I. Những nguyên nhân làm xuất hiện lỗi “cá vàng”
1. Dây cao áp hoặc bộ chia điện bị hỏng
2. Cuộn dây lửa có vấn đề
3. Cảm biến đo gió bị hỏng
4. Tắc đường ống dẫn khí thải
5. Nắp bình nhiên liệu hỏng
6. Cài thiết bị báo động sai cách
7. Cảm biến ô-xy ngừng hoạt động
8. Kim phun xăng bị bám bẩn
9. Kẹt rơ le van lọc khí nhiên liệu
10. Van điều khiển lọc khí bị hỏng
II. Vậy lỗi “cá vàng” trên Mazda 3 là gì?
Mazda 3 trở thành một mẫu xe “Hot” tại Việt Nam khi đánh bật Toyota Altis để leo lên vị trí số 1 trong phân khúc sedan hạng C, đồng thời luôn có mặt trong Top 10 mẫu xe bán chạy nhất. Nhưng “tài đi đôi với tật”, Mazda 3 còn khiến người tiêu dùng nhớ mặt đặt tên với scandal liên quan lỗi cá vàng hay còn gọi là lỗi Đèn cảnh báo kiểm tra động cơ bật sáng.
Chăm sóc và bảo dưỡng xe Mazda 3
Theo thông báo triệu hồi xe chính thức hồi tháng 4/2016, có khoảng 7740 chiếc Mazda 3 (sedan) trang bị động cơ 1.5L SkyActiv-G và 2369 chiếc Mazda 3 (hatchback 5 cửa) sử dụng động cơ 1.5L SkyActiv-G nằm trong diện cần sửa chữa liên quan đến lỗi cá vàng. Tất cả số xe này đều trang bị hộp số tự động. đều sử dụng hộp số tự động. Đợt triệu hồi này không ảnh hưởng đến mẫu Mazda 3 2.0L Skyactiv-G và Mazda 2 1.5L SkyActiv-G (sử dụng động cơ tương tự Mazda 3). Chiến dịch triệu hồi lần này nhằm khắc phục lỗi “cá vàng” hay còn gọi là hiện tượng đèn cảnh báo kiểm tra động cơ bật sáng.
Theo các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm sử dụng ô tô, đèn báo lỗi động cơ (check engine) chính là bộ phận có mối liên kết rộng rãi với rất nhiều chi tiết máy, đo đó đèn check engine có nhiệm vụ báo cho chủ xe những lỗi tổng quát nhất so với các loại đèn khác trang bị trong ô tô. Khi đèn check engine bật sáng trên bảng táp-lô mà không tắt thì đó là thời điểm bạn cần kiểm tra động cơ xe.
I. Những nguyên nhân làm xuất hiện lỗi “cá vàng”
Như đã nói ở phần trên, đèn check engine là loại đèn báo lỗi tổng hợp nhất. Nó chỉ bật sáng khi chiếc xe gặp một trong các lỗi sau:
1. Dây cao áp hoặc bộ chia điện bị hỏng
Hệ thống điện đánh lửa cung cấp điện cho bugi trên mỗi dòng xe sẽ khác nhau. Nếu một chi tiết của hệ thống bị hỏng sẽ tạo ra hiện tượng đánh lửa sai, nhiên liệu không cháy hết, làm giảm hiệu suất xe, thậm chí làm hỏng bộ lọc khí thải.
2. Cuộn dây lửa có vấn đề
Cuộn dây lửa (còn có tên gọi khác là bô-bin lửa) là bộ phận chuyển nguồn điện cao áp để bu-gi tạo thành tia lửa điện. Cuộn dây lửa điện bị yếu hoặc hỏng do nhiệt độ động cơ thường xuyên tăng cao.
Cuộn dây lửa bị hỏng làm ô tô không khởi động được. Nếu xe bị yếu sẽ ngốn nhiều nhiên liệu hoặ làm hỏng bộ chuyển đổi xúc tác.
