Khi tìm hiểu về xe ô tô chắc hẳn nhiều bạn đều nghe nói đến 2WD, 4WD, đó là ký hiệu tên gọi của hệ dẫn động cầu trước, hệ dẫn động cầu sau….
Thật ra đây là các thuật ngữ nói về hệ dẫn động của một chiếc ô tô giúp truyền sức mạnh từ bánh xe xuống mặt đường. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa 2WD và 4WD.
Thông thường chúng ta hay quan tâm đến các thông số cơ bản của ô tô như động cơ, công suất, tiện nghi, an toàn…. Nhưng vẫn còn một thông số khá quan trọng mà chúng ta phải chú ý khi tìm hiểu về ô tô. Đó chính là hệ thống dẫn động. Một số cụm từ viết tắt để nói về hệ thống dẫn động ô tô là 2WD (FWD, RWD), 4WD. Vậy 2WD và 4WD là gì? Sự khác biệt và ưu nhược điểm của chúng?
Khái quát về hệ thống dẫn động xe ô tô WD
Hệ thống dẫn động xe ô tô có tên gọi tiếng anh Wheel Drive, viết tắt là WD. Đây là hệ thống rất quan trọng đối với một chiếc ô tô. Nó được xem là yếu tố chủ chốt của quá trình vận hành xe. Khi chọn ô tô, ngoài yếu tố sức mạnh thì còn phải có hệ thống dẫn động phù hợp giúp truyền tải động năng đến bánh xe.
Nói cách khác, khi động cơ xe sản sinh mô men xoắn và công suất thì cần hệ thống dẫn động với nhiệm vụ truyền tải động năng đến trục trước – sau của xe. Chính điều này mới giúp bánh xe vận hành được. Giả sử không có hệ thống dẫn động thì bánh xe đứng im và không thể chuyển động.
Hệ thống dẫn 2WD là gì?
Khái niệm 2WD
Two Wheel Drive (2WD) là từ dùng để nói về hệ thống dẫn động 2 bánh. 2WD là hệ thống dẫn động phổ biến nhất của ô tô dùng để ám chỉ chung những dòng xe chạy 2 bánh trước hoặc sau. Trong 2WD lại chia thành 2 hệ thống dẫn động phụ thuộc vào sự tác động của động năng lên các trục khác nhau. Cụ thể:
RWD – Rear Wheel Drive: RWD là hệ thống dẫn động cầu sau (2 bánh sau). Hệ thống RWD truyền lực lên 2 bánh sau để đẩy bánh trước đi. Thông thường RWD sẽ đặt dọc theo ô tô. Hệ thống dẫn động 2 bánh sau thường xuất hiện ở những mẫu xe thể thao cao cấp như Mercedes, BMW, Audi….
FWD- Front Wheel Drive: FWD là hệ thống dẫn động cầu trước (2 bánh trước). Do đó 2 bánh xe trước sẽ trực tiếp nhận lực truyền từ động cơ. Sau khi nhận lực, 2 bánh xe trước quay giúp 2 bánh sau từ đó mà vận hành theo. Hệ thống dẫn động FWD khá phổ biến ở những mẫu xe có động cơ nằm ngang so với trục dẫn động, thông dụng nhất là những chiếc ô tô phổ thông với giá bình dân. Ví dụ như Hyundai Grand i10, Toyota Camry, Kia Morning……
Ưu nhược điểm của hệ thống 2WD
Ưu điểm
2WD có 2 loại là FWD và RWD
Xe sử dụng hệ dẫn động 2WD sẽ tiết kiệm nhiên liệu, chi phí sản xuất và trọng lượng. Ngoài ra cả FWD và RWD đều có những ưu điểm riêng, cụ thể :
FWD: Khoảng cách từ cầu dẫn động đến động cơ rút ngắn hơn nên lượng hao hụt công suất sản sinh từ động sẽ được tối ưu. Từ đó xe hoạt động hiệu quả hơn. Sàn xe phẳng và khoang nội thất được tối ưu nhờ vào không có trục dẫn động cầu sau. Nhiệm vụ của 2 bánh trước là dẫn đường, kéo xe di chuyển FWD hỗ trợ xe ít bị mất lái hoặc trượt ngang khi chạy trên đường trơn.
