Khi bảo dưỡng xe Mazda, chủ xe cần lưu ý điều gì để việc bảo dưỡng mang lại hiệu quả cao nhất?
Quy trình bảo dưỡng xe Mazda
Ngay từ khi xe bắt đầu chạy trên những kilomet đầu tiên, người lái đã cần phải tính toán lịch trình bảo dưỡng cho xe. Thông thường, lịch bảo dưỡng sẽ được phân chia thành nhiều giai đoạn, tương ứng với các mốc hành trình số kilomet xe chạy, cụ thể như sau:
Từ khi bắt đầu mua xe Mazda mới cho đến khi xe chạy được 1.000km đầu tiên: giai đoạn này là giai đoạn khởi đầu cho quá trình bảo dưỡng. Khi xe bắt đầu đi vào hoạt động ở 1.000km đầu tiên, người lái cần quan sát, để ý các hạng mục động cơ của xe, những thiết bị cấu tạo và các bộ phận tổng thể trong và ngoài xe.
- Bảo dưỡng định kì 5.000km
- Bảo dưỡng định kì 10.000km
- Bảo dưỡng định kì 15.000km
- Bảo dưỡng định kì 20.000km
- Bảo dưỡng định kì 25.000km
Cứ thế, chu kì bảo dưỡng được lặp đi lặp lại sau mỗi chặng đường 5.000km xe chạy.
Đọc thêm: Thảm lót sàn ô tô 6D
Các hạng mục cần bảo dưỡng ở xe Mazda
Bảo dưỡng cấp 1: 5.000km
Giai đoạn này xe cần được chú trọng ở những hạng mục bảo dưỡng như:
- Thay dầu động cơ: Thay dầu giúp xe luôn ở trạng thái hoạt động tốt, động cơ chạy “mượt”, tăng tuổi thọ sử dụng và tránh được các hư hỏng vặt trên xe. Thêm một lưu ý là loại dầu nhớt lựa chọn cũng cần được đảm bảo chất lượng để tránh việc “chữa lợn lành thành lợn què”.
- Kiểm tra bổ sung nước làm mát, nước rửa kính: Để tránh việc xe hay bị chết máy giữa chừng, người lái cần kiểm tra bổ sung nước làm mát cho xe. Ngoài ra cũng nên lưu ý chăm sóc kính xe để có một tầm nhìn thật tốt trong quá trình di chuyển nhé!
Bảo dưỡng cấp 2: 10.000km
- Vệ sinh lọc gió động cơ: Quãng đường đi càng dài thì xe càng nhanh bám bụi bẩn, và bộ phận lọc gió động cơ là điển hình. Cần phải kiểm tra để luôn chắc chắn rằng lọc gió được thông thoáng, sạch sẽ.
- Kiểm tra bổ sung nước làm mát, nước rửa kính, dầu trợ lực
- Bảo dưỡng phanh 4 bánh xe: Thực tế cho thấy nhiều xe thường gặp trục trặc rủi ro ở bộ phận phanh xe như phanh nhanh mòn, phanh không ăn…gây khó khăn trong việc di chuyển. Vì vậy hãy chắc chắn rằng phanh xe luôn trong tình trạng ổn định để an tâm lái xe trên mỗi chặng đường.
Bảo dưỡng cấp 3: 15.000km
- Thay dầu, thay lọc dầu: trong lần thay dầu này bạn cũng nên thay lọc dầu luôn. Các chuyên gia khuyến cáo nên thay lọc dầu cùng lúc với thay dầu để đảm bảo dầu mới thay luôn được sạch sẽ, động cơ được bôi trơn trong suốt quá trình hoạt động.
- Đảo lốp, nâng xe kiểm tra, xiết gầm: Đảo lốp để đảm bảo lốp xe không trong tình trạng mòn không đều, giúp kéo dài tuổi thọ cho lốp. Bạn chỉ cần chuyển lốp xe từ vị trí này sang vị trí khác, kết hợp với việc cân bằng lốp xe, kiểm tra các góc đặt bánh. Ngoài ra cần phải nâng xe kiểm tra gầm định kì bởi bộ phận này thường ít khi quan sát được nên khó phát hiện trục trặc, rủi ro.
