Trước khi mua ô tô, phần lớn khách hàng sẽ tìm hiểu qua các thông số cơ bản của xe như kiểu máy, kích thước xe, trang bị an toàn, động cơ, hộp số, công suất…Bên cạnh các yếu tố đó, một thông số quan trọng khác cũng được nhiều người dùng chú ý là hệ dẫn động của xe.
Trong phạm vi bài viết sau đây, Muaxegiatot.vn xin gửi đến quý khách hàng những thông tin cơ bản và tổng quát nhất về hệ dẫn động trên ô tô. Dựa trên cơ sở đó, bạn có thể dễ dàng tìm được mẫu xe ưng ý, phù hợp với nhu cầu và sở thích của bản thân.
FWD là gì?
Hơn 70% các mẫu xe hiện nay trên thị trường đều sử dụng hệ dẫn động cầu trước bởi lẽ đa phần các mẫu xe đều dồn động cơ về phía trước thay vì phía sau như trước kia.
Chính vì vậy, để giảm bớt sự phức tạp khi thay đổi hệ truyền động về phía sau, nhiều kỹ sư đã nghĩ ra ý tưởng đưa hệ truyền động về phía trước và đó quả là một ý tưởng khả thi.
Ưu điểm
Việc trang bị cho xe hệ dẫn động cầu trước giúp các nhà sản xuất ô tô cắt giảm nhiều chi phí và vật liệu tạo cấu thành xe.
Theo đó, khối lượng bản thân của chiếc ô tô cũng giảm đáng kể giúp chiếc xe bớt tiêu tốn nhiên liệu hơn dù là máy xăng hay máy dầu. Bởi lẽ xác xe càng nặng thì lực kéo càng lớn sẽ khiến xe “ngốn” nhiên liệu nhiều hơn.
Ngoài những ưu điểm về mặt kinh tế, hệ dẫn động FWD cũng đáp ứng được những tiêu chí về mặt cơ khí. Cụ thể với dẫn động cầu trước, hệ thống cơ cấu truyền động và vi sai của xe sẽ được bố trí chung thành một tổ hợp gọn gàng.
Từ đó khoảng không gian còn trống ở phía trước/sau xe sẽ còn nhiều hơn, thuận tiện cho việc sắp xếp phanh, treo, hệ thống xả khí thải…
Lợi thế tiếp theo trên hệ dẫn động cầu trước là khoang cabin xe sẽ có nhiều không gian hơn vì không có “cục u” phía sau nổi lên chắn ở hàng ghế 2 nhất là trên xe sedan. Ngoài ra, nhờ dẫn động cầu trước, khoang hành lý của xe cũng có thêm diện tích để bạn chứa đồ đạc vì không cần bố trí cơ cấu truyền động ở phía sau.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, hệ dẫn động FWD cũng tồn đọng những nhược điểm liên quan đến khả năng vận hành của xe.
Việc phân bổ nhiều lực vào cầu trước giúp xe tăng tốc không nhanh bằng hệ dẫn động cầu sau nhất là khi di chuyển trên đường trường bởi toàn bộ sức nặng của dàn máy đã tập trung ở phía trước.
Không chỉ vậy, trọng lượng đầu nặng dẫn đến phần đuôi nhẹ tênh khiến xe dễ mắc tình trạng oversteer còn gọi là mất lái hay “văng đít” khi vào cua bởi bánh sau dễ bị trượt và giảm ma sát trên mặt đường.
Ngoài ra, dẫn động cầu trước còn có một hạn chế nữa là dồn nhiều trọng lượng và sức kéo vào hai bánh trước khiến lốp xe nhanh mòn, kéo theo đó là hiệu suất vận hành suy giảm và mất đi tính an toàn vốn có.
RWD là gì?
Ưu điểm
Về mặt vận hành, hệ dẫn động cầu sau mang đến cho xe sự cân bằng về trọng lượng. Phần lớn sức nặng của hệ thống máy móc đều tập trung ở phía trước (dưới nắp capo) nên việc dùng hệ dẫn động cầu sau sẽ là giải pháp giúp phân bổ dàn trải trọng lượng của xe từ đó cho cảm giác vận hành ổn định hơn.