RWD: Sức tải của xe được cải thiện khi sử dụng RWD do 2 bánh trước được giảm bớt áp lực trong khi 2 bánh sau đẩy xe về trước. Ngoài ra khả năng tăng tốc và bám đường của 2 bánh sau tốt hơn. Hệ thống phanh cải thiện cùng lực phanh phân bổ đều cho cả 2 trục xe.
Nhược điểm
Hệ thống dẫn động 2WD có nhược điểm là dễ bị trơn trượt hoặc sa lầy khi di chuyển lúc trời mưa, sình bùn, địa hình xấu.
Hệ thống dẫn 4WD là gì?
Khái niệm 4WD
Four Wheel Drive (4WD) là hệ thống dẫn động 4 bánh bán thời gian hay còn có ký hiệu là 4×4 đối với xe địa hình. Nói một cách đơn giản, hệ thống dẫn động 4 bánh bán thời gian 4WD là mẫu xe dẫn động bằng 2 hoặc 4 bánh. Điều này tùy vào lựa chọn của người lái bằng cách tùy chỉnh cho xe chạy với các chế độ: 1 cầu, 2 cầu chậm, 2 cầu nhanh thông qua nút chỉnh cầu cạnh cần số.
Lưu ý là điều kiện thao tác sẽ không giống nhau do phụ thuộc từng mẫu xe. Bởi vì có loại xe phải dừng thì mới gài cầu được. Mặt khác có xe chỉ cần chạy ở một vận tốc nhất định là có thể gài cầu. Thông thường hệ thống 4WD sẽ xuất hiện ở các mẫu xe SUV hoặc bán tải chuyên chạy địa hình hay Offroad như Ford Ranger Raptor, Toyota Land Cruiser.
Hệ dẫn động 4WD có khá nhiều phiên bản khác nhau tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là loại cơ bản truyền thống. Với hệ thống 4WD truyền thống thì công suất truyền từ hộp số sang hộp truyền động hoặc hộp số phụ. Bộ phận trung gian này có nhiệm vụ phân phối lực kéo từ cầu trước và sau miễn là mô men xoắn đến bánh xe đạt mức tối đa. Mô men xoắn đủ lớn mới giúp xe nặng hàng tấn vượt qua đống đá to.
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm
Hệ thống dẫn động 4WD có ưu điểm là vượt qua được các địa hình gập ghềnh, xấu như bùn lầy hoặc leo dốc cao. Đặc biệt xe 4WD có khả năng bám đường tốt nhất trong điều kiện địa hình phức tạp.
Ngoài ra hệ thống 4WD còn có thể tùy ý cắt giảm mức tiêu thụ nhiên liệu trong điều kiện mặt đường ít phức tạp hơn. Đặc điểm này đã được các chuyên gia kiểm nghiệm về tính hiệu quả.
Nhược điểm
Hệ thống 4WD có nhược điểm là tăng độ phức tạp và trọng lượng xe. Ngoài ra chi phí sản xuất cao, xe cũng không dùng được trong tất cả các điều kiện mặt đường. Giá thành của xe 4WD bao giờ cũng cao hơn 2WD.
Trên đây là những thông tin tổng quát giúp bạn phân biệt được hệ thống dẫn động 2WD và 4WD. Việc lựa chọn xe có hệ thống dẫn động nào tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện tài chính của bạn. Nếu bạn cần xe có sức kéo tốt và khả năng vượt địa hình ổn thì nên chọn 4WD. Tuy nhiên khi bạn cần một chiếc xe giá bình dân, di chuyển ổn trong đường nội thành thì 2WD là lựa chọn phù hợp.
Tin bán xe website hàng đầu về cung cấp thông tin mua bán xe ô tô cũ, mới uy tín chất lượng nhất Việt Nam. Chúng tôi không trực tiếp bán xe, nếu có nhu cầu mua xe bạn vui lòng liên hệ với người đăng tin.