Động cơ đốt trong từ lâu đã được đưa vào sử dụng và đóng vai trò quan trọng trong đời sống sản xuất. Đối với tất cả những người muốn đi theo con đường kỹ thuật, làm việc với máy móc thì động cơ đốt trong là 1 phần không thể thiếu. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những điều cơ bản về động cơ đốt trong nhé!

Tìm hiểu cơ bản về động cơ đốt trong
Sơ lược về lịch sử phát triển và những cột mốc quan trọng

– 1860: Động cơ đốt trong đầu tiên ra đời





+ Do kỹ sư người Pháp gốc Bỉ (Giăng Echiên Lona) chế tạo

+ Động cơ 2 kỳ, công suất 2 HP

+ Sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên


– 1877: Động cơ đốt trong 4 kỳ đầu tiên ra đời

+ Do kỹ sư người Đức (Nicola Aogut Otto) và kỹ sư người Pháp (Lăng Ghen) chế tạo

+ Động cơ 4 kỳ

+ Sử dụng nhiên liệu khí than

– 1885: Động cơ xăng 4 kỳ đầu tiên ra đời


+ Do kỹ sư người Đức (Golip Đemlo) chế tạo

+ Động cơ 4 kỳ, công suất 8 HP, tốc độ quay 800 vòng/phút

+ Sử dụng nhiên liệu xăng

– 1897: Động cơ diezen 4 kỳ đầu tiên ra đời

+ Do kỹ sư người Đức (Rudonpho Saclo Sredieng Diezen) chế tạo

+ Động cơ 4 kỳ, công suất 20 HP

+ Sử dụng nhiên liệu diezen

Cấu tạo động cơ đốt trong
Tìm hiểu cơ bản về động cơ đốt trong

1. Cơ cấu trục khủy thanh truyền:

– Piston: Cùng với xy lanh, nắp máy tạo thành không gian làm việc, nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền lực cho trục khuỷu để sinh công và nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình nạp, nén, cháy-dãn nở và thải.

– Thanh truyền (tay biên): Truyền lực giữa piston và trục khuỷu.

– Trục khuỷu: Nhận lực từ thanh truyền tạo ra momen quay để kéo máy công tác, nhận năng lượng từ bánh đà truyền lại cho piston để thực hiện các quá trình hút, nén và xả. Trong quá trình làm việc, trục khuỷu chịu tác dụng của lực khí thể, lực quán tính và lực quán tính ly tâm.

2. Cơ cấu phân phối khí:

Đóng mở các cửa nạp thải đúng lúc để động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới vào xy lanh và thải khí đã cháy trong xy lanh ra ngoài.

3. Hệ thống bôi trơn:

Đưa dầu bôi trơn lên các bề mặt ma sát của các chi tiết được hoạt động bình thường và tăng tuổi thọ chi tiết.

4. Hệ thống làm mát:

Giữ cho nhiệt độ các chi tiết trong động cơ không vượt quá giới hạn cho phép khi động cơ hoạt động.

5. Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí:

Cung cấp hòa khí sạch vào xy lanh động cơ. Lượng và tỉ lệ hòa khí phải phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.

6. Hệ thống khởi động:

Làm quay trục khuỷu động cơ đến 1 tốc độ nhất định để khối động cơ tự nổ máy được.

Phân loại động cơ đốt trong

1. Theo quy trình nhiệt động lực học, có 2 kiểu phổ biến nhất là:

– Động cơ Otto

– Động cơ diesel

2. Theo cách thức hoạt động

– Động cơ 4 kì – Động cơ 2 kì (gần như không còn thấy trông thực tế nữa)

3. Theo cách chuyển động của pít tông

– Động cơ pít tông đẩy (hay kết hợp với tay biên và trục khuỷu)

– Động cơ Wankel (Động cơ pít tông tròn)