3. Cảm biến đo gió bị hỏng
Cảm biến đo gió là bộ phận đo lượng khí chuyển vào động cơ, trong khi ECU là bộ phận phân chia nhiên liệu thành từng lượng phù hợp trước khi đẩy chúng vào buồng đốt. Nếu cảm biến đo gió bị hỏng, tỷ lệ gió và xăng sẽ bị sai lệch, làm giảm hiệu suất động cơ.
4. Tắc đường ống dẫn khí thải
Thời gian sẽ dần tích tụ cặn bẩn, muội than làm tắc đường ống dẫn khí thải. Điều này khiến xe ngốn xăng nhiều hơn, giảm công suất, đèn kiểm tra động cơ bật sáng.
5. Nắp bình nhiên liệu hỏng
Nắp bình nhiên liệu là một bộ phận rất quan trọng. Nếu không còn nguyên vẹn thì nhiên liệu sẽ bị bay hơi và làm cho hệ thống đốt nhiên liệu bị hỏng, gây tốn nhiên liệu và xe thải khí nhiều hơn.
6. Cài thiết bị báo động sai cách
Các thiết bị báo động gắn trên xe phải đúng chủng loại và nằm trong diện được nhà sản xuất cho phép sử dụng. Nếu bạn tự mua, tự gắn các loại thiết bị báo động không tương thích thì hiện tượng đèn báo kiểm tra động cơ sẽ xuất hiện.
7. Cảm biến ô-xy ngừng hoạt động
Cảm biến ô-xy là dụng cụ đo lượng ô-xy thoát ra ngoài trong quá trình đốt cháy và chuyển thông tin đến ECU để đưa lượng nhiên liệu phù hợp vào buồng đốt. Nếu cảm biến này bị hỏng sẽ khiến nhiên liệu bị thất thoát 30%.
8. Kim phun xăng bị bám bẩn
Cặn bẩn sẽ tích tụ ở bình chứa nhiên liệu sau một thời gian hoạt động. Lượng cặn bẩn này có thể bám ở đầu kim phun, khiến đèn check engine bật sáng
9. Kẹt rơ le van lọc khí nhiên liệu
Rơ-le van lọc trong hệ thống lọc hơi thoát từ bình xăng hoặc hệ thống phun nhiên liệu (EVAP) sẽ đo đạc lượng không khí thoát ra từ hệ thống nhiên liệu. Rơ-le van lọc hoạt động theo chu kỳ và có thể bị kẹt khiến van luôn mở.
10. Van điều khiển lọc khí bị hỏng
Van là một phần cấu tạo của hệ thống EVAP. Khi động cơ hoạt động, nhiệt độ tăng lên thì ECU sẽ tạo điều kiện cho van này mở ra từ từ để chuyển một lượng xăng nhỏ từ bầu lọc than vào, đốt cháy tại buồng đốt. Đèn báo lỗi động cơ sẽ phát sáng nếu luồng khí này ít hoặc nhiều hơn mức giới hạn cho phép của ECU.
II. Vậy lỗi “cá vàng” trên Mazda 3 là gì?
Quay trở lại vấn đề lỗi “cá vàng” trên Mazda 3, Các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng ô tô cho rằng, nguyên nhân dẫn đề hiện tượng đèn cảnh báo động cơ (check engine) trên Mazda 3 tự động bật sáng là do bị lỗi cấu trúc ống dẫn bình xăng.
Trong công bố chính thức của mình, Thaco cho biết, đoạn ống dẫn tại bình xăng được chế tạo từ kẽm hoặc mạ kẽm. Cấu tạo của chúng chưa phù hợp với lượng nhiên liệu. Khi xăng tràn vào, phần kẽm trên sẽ bị mài mòn và hòa lẫn với nhiên liệu, tạo thành muội đen làm tắc đầu kim phun nhiên liệu trong động cơ. Đó là lý do khiến đèn check-engine trên xe Mazda 3 bật sáng.
Sau khi hiện tượng này xảy ra, người tiêu dùng Việt Nam phản ánh, Mazda Nhật Bản đã có thông báo, trong đó nói rõ, lỗi kể trên không chỉ xuất hiện tại Việt Nam ,à còn xuất hiện tại Thái Lan, trên một số dòng xe sử dụng xăng sinh học E85.