Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

Đường bộ, Hệ thống báo hiệu, Luật Giao thông đường bộ, vạch kẻ đường
Hệ thống báo hiệu đường bộ được quy định cụ thể tại Luật Giao thông đường bộ 2008. Ảnh: LĐO





Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định rõ về hệ thống báo hiệu đường bộ, cụ thể:

– Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông:

+ Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại.


+ Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi.

+ Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

– Tín hiệu đèn giao thông gồm 3 màu:

+ Tín hiệu xanh là được đi.

+ Tín hiệu đỏ là cấm đi.


+ Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

– Biển báo hiệu đường bộ gồm 5 nhóm:

+ Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm.

+ Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.

+ Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành.

+ Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết.

+ Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

– Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.

– Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.

– Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.


TIN LIÊN QUAN

Tài xế chuyển hướng không xi nhan bị phạt đến 5 triệu đồng

Hành vi không bật đèn xi nhan khi chuyển hướng sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Xem chi tiết: Tài xế chuyển hướng không xi nhan bị phạt đến 5 triệu đồng

Những trường hợp không được sử dụng đèn pha khi tham gia giao thông

Trường hợp không chú ý đến các tính năng của thiết bị trên ôtô, xe máy như đèn pha có thể bị xử phạt hành chính.

Xem chi tiết: Những trường hợp không được sử dụng đèn pha khi tham gia giao thông

Những lỗi bị từ chối đăng kiểm ôtô mà tài xế nên biết

Đăng kiểm xe là chu kỳ bắt buộc, tuy nhiên, bạn cần nắm được những lỗi nào sẽ bị từ chối đăng kiểm, vì dù chỉ mắc phải một trong các lỗi dưới đây đều bị từ chối đăng kiểm.

Xem chi tiết: Những lỗi bị từ chối đăng kiểm ôtô mà tài xế nên biết

Xe kinh doanh nhưng không đăng kí, tự ý đổi màu sơn xe bị phạt thế nào?

Hiện nay có nhiều người lấy xe ôtô gia đình để làm hoạt động kinh doanh nhưng lại không đăng ký kinh doanh; cũng có nhiều người vì xe sử dụng lâu ngày, sơn xe bị phai màu nên tự ý sơn lại bằng một màu sơn khác - những hành vi này đều vi phạm Luật Giao thông đường bộ 2008 và bị xử phạt.

Xem chi tiết: Xe kinh doanh nhưng không đăng kí, tự ý đổi màu sơn xe bị phạt thế nào?

Tước giấy phép lái xe với trường hợp ôtô đón, trả khách sai quy định

Hành vi điều khiển phương tiện đón, trả khách không đúng nơi quy định tùy tuyến đường và mức độ hành vi sẽ bị xử phạt tới 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 4 tháng.

Xem chi tiết: Tước giấy phép lái xe với trường hợp ôtô đón, trả khách sai quy định

Mức xử phạt vi phạm quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau

Dưới đây là chi tiết quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau và mức xử phạt nếu vi phạm.

Xem chi tiết: Mức xử phạt vi phạm quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau

Quy định về nhóm biển báo hiệu đường bộ người dân nên lưu ý

Dưới đây là thông tin chi tiết về các nhóm biển báo hiệu đường bộ mà người tham gia giao thông cần biết.

Xem chi tiết: Quy định về nhóm biển báo hiệu đường bộ người dân nên lưu ý

Có được rẽ phải khi đèn đỏ bật sáng không?

Trường hợp đèn đỏ bật sáng, người tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng. Trường hợp có biển phụ hoặc đèn phụ báo được phép rẽ phải thì mới được phép rẽ phải.

Xem chi tiết: Có được rẽ phải khi đèn đỏ bật sáng không?

Pha che biển số đầy lươn lẹo, tinh vi của chủ xe: Dân mạng mỏi mắt soi điểm bất thường

Khoảng cách an toàn giữa các xe khi tham gia giao thông

Các trường hợp người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan

Bạn đã hiểu rõ những hiệu lệnh của cảnh sát giao thông?

Cảnh sát giao thông có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Chở quá số người quy định, chủ xe có thể bị phạt đến 80 triệu đồng

Cảnh sát cơ động có được phép dừng xe ngay cả khi không vi phạm luật giao thông?

Tự ý độ xe ôtô, chủ xe bị phạt đến 16 triệu đồng

Bài viết khác

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất