Trạm thu phí BOT là gì?
Trạm thu phí BOT là viết tắt của từ tiếng Anh: Build – Operate – Transfer, có nghĩa là Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao. Chính phủ có thể kêu gọi các Công ty tư nhân bỏ xây dựng trước (Build) thông qua đấu thầu, sau đó khai thác vận hành một thời gian (Operate) và cuối cùng chuyển lại cho nhà nước (Transfer). Mô hình đầu tư BOT không chỉ có ở Việt Nam mà đã được nhiều nước vận dụng như tại Pakistan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan, Bahrain, Ả Rập Xê Út, Israel, Ấn Độ, Iran, Croatia, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Ai Cập, Myanmar và một số tiểu bang tại Hoa Kỳ (California, Florida, Indiana, Texas, and Virginia). Tuy nhiên tại một số quốc gia như Canada, Úc, New Zealand và Nepal, thuật ngữ này đổi thành Build Own Operate Transfer (BOOT).
Có thể hiểu nôm na thì những công trình này được hình thành trên cơ sở hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư. Sau khi nhà đầu từ tiến hành xây dựng công trình giao thông (cầu và đường), nhà đầu tư có quyền kinh doanh công trình trong thời gian nhất định. Khi hết thời hạn thì lúc đó nhà đầu tư mới chuyển giao cho nhà nước quản lý.
Có bao nhiêu trạm thu phí trên quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam?
Theo thông tin mới nhất từ Vụ Đối tác công-tư (PPP), hiện nay cả nước Việt Nam có tổng cộng 88 trạm thu phí, trong đó có 67 trạm đang hoạt động và 21 trạm chưa triển khai thu phí. Đáng kể nhất là có đến 40/67 trạm thu phí được đặt rải rác trên quốc lộ 1A – tuyến đường huyết mạch nối liền hai đầu Nam-Bắc của đất nước. Vị chi cứ đi khoảng 62km sẽ có một trạm thu phí đường bộ xuất hiện.
Danh sách các trạm thu phí trên Quốc lộ 1A
Dưới đây là danh sách các trạm thu phí toàn quốc đường bộ tiêu biểu trên quốc lộ 1A theo hướng từ Nam ra Bắc: 1. Trạm Trà Canh – Sóc Trăng 2. Trạm Cái Răng – Cần Thơ 3. Trạm Cai Lậy – Tiền Giang 4. Trạm Trung Lương – TP.HCM 5. Trạm Nguyễn Văn Linh (2 trạm) TP.HCM 6. Trạm Cầu Phú Mỹ – TP.HCM 7. Trạm Long Thành – Đồng Nai 8. Trạm Dầu Giây – Đồng Nai 9. Trạm Sông Phan – Bình Thuận 10. Trạm Sông Lũy – Bình Thuận 11. Trạm Cà Ná – Ninh Thuận 12. Trạm Cam Thịnh – Cam Ranh (Khánh Hòa) 13. Trạm Ninh An – Ninh Hòa (Khánh Hòa) 14. Trạm hầm Cổ Mã + đèo Cả Kho (2 trạm) – Phú Yên 15. Trạm Bàn Thạch – Phú Yên 16. Trạm Nam Bình Định – Bình Định 17. Trạm Bắc Bình Định – Bình Định 18. Trạm Thạch Tán (Tư Nghĩa) – Quảng Ngãi 19. Trạm Núi Thành – Quảng Nam 20. Trạm Hòa Phước Quảng Nam 35 21. Trạm Bắc Hải Vân – Huế 22. Trạm Phú Bài (Phú Lộc) – Huế 23. Trạm Hồ Xá Quảng Trị 35 24. Trạm Quán Hàu – Quảng Bình 25. Trạm Ba Đồn – Quảng Bình 26. Trạm Cầu Rác Hà Tĩnh 35 27. Trạm Bến Thủy 2 – Nghệ An 28. Trạm Hoàng Mai – Nghệ An 29. Trạm Tào Xuyên – Thanh Hóa 30. Trạm Pháp Vân – Cầu Giẽ – Cao Bồ Ninh Bình – Hà Nội (4 trạm)
Bảng giá các trạm thu phí
Từ Nam ra Bắc hoặc từ Bắc vào Nam tổng cộng có khoảng 40 trạm thu phí, mỗi trạm có mức giá trung bình khoảng 35.000/lượt, tổng cộng mất từ 865.000 – 4.800.000 tùy theo bạn sử dụng phương tiện nào, trọng tải bao nhiêu và có bao nhiêu ghế ngồi, sau đây là bảng giá các trạm thu phí mời bạn đọc tham khảo.
Bảng giá các trạm thu phí tuyến Quốc Lộ 1A
Phương tiện qua trạm | Giá vé ( Bắc-Nam) |
Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng | 865.000 |
Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế; xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn | 1.238.000 |
Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn | 1.823.000 |
Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container 20 fit | 2.975.000 |
Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container 40 fit | 4.540.000 |
Bảng giá trạm thu phí tuyến Pháp Vân – Cao Bồ
Phương tiện qua trạm | Giá vé (Pháp Vân – Cao Bồ) |
Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng | 955.000 |
Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế; xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn | 1.325.000 |
Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn | 1.978.000 |
Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container 20 fit | 3.150.000 |
Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container 40 fit | 4.805.000 |
Từ Sài Gòn ra Hà Nội tốn bao nhiêu tiền qua trạm thu phí?
Từ Sài Gòn ra Hà Nội sẽ qua 21 trạm thu phí, mức giá qua trạm thu phí trung bình khoảng 35.000đ, chỉ trừ các trạm thu phí cao như Long Thành – Dầu Giây (100.000đ), Đèo Cả (90.000đ), Quảng Ngãi – Đà Nẵng (200.000đ). Tổng cộng tiền qua trạm thu phí khoảng 1.090.000đ.
Từ Sài Gòn đi Đà Lạt bao nhiêu trạm thu phí?
Từ Sài Gòn đi Đà Lạt sẽ đi qua khoảng 4 trạm thu phí, giá trung bình khoảng 35.000đ, số lượng trạm thu phí còn tùy thuộc vào cung đường mà bạn lựa chọn để di chuyển.
Mức thu phí tại trạm thu phí BOT
Mức thu phí tại các trạm BOT được quy định theo thông tư số 159/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ để hoàn vốn các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh. Đối với các dự án đầu tư khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính (đối với đường quốc lộ) hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (đối với đường địa phương). Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm: xe ô tô, máy kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo (sau đây gọi chung là ô tô) thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ.
Các trường hợp được miễn phí
– Xe cứu thương, bao gồm cả các loại xe khác chở người bị tai nạn đến nơi cấp cứu. – Xe cứu hỏa. – Xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp gồm: máy cày, máy bừa, máy xới, máy làm cỏ, máy tuốt lúa. – Xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ khẩn cấp về chống lụt bão. – Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh gồm: xe tăng, xe bọc thép, xe kéo pháo, xe chở lực lượng vũ trang đang hành quân.
Ngoài ra, đối với xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng còn bao gồm các phương tiện cơ giới đường bộ mang biển số: Nền màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm (dưới đây gọi chung là biển số màu đỏ) có gắn các thiết bị chuyên dụng cho quốc phòng (không phải là xe vận tải thùng rỗng) như: công trình xa, cẩu nâng, téc, tổ máy phát điện. Riêng xe chở lực lượng vũ trang đang hành quân được hiểu là xe ô tô chở người có từ 12 chỗ ngồi trở lên, xe ô tô tải có mui che và được lắp đặt ghế ngồi trong thùng xe, mang biển số màu đỏ (không phân biệt có chở quân hay không chở quân). Xe chuyên dùng phục vụ an ninh của các lực lượng công an (Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố, Công an quận, huyện) – Đoàn xe đưa tang. – Đoàn xe có xe hộ tống, dẫn đường. – Xe ô tô của lực lượng công an, quốc phòng sử dụng vé “Phí đường bộ toàn quốc” được quy định tại Thông tư số 197/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính không phải nộp phí khi qua trạm thu phí. – Miễn phí sử dụng cầu, đường bộ quốc lộ đối với xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe hai bánh gắn máy, xe ba bánh gắn máy. – Xe làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc men, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa đến những nơi bị thảm họa hoặc đến vùng có dịch bệnh theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp khi có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm.
Những bất cập tại các trạm thu phí
Bên cạnh những “gam màu sáng”, bức tranh BOT đã bộc lộ nhiều bất cập như: chính sách phí chưa nhận được sự đồng thuận của xã hội, chất lượng xây dựng và bảo trì một số dự án chưa đạt yêu cầu… Hàng loạt dự án BOT khi thu phí gặp phải sự phản đối của người dân, điển hình trạm BOT cầu Bến Thủy 1 (Nghệ An), trạm BOT Cầu Rác (Hà Tĩnh)…
Một số chuyên gia nhận định, hình thức đầu tư BOT trong lĩnh vực giao thông lẽ ra phải áp dụng cho các dự án xây dựng con đường hoàn toàn mới. Nhưng hầu hết dự án BOT không phải tuyến mới, chỉ là nâng cấp, cải tạo tuyến đường hiện hữu, thậm chí nhiều dự án BOT được lập trên các tuyến đường huyết mạch, độc đạo khiến người dân không có sự lựa chọn nào khác.
Tại một hội nghị đánh giá công tác đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tasco, nhà đầu tư nhiều tuyến đường BOT, cho hay doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực này chịu áp lực từ dư luận xã hội rất lớn, “có khi bị đối xử như… tội đồ”. Từ vị trí một người dân, ông Dũng cho rằng cơ quan chức năng cần rà soát các dự án BOT giao thông để “tạo điều kiện và lựa chọn tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp”.