Bên cạnh đó, việc sử dụng dẫn động cầu sau sẽ góp phần giúp 2 bánh trước tự do hơn trong việc điều hướng thay vì chăm chăm vào dẫn động cầu trước. Nhờ đó, cảm giác đánh vô lăng cũng thật và đằm hơn đồng thời cho góc bẻ lái rộng và thoải mái.
Đối với các mẫu xe luôn phải liên tục tăng, giảm tốc độ thì hệ dẫn động cầu sau được xem là cứu tinh bởi kiểu thiết kế chủ động quay từ các bánh sau sẽ góp lực để đẩy chiếc xe về phía trước. Theo đó, sự chủ động của các bánh xe giúp tăng độ bám đường hiệu quả, đây cũng là lý do những chiếc xe thể thao hay xe đua đều sử dụng dẫn động RWD.
Về tính kinh tế, hệ dẫn động cầu sau RWD khi có sự cố sẽ dễ khắc phục hơn vì nó nằm riêng biệt và các kỹ sư sẽ xử lý độc lập. Thay vào đó nếu là dẫn động cầu trước bạn sẽ phải sửa chữa hàng loạt các chi tiết đi kèm có liên quan.
Nhược điểm
Ngược lại với kiểu dẫn động cầu trước, hệ dẫn động cầu sau có những nhược điểm sau:
- Chi phí sản xuất cao hơn, tốn nhiều vật liệu cấu thành xe
- Không gian khoang cabin hẹp hơn vì khối gù ở khoang ghế sau
- Tốn nhiều nhiên liệu, xe ăn xăng, dầu hơn do khối lượng cơ thể nặng
- Kết cấu lắp đặt hệ truyền động phức tạp hơn
4WD là gì?
Thông thường, nếu đang ở chế độ dẫn động 2 bánh (2H), lực kéo đa phần sẽ dồn vào bánh sau. Còn ở chế độ dẫn động 4 bánh (4H) sẽ có các cấp độ gồm High hoặc Low.
Ưu điểm
Ưu điểm lớn nhất của hệ dẫn động 4WD là mang đến cho người dùng trải nghiệm Off-road lý tưởng vì bạn có thể chủ động trong bất kỳ tình huống nào thay vì phụ thuộc vào sự tính toán của hệ dẫn động AWD.
Cấp độ Low đã đề cập ở trên cung cấp mô men xoắn để vượt qua các đoạn đường gồ ghề, nhiều bùn lầy, nhiều nước, bị sụp lún và cả dốc cao nhiều đá lớn.
Ngược lại chế độ High làm tăng độ bám đường của xe hơn giúp tăng ma sát với mục đích hỗ trợ bánh xe đi qua các đoạn đường trơn trượt, đá nhỏ, bãi biển, cát sa mạc. Ngoài ra, việc sử dụng hệ dẫn động 4WD còn có thể kết hợp với khóa vi sai tâm, bạn có thể bật/ khóa khóa vi sai trung tâm để phân bổ lực đến cầu trước/sau sao cho hợp lý nhất khi xe vượt địa hình.
Nhược điểm
- Cấu tạo hệ truyền động thiết kế phức tạp gây khó khăn nếu xảy ra lỗi
- Trọng lượng xe tăng tiêu tốn nhiều nguyên liệu
- Giá thành xe có hệ dẫn động này cao hơn nhiều so với loại RWD và AWD
AWD là gì?
Các biến đổi về lực, mô men sẽ do hệ thống tính toán rồi phân bổ lực đến các bánh xe và bạn không thể tùy chọn đổi từ dạng 1 cầu sang 2 cầu như dẫn động 4WD. Đa phần hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian thường xuất hiện trên những chiếc xe sedan cao cấp như BMW 7 Series, Audi A8, Mercedes S-Class.
Ưu điểm
Là một hệ dẫn động thông minh với hàm lượng công nghệ và tính tự động hóa cao giúp chủ nhân luôn ở trạng thái hưởng thụ khi lái xe mà không cần phải băn khoăn về điều kiện đường xá.
Nhược điểm
- Làm cho khối lượng xe nặng lên, ăn xăng hơn
- Chi phí sửa chữa đắt đỏ, quy trình sửa phức tạp
- Giá bán của các dòng xe sử dụng hệ dẫn động AWD thường rất cao nên khách hàng bình dân khó tiếp cận