Mazda CX-5 là cái tên chưa bao giờ hết hot trong phân khúc crossover tầm tiền 1 tỷ đồng. “Con cưng” của THACO được người tiêu dùng Việt dành nhiều điểm cộng về thiết kế, trang bị cũng như sức mạnh vận hành. Từ khi ra phiên bản mới, CX-5 luôn duy trì doanh số ở mức trung bình hơn 1.000 xe/tháng.
Giá bán của xe tại thời điểm hiện tại như sau:
Mazda CX-5 AT FWD 2.0L: 899 triệu đồng
Mazda CX-5 AT FWD 2.5L: 999 triệu đồng
Mazda CX-5 AT AWD 2.5L: 1019 triệu đồng
Trong khi đó, nhận định được lợi thế của các mẫu xe lắp ráp trong nước, Mitshubishi Outlander đã chuyển từ nhập khẩu nguyên chiếc sang lắp ráp trong nước với lô xe xuất xưởng đầu tiên vào cuối tháng 1/2018.
Giá bán của xe hiện tại như sau:
Mitsubishi Outlander 2.0 CVT: 808 triệu đồng
Mitsubishi Outlander 2.0 CVT Premium: 908 triệu đồng
Mitsubishi Outlander 2.4 CVT Premium: 1.049 triệu đồng
Trong bài viết hôm nay, danhgiaXe sẽ cân đo đong đếm 2 phiên bản CX-5 AT FWD 2.0L và Outlander 2.0 CVT Premium, mức chênh lệch chỉ 10 triệu đồng
Ngoại thất
Nhìn chung, thiết kế trên CX-5 và Outlander đều hướng đến đối tượng khách hàng lịch lãm, hiện đại. Cả hai hãng xe không sử dụng nhiều đường nét táo bạo, dập nổi mà tập trung trau chuốt vào đường cong, thanh mảnh.
Trang bị ngoại thất gần như tương đương nhau. Mazda CX-5 2019 nhỉnh hơn về hệ thống chiếu sáng.
Nội thất
Bên trong khoang cabin, Mitsubishi Outlander có lợi thế về cấu hình 5+2 chỗ ngồi. Đây là lựa chọn rất phù hợp cho đối tượng gia đình, thường xuyên chở nhiều người. Ở hàng ghế đầu, Outlander trang bị ghế lái chỉnh điện 8 hướng, ghế phụ chỉnh cơ. Hàng ghế thứ hai có thể gập 60:40, không gian thoải mái cho người có chiều cao trung bình 1m7. Hàng ghế thứ ba gập 50:50, dành cho trẻ nhỏ hoặc người có chiều cao thấp hơn tầm 1m6. Tất cả vị trí đều được bọc da, đệm ngồi dày, hỗ trợ tốt cho khách hàng.
Trong khi đó, Mazda CX-5 dành điểm cộng về thẩm mỹ. Toàn bộ không gian được “cách tân” theo phong cách của đàn anh Mazda CX-9 cực kì ấn tượng. Hãng xe Nhật đã làm mới hoàn toàn từ bảng vô-lăng, bảng táp-lô, cần số đến những chi tiết nhỏ như hốc gió, bệ tỳ tay… Ở phiên bản 2.0L, xe sử dụng ghế lái chỉnh điện, ghế phụ chỉnh cơ, bọc da, thiết kế ôm sát lưng và hông người ngồi cho cảm giác rất thoải mái. Hàng ghế sau có độ rộng tương đương đối thủ. Đặc biệt, CX-5 có thêm 2 cổng sạc tích hợp trong bệ tỳ tay rất tiện cho những người thường sử dụng điện thoại.
Trang bị tiện nghi
Về cơ bản, hệ thống nghe nhìn trên Mazda CX-5 2.0 và Mitsubishi Outlander 2.0 Premium tương đương nhau. Cả hai xe đều sử dụng 1 màn hình trung tâm cảm ứng, tích hợp hệ thống giải trí riêng, kết nối Bluetooth/AUX/USB, Radio AM/FM, bản đồ dẫn đường.
Bên cạnh đó là các tính năng như ga tự động cruise control, đàm thoại rảnh tay, lẫy chuyển số tích hợp trên vô-lăng, cửa sổ trời chỉnh điện, điều hòa tự động.
Tuy hiên, Mazda CX-5 2.0 hơn đối thủ ở 3 tính năng sau: phanh tay điện tử, chế độ giữ phanh tự động Auto Hold và cốp sau mở bằng điện.
Vận hành và an toàn
Đánh giá chung
Nhìn chung với mức giá có phần ngang nhau và được trang bị đầy đủ các tính năng tiện nghi và an toàn cần thiết, cả hai đều có những điểm mạnh riêng. Tuy nhiên CX-5 có thiết kế trẻ trung hơn, động cơ dung tích lớn hơn phù hợp cho khách hàng trẻ tuổi hơn thích cảm giác lái mạnh mẽ hơn và phù hợp cho cả nam lẫn nữ. Outlander thì có nét cứng cáp và đứng tuổi hơn, thích hợp cho khách hàng trung niên đứng tuổi và đáp ứng tốt hơn nhu cầu dã ngoại xa nếu gia đình có đông thành viên.