Dưới đây là những thói quen xấu mà nhiều tài xế đã xem nhẹ hoặc bỏ qua.
Mất tập trung
Nói chuyên điện thoại, nhắn tin, ăn vội vàng trên xe hoặc làm một việc khác ảnh hưởng đến việc lái xe đều sẽ là những thói quen không tốt, tiềm ẩn nguy cơ va chạm hoặc tai nạn rất cao. Ngoài ra, sự xuất hiện của điểm mù đối với người lái lại là một điều không hề dễ chịu chút nào, bởi vì chỉ cần một phút giây thiếu tập trung quan sát thì sẽ phải trả cái giá khá đắt.
Tình trạng say rượu bia
Lái xe trong tình trạng uống nhiều bia rượu, các chất có cồn hoặc sử dụng chất kích thích quá liều cũng là nguyên nhân không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến việc lái xe, mà thậm chí còn làm hao mòn sức khoẻ và tinh thần của người lái.
Điều cần làm duy nhất là người lái nên tự biết kiểm soát việc sử dụng các chất gây hại như trên, đồng thời nếu nhận thấy bản thân không đủ tỉnh táo để cầm lái thì nên dừng lại nghỉ ngơi, hoặc cần một sự giúp đỡ khác.
Giới hạn tốc độ
Ngay cả khi trạng thái tâm lý bình thường, sức khoẻ tốt nhưng người lái vẫn có thể vi phạm giới hạn tốc độ, chạy nhanh trong đường phố và thậm chí là vượt đèn đỏ. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự chủ quan và thiếu cảnh giác, đây chính là thói quen không tốt phổ biến của đa số người lái xe.
Trong trường hợp bị hạn chế tầm nhìn, nhưng người lái vẫn cố tăng tốc và thường không kiểm soát được vận tốc xe, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý bị hoảng loạn và không xử lý kịp thời, đặc biệt người lái rất dễ phạm sai lầm khi đạp nhầm chân ga và chân phanh, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng sau đó là tai nạn thương tâm cho người khác và người chịu trách nhiệm không ai khác là chính bản thân người lái.
Bỏ qua thời tiết
Nếu hạn chế tốc độ nằm ở nhận thức của người lái thì yếu tố thời tiết lại có nhiều điều khó lường, khách quan hơn mà không ít người đã dễ dàng bỏ qua.
Một cơn mưa giông lớn hay bão dự kiến sắp tới, thậm chí khi trời nóng ran trên đường lại là những điều kiện thời tiết không hề dễ chịu khi lái xe cũng như ảnh hưởng đến sự an toàn khi lưu thông. Cho nên, điều bạn cần làm là hãy theo dõi thời tiết và chọn thời điểm, hướng đi phù hợp trước khi xuất hành.
Không đeo dây đai an toàn
Trong những trường hợp va chạm bất ngờ, ngoài túi khí ra thì dây đai an toàn sẽ là yếu tố then chốt để cứu lấy mạng sống của người ngồi trên xe.
Một số người sẽ có thói quen chủ quan vì khoảng cách di chuyển không bao xa nên đeo dây đai an toàn gần như không cần thiết và tốn công, nhưng chính sự thiếu ý thức này mà đã dẫn đến những hệ quả không lường trước được.
Bám đuôi hoặc muốn vượt xe khác
Tính hiếu thắng, thô lỗ, không màng đến nguy hiểm đều là những tật xấu của không ít tài xế mắc phải, nhưng dường như nó không hề dừng lại mà còn xảy ra với mức độ nghiêm trọng hơn.
Hệ thống cảnh báo an toàn, phân chia làn đường phù hợp, hỗ trợ từ tín hiệu giao thông là những phương pháp áp dụng cho nhiều phương tiện khi lưu thông, nhưng tình trạng bám đuôi hoặc muốn vượt mặt xe khác trong điều kiện mất an toàn vẫn liên tiếp diễn ra, dẫn đến biết bao tai nạn thương tâm và đáng tiếc.
Đi chậm lại, dừng đúng thời điểm và giữ một khoảng cách an toàn chính là cách đem đến hạnh phúc cho nhiều người, đặc biệt là chính bản thân người cầm lái.
Bảo dưỡng không đúng cách
Kính chắn gió bị mờ hoặc nứt vỡ, cần gạt nước không hoạt động, lốp xe mòn, đèn chiếu sáng hoặc đèn tín hiệu bị hỏng,… tất cả những thiếu sót này xảy ra trong quá trình điều khiển xe có thể sẽ trở thành mối nguy hiểm luôn rình rập hoặc dự báo về một tai nạn sắp xảy ra cho chính chủ xe.
Do đó, người lái nên quan tâm đúng cách và kiểm tra thường xuyên tình trạng hoạt động của chiếc xe để giữ an toàn cho bản thân và những người khác xung quanh.