiệu xe hơi đến từ Hàn Quốc Kia vừa qua đã công bố những hình ảnh đầu tiên của mẫu xe Kia Sportage thế hệ mới nhất. Sự ra đời của mẫu xe với thiết kế hiện đại này là thành quả của sự phối hợp giữa mạng lưới thiết kế của mình từ […]

Xem chi tiết: Kia hé lộ Sportage hoàn toàn mới: Thiết kế của xe Hàn đang dần “Âu hóa”?

Lộ ảnh Bugatti Veyron thứ 2 về Việt Nam, ngoại thất 2 màu, giá bán vẫn là ẩn số

Chiếc Bugatti Veyron thứ 2 đang trên đường về Việt Nam vừa được một đại lý siêu xe “nhá hàng”. Bugatti Veyron thứ 2 sở hữu 2 tông màu, khác với chiếc của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Bugatti Veyron thứ 2 sẽ về Việt Nam bởi một doanh nghiệp tư nhân Trong bối cảnh […]

Xem chi tiết: Lộ ảnh Bugatti Veyron thứ 2 về Việt Nam, ngoại thất 2 màu, giá bán vẫn là ẩn số

Biển số xe phong thủy mới nhất 2021

Cũng có lưới tản nhiệt “siêu to khổng lồ”, nhưng bản đua của BMW M4 “chất” từ thiết kế tới hiệu năng

Rich kid Việt tốt nghiệp RMIT được tặng siêu xe 7,4 tỷ đồng, phần thưởng thứ 2 còn gây choáng hơn

MG HS “đại hạ giá” kỷ lục, tới 140 triệu đồng tại Việt Nam

BMW 4 Series Gran Coupe hoàn toàn mới ra mắt: rộng rãi hơn, hiện đại hơn

10 mẫu ôtô ít khách nhất tháng 5

Suzuki Việt nam hỗ trợ khách hàng mua xe mùa đại dịch Covid-19

2022 BMW 4 Series Gran Coupe chính thức lộ diện, ra mắt tại Úc cuối năm 2021

Bài viết khác

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất