Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, một trong những điều kiện để người lái môtô, xe máy được tham gia giao thông là phải có bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự. Vậy nếu không có bảo hiểm này thì người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt thế nào?
Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự là một trong 3 giấy giờ bắt buộc phải có khi tham gia giao thông trên xe máy.
Điều này đã được quy rõ định tại Luật Giao thông đường bộ 2008, vậy nên trường hợp người điều khiển xe máy không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc sẽ mắc phải lỗi không bảo hiểm xe máy và sẽ bị phạt hành chính.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự có tác dụng gì?
Nghị định 103/2008/NĐ-CP quy định chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự. Trong đó, tài xế phải tuân theo các quy định, nguyên tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ Tài chính quy định.
Việc mua bảo hiểm xe máy bắt buộc là để bảo vệ tải sản của chủ xe, cũng như tránh được rủi ro trong quá trình tham gia giao thông.
Trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, bảo hiểm bắt buộc có thể chi trả trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm là 100 triệu đồng.
Lỗi không bảo hiểm xe máy bị phạt bao nhiêu?
Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe máy nếu không có bảo hiểm bắt buộc sẽ bị phạt tiền. Tại điểm a, khoản 2 Điều 21 Nghị định 100 quy định mức phạt như sau:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
Như vậy, lỗi không bảo hiểm xe máy và lỗi không mang bảo hiểm xe máy đều sẽ bị phạt với mức phạt chung là 100.000 đồng – 200.000 đồng. Mức phạt lỗi không có bảo hiểm xe máy hiện hành đã tăng lên đáng kể so với mức phạt cũ của Nghị định 46 là 80.000 – 120.000 đồng.