– Động cơ pít tông quay

– Động cơ pít tông tự do

4. Theo cách tạo hỗn hợp không khí và nhiên liệu

– Tạo hỗn hợp bên ngoài – Tạo hỗn hợp bên trong

5. Theo phương pháp đốt

Hỗn hợp khí được đốt bằng bộ phận đánh lửa (bugi) trong các động cơ Otto, tốt nhất là ngay trước điểm chết trên. Trong các động cơ diesel hỗn hợp đốt bằng cách tự bốc cháy. Không khí được nén rất mạnh và ngay trước điểm chết trên nhiên liệu được phun vào. Vì ở nhiệt độ, áp suât rất cao nên nhiên liệu tự bốc cháy.

6. Theo phương pháp làm mát

– Làm mát bằng nước

– Làm mát bằng không khí

– Làm mát bằng dầu nhớt (động cơ Elsbett)

– Kết hợp giữa làm mát bằng không khí và dầu nhớt.

7. Theo hình dáng động cơ và số xy lanh

– Động cơ 1 xy lanh

– Động cơ thẳng hàng

– Động cơ chữ V

– Động cơ VR

– Động cơ chữ W

– Động cơ boxer

– Động cơ tỏa tròn

– Động cơ piston đối xứng

Các kì trong một động cơ 4 kì cơ bản:
Tìm hiểu cơ bản về động cơ đốt trong

1. Trong kì thứ nhất (nạp – van nạp mở, van xả đóng) hỗn hợp không khí và nhiên liệu được “nạp” vào xy lanh trong lúc piston chuyển động đi xuống.

2. Trong kì thứ hai (nén – hai van đều đóng) piston nén hỗn hợp khí trong xy lanh khi chuyển động đi lên. Ở cuối thì thứ hai (piston ở tại điểm chết trên) hỗn hợp hòa khí được đốt, trong động cơ xăng bằng bộ phận đánh lửa, trong động cơ diesel bằng cách tự bốc cháy.

3. Trong kì thứ ba (tạo công – các van vẫn tiếp tục được đóng) hỗn hợp khí được đốt cháy. Vì nhiệt độ tăng dẫn đến áp suất của hỗn hợp khí tăng và làm cho piston chuyển động đi xuống. Chuyển động tịnh tiến của piston được chuyển bằng tay biên đến trục khuỷu và được biến đổi thành chuyển động quay. Đây là kì duy nhất sinh công.

4. Trong kì thứ tư (xả – van nạp đóng, van xả mở) piston chuyển động đi lên đẩy khí từ trong xy lanh qua ống xả thải ra môi trường.

Sự ra đời và phát triển của động cơ điện. Tương lai nào cho động cơ đốt trong truyền thống?

Hiện nay bên cạnh động cơ đốt trong thì động cơ điện cũng đang ngày càng được quan tâm và phát triển bởi những ưu điểm như tiếng ồn bé, không tạo khí thải, khả năng chuyển đổi hiệu suất năng lượng cao, sử dụng nhiên liệu sạch… Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại 1 số nhược điểm mà tạm thời chưa được khắc phục như quãng đường di chuyển ngắn, thời gian nạp pin dài, pin nhanh hỏng…Ở thời gian hiện tại, gần như việc động cơ điện thay thế hoàn toàn động cơ đốt trong là điều khó có thể xảy ra.

Rõ ràng, ưu điểm và công dụng của động cơ đốt trong là không thể bàn cãi, điều này được chứng minh bằng ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực. Hy vọng bài viết đã giúp cho các bạn có được cái nhìn đầu tiên, tổng quát nhất, cơ bản nhất về động cơ đốt trong!


Video hay ho mới nhất

Xem Mercedes-Benz S-Class đời mới thử sức với bài thử đánh lái

Bugatti Chiron Super Sport giá 3,9 triệu USD ra mắt - 'Món đồ chơi' xa xỉ của giới nhà giàu

'Khủng long' Cadillac Escalade 2021 đầu tiên cập bến Việt Nam: Giá khoảng 8 tỷ đồng, động cơ mới siêu tiết kiệm, dành cho đại gia không thích Lexus LX 570

Ra mắt Ford Maverick - Ranger thu nhỏ giá quy đổi từ 459 triệu đồng

YouTuber tháo bỏ mọi bộ phận thừa của chiếc BMW để giúp xe "giảm cân", chạy nhanh hơn

Anh shipper đi giao đồ ăn bằng Lamborghini khiến dân tình "sốc" nặng, nghe mức giá của con siêu xe còn muốn té xỉu hơn!

Team hóng hớt lần đầu bắt gặp Sơn Tùng lái con Mẹc chục tỷ ra phố, buổi chiều của chủ tịch có khác người thường?

Những mẫu ôtô cỡ nhỏ hiện đại nhất thế giới

Hãng độ ra mắt Lamborghini Aventador SVJ 2.000 mã lực, fan nghe tiếng pô và xem đạp ga thôi đã đứng ngồi không yên

Helicron - Chiếc xe cổ quái ra đời cách đây gần 90 năm, sử dụng công nghệ máy bay để di chuyển

Sát ngày ra mắt, Toyota Land Cruiser thế hệ mới tung cả loạt video nhá hàng với những dòng chữ ưu tiên đại gia ở quốc gia này

Tay đấm Floyd Mayweather bỏ hơn 1 triệu USD mua gần 10 xe tặng người thân trong một tuần: Rolls-Royce, Maybach đủ cả

Chú chim rô bốt này có thể tự động bay, đậu, và vỗ cánh như chim thật

CopterPack - thiết bị biến con người thành trực thăng - thực hiện bay thử lần đầu tiên

Video: Thót tim khoảnh khắc siêu xe tải hạng nặng đè bẹp chiếc SUV có 3 người bên trong

Ferrari SF90 Spider "nhăm nhe" về Việt Nam đã được giới thiệu tại Malaysia, giá từ 11,6 tỷ đồng

"Chiếc xe ô tô ngang ngược" nhất phố, gây phiền hà cho biết bao người

BMW X3 M, X4 M facelift sẵn sàng ra mắt chiều lòng fan: Giá quy đổi dự kiến từ 1,6 tỷ đồng

Đây là chiếc Ford Ranger khiến người nhìn mất phương hướng, tương lai có thể lái được từ cả 2 đầu

Thợ Việt độ widebody độc nhất vô nhị cho BMW i8: Màu sơn cực chất, nhiều món "đồ chơi" đắt giá

TIN LIÊN QUAN

Các loại bằng lái xe trong dự thảo luật giao thông đường bộ mới nhất tháng 2021

Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi thay thế Luật giao thông đường bộ 2008) trong 2021 đã chia giấy phép lái xe ra thành 17 hạng khác nhau thay vì 13 hạng như hiện nay, trong đó gồm 04 hạng không thời hạn và 13 hạng có thời hạn.

Xem chi tiết: Các loại bằng lái xe trong dự thảo luật giao thông đường bộ mới nhất tháng 2021

Tại sao VinFast lại sản xuất một chiếc xe mà 98% dân số không có khả năng mua?

Như chúng ta đều biết, VinFast hiện đã cho ra mắt phiên bản President với giá trong khoảng từ 4 – 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều người hoài nghi lý do VinFast sản xuất một mẫu xe mà 98% dân số Việt Nam không có khả năng mua.

Xem chi tiết: Tại sao VinFast lại sản xuất một chiếc xe mà 98% dân số không có khả năng mua?

Cách nhận biết các dòng đời xe Toyota Innova

Hiện nay, xét trong phân khúc xe 7 chỗ nói chung, Toyota Innova là một thương hiệu không còn xa lạ đối với người tiêu dùng Việt, tính đến thời điểm hiện tại sản phẩm xe ô tô của Nhật này giới thiệu tại thị trường Việt Nam đã duy trì khá lâu đời và chiếm thị phần không nhỏ trên thị trường xe ô tô toàn quốc. Vậy thì có cách nào để nhận biết các dòng đời xe Toyota Innova này không?

