Nhưng cán bộ xử lý yêu cầu là phải có chủ xe (người đứng tên chủ xe trong giấy đăng ký) đến cơ quan công an làm việc thì mới cho bạn của tôi đóng phạt. Xe này bạn của tôi mua đã qua nhiều đồi chủ không thể tìm được chủ xe. Xin hỏi trong trường hợp này thì bạn tôi cần phải làm thế nào?
Với câu hỏi của bạn Luật An Ninh xin được trả lời như sau:
Điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCA quy định trình tự, thủ tục trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ quy định như sau:
“1. Việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định trả lại bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.
2. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện tiến hành các thủ tục sau:
a) Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra Chứng minh nhân dân và các giấy tờ khác có liên quan của người nhận.
Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập thành văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
a) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.
b) Lập biên bản trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.”
Theo như quy định trên thì chỉ cần tên bạn được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì bạn có quyền đến nhận lại phương tiện của mình.
Tuy nhiên, để tránh gặp những rắc rối có thể phát sinh sau này, bạn nên tiến hành làm thủ tục sang tên chính chủ của bạn theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)