Bảo dưỡng cấp 4: 20.000km – 30.000km
- Thay lọc dầu động cơ
- Vệ sinh lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa: bên cạnh vệ sinh lọc gió động cơ thì bạn cũng đừng quên việc vệ sinh lọc gió điều hòa bởi cũng giống như điều hòa chúng ta sử dụng ở gia đình, lọc gió luôn là bộ phận bám bụi rất nhiều, gây ảnh hưởng đến chất lượng làm mát.
- Kiểm tra, bổ sung nước làm mát, nước rửa kính, dầu trợ lực, dầu phanh
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống treo, rô tuyn, thanh cân bằng, cao su giảm chấn…
- Bảo dưỡng phanh 04 bánh xe
- Đảo lốp, nâng xe kiểm tra, xiết gầm
Bảo dưỡng cấp 5: 35.000km – 40.000km
- Thay dầu động cơ, thay lọc dầu động cơ, thay lọc nhiên liệu, thay lọc gió động cơ.
- Thay bugi: Giống như các chi tiết khác trên xe, sau một thời gian hoạt động bugi cũng sẽ bị mòn và hư hỏng. Để thay bugi mới, bạn cần để nguội động cơ trước khi tháo bugi. Trước khi lắp bugi mới vào, cần đo khe hở của bugi để lựa chọn loại bugi phù hợp, đồng thời phải làm sạch vị trí xung quanh của bugi, bôi trơn bugi rồi mới tiến hành lắp vào động cơ.
- Thay dầu phanh, dầu côn, dầu trợ lực lái, dầu cầu.
- Thay nước làm mát, súc rửa két nước nếu thấy cần thiết.
- Thay dầu hộp số (sàn/Tự động): Cũng như các bộ phận khác, hộp số cũng dễ bị ăn mòn theo thời gian, nhất là khi xe đã đi được chặng đường càng dài thì độ ăn mòn càng lớn. Cách khắc phục chính là sử dụng dầu bôi trơn đặc thù nhằm làm mát cũng như giảm ma sát cho những bề mặt tiếp xúc.
- Bảo dưỡng hệ thống phanh 4 bánh xe (thay má phanh nếu mòn hết).
- Bảo dưỡng kim phun, họng hút: Có rất nhiều cách để vệ sinh kim phun, cọng hút như tháo kim phun ra, dùng dụng dịch rửa trực tiếp. Ngoài ra còn có cách khác là rửa bằng dung dịch chuyên dụng. Khi sử dụng phương pháp này, bạn cần lưu ý loại dung dịch sử dụng phải phù hợp với động cơ xe. Có loại sẽ được đổ thẳng vào bình xăng theo tỉ lệ phù hợp, loại khác sẽ được đưa thẳng vào kim phun trong động cơ thông qua đường ống dẫn xăng.
- Xúc rửa các te bằng hóa chất chuyên dụng.
- Kiểm tra xiết lại gầm, kiểm tra hệ thống treo, rô tuyn, thanh cân bằng, cao su giảm chấn (thay thế nếu thấy cần thiết).
- Đảo lốp xe, cân chỉnh độ chụm, cân bằng động bánh xe.
- Vệ sinh lọc gió điều hòa, kiểm tra ga điều hoà, bổ sung ga lạnh nếu thiếu.
Một số lưu ý đối với việc bảo dưỡng xe
Bên cạnh việc bảo dưỡng định kì, người sử dụng xe cũng cần phải bảo dưỡng xe hằng ngày. Công việc này khá đơn giản vì không cần phải can thiệp đến máy móc hoặc các thiết bị bên trong của xe. Một số bộ phận khác bên ngoài của xe cần phải được kiểm tra hàng ngày như: ắc quy, đèn pha trước, đèn hậu, vô lăng, thước lái, cao su gạt mưa, bàn đạp phanh, ống bô, vỏ xe, giảm sóc, trống phah, bầu giảm âm…
Không nên rửa động cơ quá sạch: thực tế cho thấy nhiều người sử dụng xe muốn động cơ của xe thật sạch nên sử dụng vòi xịt mạnh vào các ngóc ngách trong khoang động cơ. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo không nên làm việc này. Bởi các loại xe hơi ngày nay áp dụng công nghệ điện tử khá nhiều cho việc điều khiển động cơ và các loại thiết bị phụ trợ, do vậy việc có nước ở khoang động cơ rất có thể gây ra những hỏng hóc cho các thiết bị điện tử nói trên.
Không nên sử dụng xà phòng thường, nước rửa chén bát để rửa xe. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sơn xe. Thay vì sử dụng các dung dịch đó, hãy sử dụng dụng dịch rửa xe chuyên dụng để đảm bảo hình thức xe luôn được bề và đẹp.
Không cần thay két nước làm mát thường xuyên. Thông thường nên thay két 5 năm/ lần. Nếu két nước thường xuyên ở mức cạn, hãy kiểm tra xem có bị rò rỉ không để bảo dưỡng càng sớm càng tốt.
Việc thay dầu động cơ 5.000km/lần chỉ đúng với xe chạy 5.000km đầu tiên, khi xe đã vận hành ổn định thì điều này không mang lại nhiều lợi ích. Thay dầu thường xuyên không làm hại động cơ nhưng sẽ tốn một khoản tiền không nhỏ. Các nhà sản xuất thường khuyên thay dầu mỗi 5.000km chạy trong điều kiện lái khắc nghiệt như xe chạy – dừng liên tục, phải kéo hàng nhiều, chạy trên địa hình núi hoặc điều kiện bụi bặm.
Đối với dân trong nghề, khi “rước xế hộp” mới về nhà thì chắc hẳn bạn đều băn khoăn với việc chạy rốt – đa (chạy rà) xe mới của mình như thế nào. Thực tế, công nghệ chế tạo xe hơi ngày nay không cần phải chạy rốt- đa mà chỉ nên chạy ở 80% tải và tốc độ tối đa của xe cho 1.000km đầu tiên.
Thông số psi (pound per square inch) ghi trên sườn lốp là áp suất tối đa mà lốp có thể chịu, không phải là mức áp suất lý tưởng. Do vậy, bơm xe đến mức psi này là không nên. Hãy kiểm tra áp suất lốp hàng tháng khi lốp xe nguội hoặc sau khi đã đỗ xe một vài giờ và bơm ở mức áp suất hợp lý.
Nếu lượng dầu phanh xuống dưới mức thấp trên hộp thì hoặc là phanh xe của bạn đã bị mòn quá mức hoặc dầu bị rỉ. Không nên cứ thấy dầu ở mức thấp là đổ cho đầy. Dù là trường hợp nào thì bạn cũng nên đi bảo dưỡng xe ngay lập tức. Nên có thói quen kiểm tra phanh sau mỗi 10.000km xe chạy.
Chi phí bảo dưỡng xe Mazda
Nhìn chung, với hầu hết các loại xe, căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, mức giá của các phụ tùng động cơ của xe thì sẽ có bảng giá bảo dưỡng khác nhau. Bảng giá dịch vụ bảo dưỡng định kỳ xe Mazda tại Việt Nam được phân loại theo dòng xe và theo số kilomet vận hành. Chi phí bảo dưỡng bao gồm chi phí vật tư và công lao động. Đây là mức chi phí tạm tính tham khảo, sẽ có sự sai lệch tuỳ theo thời điểm hoặc tính trạng xe với những mục hư hỏng phát sinh ngoài các hạng mục bảo dướng định kỳ của xe.
Để có thể yên tâm lái xe cũng như chắc chắn rằng “xế hộp” của bạn luôn ở trong trạng thái hoạt động tốt, việc bảo dưỡng xe là điều người sử dụng xe cần quan tâm hơn cả. Dù là dòng xe Mazda hay bất kì dòng xe hơi nào thì một chế độ “chăm sóc” chất lượng sẽ luôn là điều kiện tốt để người sử dụng xe an tâm cầm lái trên mỗi chặng đường.
Dương Vũ