Xem chi tiết: Cách nhận biết các dòng đời xe Toyota Innova

Nên mua xe ô tô cũ hay xe ô tô mới để có lợi nhất

Một trong những cách tốt nhất để tạo nên nền tảng tài chính vững chắc là chi tiêu ít nhất có thể cho một chiếc xe đáp ứng đủ nhu cầu của bạn. Bạn có thực sự cần một chiếc xe mới tinh hay một chiếc xe rẻ hơn, có thể nó sẽ không còn mới, nhưng vẫn đẹp và có thể chạy tốt?

Xem chi tiết: Nên mua xe ô tô cũ hay xe ô tô mới để có lợi nhất

Danh sách các trạm thu phí Bắc Nam trên Quốc Lộ 1A

Quốc lộ 1A là tuyến đường huyết mạch xuyên suốt chiều dài đất nước. Tính trung bình một ô tô đi từ Bắc vào Nam với chiều dài 2,360 km đi qua địa phận 31 tỉnh thành với khoảng 40 trạm thu phí (BOT). Xấp xỉ 62 km trên 1 trạm thu phí. Ngoài ra,trên toàn quốc tổng số trạm thu phí lên tới 88 trạm.Trong đó Bộ Giao Thông Vận Tải (BGTVT) quản lý 73 trạm, UBND các tỉnh quản lý 15 trạm.

Xem chi tiết: Danh sách các trạm thu phí Bắc Nam trên Quốc Lộ 1A

Nên dùng lốp Michelin hay Bridgestone (đánh giá và so sánh)

Nên dùng lốp Michelin hay Bridgestone là câu hỏi của nhiều tài xế, chủ xe ô tô hiện nay. Khi mà cả hai thương hiệu này đều đứng đầu trong việc cung cấp các loại lốp xe cho giải đua xe công thức F1. Và tài trợ cho các sự kiện…

Xem chi tiết: Nên dùng lốp Michelin hay Bridgestone (đánh giá và so sánh)

Ký hiệu điều hòa trên ô tô của các dòng xe phổ biến tại VN

Hệ thống điều hòa (Air Conditioner, viết tắt AC) trên xe ô tô 4 bánh đóng vai trò duy trì nhiệt độ lý tưởng cho cabin. Nếu chủ xe/lái xe sử dụng hiệu quả điều hòa sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể nhưng vẫn đảm bảo đủ…

Xem chi tiết: Ký hiệu điều hòa trên ô tô của các dòng xe phổ biến tại VN

Nhận biết bình ắc quy sạc đầy và cách kiểm tra acquy khô, nước

Vì sao phải biết dấu hiệu bình ắc quy sạc đầy? Đơn giản vì điều này sẽ giúp cho chủ xe không phải tốn thêm tiền trong khi khả năng của bình acquy vẫn có thể sử dụng được lâu dài hơn. Bài viết sau đây được chia sẻ bởi…

Xem chi tiết: Nhận biết bình ắc quy sạc đầy và cách kiểm tra acquy khô, nước

Xe bị thủy kích là như thế nào? Nhận biết và xử lý nhanh nhất

30 cách khử mùi xe ô tô đơn giản nhất mà không tốn một xu nào

Hỗ trợ khởi hành ngang dốc là gì? Chức năng, cách sử dụng

Hệ thống khởi hành ngang dốc hoạt động như thế nào?

Công nghệ phát hiện lái xe say xỉn

Hệ thống hỗ trợ chủ động giới hạn tốc độ (Active Speed Limit Assist)

Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng Adaptive Cruise Control (ACC) trên ô tô

Xe ô tô tự hành hoạt động như thế nào?

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất